Tháng Sáu 2020 - Future Brand Việt Nam

Hướng dẫn Junior xây dựng mục tiêu marketing theo tiêu chuẩn SMART

Mình có một câu hỏi dành cho các bạn Junior đây, đã bao giờ các bạn thấy rối rắm khi không biết mục tiêu Marketing là gì, phương hướng và những ưu tiên khi triển khai một công việc, một kế hoạch không? Mình thì đã từng rơi vào tình trạng ấy khi triển khai […]

Mình có một câu hỏi dành cho các bạn Junior đây, đã bao giờ các bạn thấy rối rắm khi không biết mục tiêu Marketing là gì, phương hướng và những ưu tiên khi triển khai một công việc, một kế hoạch không? Mình thì đã từng rơi vào tình trạng ấy khi triển khai các bài viết cho Content Marketing, mọi thứ cứ rối tung lên, khiến mình không thể đạt tiến độ.

Quản lý của mình lúc ấy “huấn luyện” cho mình một khóa về cách ứng dụng SMART để lập mục tiêu và mình đã thành công. Trong bài viết ngày hôm nay, mình Triangle Head sẽ chia sẻ cho các bạn về mục tiêu Marketing là gì và cách áp dụng lên mục tiêu SMART bằng chính casestudy của mình nhé

1. Hiểu rõ về mục tiêu marketing là gì?

Trước tiên, để thiết lập mục tiêu với SMART, chúng mình tìm hiểu một chút ý nghĩa của mục tiêu Marketing là gì nhé.

Mục tiêu Marketing là mục tiêu của một doanh nghiệp đặt ra với mong muốn đạt được kết quả từ kinh doanh, truyền thông hay tiếp thị trong khoảng thời gian nhất định.

Giúp cho việc xây dựng kế hoạch Marketing và thiết lập tiêu chí đánh giá các hoạt động một cách hiệu quả, có định hướng, tầm nhìn đáp ứng được mục đích chung cuối cùng của tổ chức hoặc doanh nghiệp.

marketing mục tiêu là gì
Mục tiêu Marketing có vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược

Mình đọc được một câu nhận định khá hay của Mareo McCracken rằng mục tiêu của Marketing được đặt ra nhằm giúp chúng ta có một hướng dẫn rõ ràng, không bị vô định và lẫn lộn giữa các công việc khác nhau, nếu không có mục tiêu, chúng ta sẽ mông lung và khiến mọi thứ lẫn lộn.

Thông thường việc đặt mục tiêu sẽ được xây dựng bằng cách:

  • Thiết lập các điểm chạm mục tiêu dựa trên chiến lược đã đề ra
  • Tìm kiếm cách thực thi phù hợp
  • Đối chiếu lại chiến lược
  • Lên tiêu chuẩn và quy trình công việc

Mục tiêu Marketing được tổ chức hay doanh nghiệp đặt ra thông thường sẽ không hoàn toàn giống nhau, tuỳ vào mong muốn là quảng bá doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận kinh doanh, hay quảng bá hình ảnh sản phẩm, thúc đẩy việc ra mắt sản phẩm mới…Vậy mục tiêu Marketing sẽ bao gồm những gì và làm sao doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu là gì, mình sẽ giải đáp ngay thắc mắc này trong phần tiếp theo.

2. Xác định mục tiêu marketing dựa trên 3 dạng chính

Từ những nhu cầu của doanh nghiệp, có thể chia làm 3 dạng chính mà tổ chức hay doanh nghiệp có thể dựa vào đó để thiết lập mục tiêu marketing của mình là gì: mục tiêu kinh doanh, mục tiêu truyền thông và mục tiêu marketing.

Mục tiêu kinh doanh (business objective)

Đây là dạng mục tiêu quan trọng với các tổ chức và doanh nghiệp vì lợi nhuận, mong muốn sẽ thúc đẩy kinh doanh và tăng doanh số cho mình. Đây cũng là dạng mục tiêu giúp định hướng các kế hoạch Marketing nhằm giải quyết vấn đề về doanh thu/doanh số mà các tổ chức và doanh nghiệp này gặp phải.

mục tiêu marketing bao gồm những gì
Xây dựng mục tiêu kinh doanh có thể giải quyết một số vấn đề của doanh nghiệp

Để thiết lập Mục tiêu kinh doanh cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Doanh số (Sale): Thúc đẩy sản lượng bán ra để đáp ứng doanh số theo giá trị được doanh nghiệp đề ra
  • Thị phần (Share): Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và mở rộng của thị phần nhanh hơn bằng cách bán được nhiều hàng hơn đối thủ
  • Sự tăng trưởng (Growth): Đầu tư cho toàn bộ sự tăng trưởng của ngành hàng giúp cho kích cỡ của thị trường tăng lên, lúc này nhu cầu cũng tăng theo, doanh nghiệp sẽ có thể hưởng lợi từ đây.

Mục tiêu truyền thông (Communication objective)

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, các sản phẩm được bán ra đều cần được người tiêu dùng biết đến, dù là mới hay cũ đều phải bắt được sự chú ý của khách hàng thì mới có thể tiêu thụ. Mục tiêu truyền thông được xây dựng giúp nhằm vào sự nhận thức của khách hàng với doanh nghiệp hoặc sản phẩm, có thể giúp khách hàng thay đổi nhận thức hoặc nâng cao nhận thức của khách hàng đối với một tổ chức doanh nghiệp hoặc một sản phẩm.

thiết lập mục tiêu marketing
Mục tiêu truyền thông (marketing objective) giúp nâng cao nhận thức về brand

Các yếu tố để thiết lập Mục tiêu truyền thông sẽ bao gồm:

  • Awareness (nhận thức): có 3 cấp độ nhận thức thường được hướng tới xây dựng là Top mind (thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong nhận thức người dùng), Spontaneous/ Promoted (các thương hiệu xuất hiện vị trí thứ 2 và 3 trong nhận thức người dùng), Aided (các thương hiệu cần được gợi ý).
  • Retention rate: đánh giá tỷ lệ khách hàng tiếp tục mua lại sản phẩm.
  • Key Attribute: Các đặc trưng gắn liền với tài sản thương hiệu bao gồm lợi ích giá trị thực tiễn, giá trị Kansei (giá trị quan) và giá trị cảm xúc.
  • Creative Quality: Độ sáng tạo/mới lạ hoặc khả năng tạo ấn tượng của các sản phẩm truyền thông TVC, print ad, …
  • Channel Quality: Chất lượng tương tác của khách hàng/người tiêu dùng với các kênh truyền thông của doanh nghiệp (thông qua đó đánh giá mức độ quảng bá của kênh truyền thông

Mục tiêu tiếp thị (Marketing objective)

Không kém phần quan trọng so với hai mục tiêu trên. Mục tiêu tiếp thị hướng tới sự thay đổi hành vi người tiêu dùng, được thể hiện khi tác động đến các giá trị sau:

  • Lượng tiêu thụ (Consumption): giúp làm tăng lượng tiêu thụ bằng cách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm nhiều hơn.
  • Mức độ thâm nhập thị trường (Penetration): chiến lược Marketing thu hút người tiêu dùng mới sử dụng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn.
  • Giá trị sử dụng (Value): khuyến khích được người dùng chấp nhận mức giá cao hơn cho các sản phẩm khi được phát triển chức năng mới.
  • Mức độ trung thành (Loyalty): thuyết phục được người tiêu dùng bằng những điểm mạnh không thể thay thế của sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, hậu mãi cho các khách hàng trung thành.
marketing mục tiêu
Marketing Objective có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng

Với việc xây dựng mục tiêu tiếp các tổ chức doanh nghiệp thường hướng tới kế quả: gia tăng khách hàng tiềm năng, tăng lượng tương tác và nhận biết thương hiệu thông qua website, mạng xã hội hoặc có thể tái định vị thương hiệu thông qua tăng trưởng về nhận thức trong truyền thông.

Chắc các bạn cũng đã hiểu rõ về mục tiêu Marketing có tầm quan trọng như thế nào trong việc triển khai một chiến lược Marketing rồi phải không. Trước đó mình có đề cập rằng mình đã được hướng dẫn xây dựng mục tiêu Marketing theo chuẩn SMART và tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn về cách để xác định mục tiêu theo tiêu chuẩn SMART để các bạn tự tin hơn trong việc thực hiện nhé.

3. Học cách xây dựng mục tiêu Marketing theo tiêu chí SMART

Đây là cách xác định mục tiêu Marketing tổng hợp từ 5 yếu tố giúp bạn thiết lập mục tiêu: Specific – Measurable – Attainable/Achievable – Relevant – Time. Mình sẽ giúp các bạn giải thích cụ thể hơn về từng yếu tố.

xây dựng mục tiêu marketing
Thiết lập mục tiêu Marketing với SMART

Specific – Cụ thể

Đây là yếu tố đòi hỏi sự rõ ràng của mục tiêu. Một mục tiêu được đặt ra phải thực tế, rõ ràng, dễ nắm bắt. Thông tin càng rõ ràng càng có ích cho các Marketer và kế hoạch Marketing hiệu quả. Ví dụ doanh nghiệp cần tăng thị phần hay tăng doanh số, cần tăng bao nhiêu phần trăm…

Measurable – Có thể đo lường được

Để tạo được một mục tiêu Marketing hiệu quả cần có đơn vị đo lường, có con số cụ thể để có thể tổng kết được các số liệu của kế hoạch. Không nên dùng các biểu thức thay thế hoặc ước lượng, việc này dẫn đến sự không chính xác trong việc thực hiện.

Attainable/Achievable – Có thể đạt được

Đây là tiêu chí mà các tổ chức doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi xây dựng một mục tiêu. Mục tiêu đặt ra cần giải quyết được những vấn đề của tổ chức nhưng sẽ nằm trong khả năng mà tổ chức sẽ thực hiện được. Đặt ra một mục tiêu không thực tế và không có khả năng đạt được sẽ hoàn toàn vô nghĩa và không đem lại bắt kỳ một lợi ích gì cho doanh nghiệp.

Relevant – Liên quan

Yếu tố liên quan trong mục tiêu ở đây có thể hiểu là liên quan đến mục đích của doanh nghiệp hoặc mục tiêu Marketing của doanh nghiệp phải có sự liên quan đến thực tiễn của thị trường. Việc này đòi hỏi người xây dựng mục tiêu cần thấu hiểu được doanh nghiệp và nắm bắt được thông tin của thị trường, như vậy khi mục tiêu được đặt ra sẽ hoàn toàn có lợi cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Time – Giới hạn thời gian

Thời gian là yếu tố luôn cần trong mọi kế hoạch. Đặt ra thời hạn sẽ giúp doanh nghiệp có được mốc thời gian để đo lường kết quả của kế hoạch. Thêm nữa, khi đặt ra thời hạn để đạt được mục tiêu thì các nhân viên Marketing sẽ có động lực/áp lực để hoàn thành các kế hoạch, giúp nhân viên tiến bộ hơn trong việc quản lý kế hoạch của mình.

Nhìn chung, SMART là phương thức xây dựng mục tiêu Marketing đem đến cho bạn tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn, bằng cách tận dụng nguồn lực và nỗ lực hoàn thành các mục tiêu theo tiêu chuẩn đề ra.

Khi đã hiểu được các yếu tố của tiêu chí SMART, bạn đã có thể bắt tay vào thiết lập mục tiêu Marketing và một bản kế hoạch Marketing theo chuẩn này rồi. Trên hết, việc áp dụng chuẩn SMART trong xây dựng nên mục tiêu trong Marketing sẽ rất hiệu quả nhờ việc đòi hỏi sự rõ ràng trong từng yếu tố.

Để các bạn có thể thấy rõ hơn được hiệu quả, mình muốn chia sẻ một ví dụ về mục tiêu Marketing bằng chính câu chuyện của mình, là trải nghiệm thực tế của mình khi dùng SMART để giúp hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch Marketing.

4. Ứng dụng xây dựng mục tiêu marketing theo tiêu chí SMART

Khi mình được giao một task xây dựng mục tiêu Content Marketing nhằm gia tăng số lượng đọc giả nhận diện trang web, yêu cầu phải đạt mốc 8000 traffic cho website này bằng chiến dịch quảng bá với 60 bài viết dạng blog cho website và các trang social trong vòng một quý. Mình đã ứng dụng chuẩn SMART để thực hiện xây dựng mục tiêu Marketing cho task này như sau:

Specific: Gia tăng số lượng người truy cập vào trang web

Measurable: Đạt 8000 traffic/ tháng cho website.

Attainable: đăng tải 60 bài viết blog trên website và social

Relevant: Việc gia đăng tải các bài viết blog trên website và cả social sẽ tăng tốc độ đọc giả tiếp cận được bài viết nhanh hơn.

Time: Thời gian để đạt được số lượng người truy cập trang web (8000 traffic/ tháng) là 1 quý

Việc lập ra được mục tiêu Marketing thực sự sẽ giúp được các Junior mới tiếp xúc công việc cụ thể hoá mọi thứ và định hướng công việc cho mình cũng như team, từ đó có thể lập kế hoạch làm sao để đạt được mục tiêu và đạt được chỉ tiêu như yêu cầu công việc đặt ra.

Khi mọi thông tin rõ ràng thì mọi thứ đều khả thi, mình đã rút ra được bài học như vậy và khi mình đã có thể thực hiện thành công thì mình nghĩ các bạn cũng có thể áp dụng và cách tạo mục tiêu Marketing cho bản thân.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn Junior Marketer. Hẹn gặp lại các bạn vào bài viết tiếp theo “Kỹ năng Marketing” nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

https://medium.com/multiplier-magazine/the-top-12-marketing-goals-for-your-2018-plan-e5722b734955

https://blog.hubspot.com/marketing/goals-of-marketing

https://jinzaii.or.jp/8695#toc_id_4

Định nghĩa Marketing là gì? Các Junior cần biết những gì khi vào nghề?

Marketing là gì? Học Marketing xong ra làm gì? Chắc hẳn khi theo nghề Marketing, các bạn junior sẽ hơi mất định hướng không biết lựa chọn ngành nghề như thế nào? Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các Junior chưa hiểu rõ khái niệm Marketing là gì? Bài viết này là dành cho các […]

Marketing là gì? Học Marketing xong ra làm gì? Chắc hẳn khi theo nghề Marketing, các bạn junior sẽ hơi mất định hướng không biết lựa chọn ngành nghề như thế nào? Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các Junior chưa hiểu rõ khái niệm Marketing là gì? Bài viết này là dành cho các bạn.

Để tránh mất thời gian. Xin chào các bạn, mình là Triangle Head, mình sẽ là người bạn đồng hành và giúp các bạn giải đáp các thắc mắc cơ bản nhất, cùng các bạn tìm hiểu về Marketing là gì nhé.

Bài viết liên quan:

Phễu Marketing: những cải tiến và cách tạo phễu marketing hiện nay

Kỹ năng Marketing nào cần nắm để trở thành một Marketer Senior?

1. Tìm hiểu khái niệm marketing là gì?

Định nghĩa về marketing

Để hiểu về marketing là gì và đi sâu vào việc marketing sẽ làm gì, trước hết hãy để mình chia sẻ cho bạn về định nghĩa về Marketing, từ đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát.

Có một định nghĩa Marketing được Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA đặt ra: ” Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức – ở đây chúng ta có thể hiểu là tổ chức bất kỳ bao gồm doanh nghiệp.

Để có thêm một số thông tin và hiểu rõ hơn thế nào là Marketing thì mình đã tìm được một định nghĩa khác từ Hiệp hội Marketing Nhật Bản được nhận định về Marketing như sau: Marketing là một hoạt động toàn diện cho các công ty và các tổ chức để tạo ra một thị trường với tầm nhìn toàn cầu, kết nối lẫn nhau với khách hàng và mang tính cạnh tranh công bằng.

định nghĩa marketing
Marketing là hoạt động toàn diện để tạo ra thị trường

Như vậy, theo như một số định nghĩa từ các Hiệp hội Marketing trên, chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát Marketing chính là hoạt động của một tổ chức nói chung và doanh nghiệp nói riêng nhằm xác định khách hàng tiềm năng, quảng bá sản phẩm, thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo ra thị trường thị trường riêng.

Marketer là gì?

Tổ chức cần người hoạch định và thực hiện những hoạt động Marketing tổng hợp nói trên, những người này là ai? Chính là những nhân viên Marketing hay bạn cũng có thể gọi là Marketer. Từ những định nghĩa của Marketing thì chắc bạn cũng mường tượng được một công việc của Marketer là gì. Mình đã tổng hợp một chút thông tin cho bạn ngay bên dưới.

  • Nó là tên gọi chung của những người làm Marketing
  • Marketer sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu phân tích thị trường, khách hàng và lên kế hoạch để đưa sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp quảng bá đến khách hàng tiềm năng bằng những chiến lược sáng tạo.
  • Vai trờ Marketer cũng là người sẽ giúp gắn kết tổ chức và khách hàng bằng những chiến lược của mình.

2. Vai trò và chức năng của Marketing trong doanh nghiệp

Để tiếp tục giúp bạn có thêm nhiều các khái niệm về marketing, Triangle Head mình sẽ chia sẻ cho bạn một số khía cạnh về tầm quan trọng của Marketing và vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Tổ chức hay doanh nghiệp được thành lập cần phải có được một hình ảnh trong tâm trí của khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu, bộ nhận dạng thương hiệu (bao gồm logo, name card, catalogue, brochure hay website) nhầm tạo ra sự ấn tượng của thương hiệu đó trong lòng người tiêu dùng.

Lấy ví dụ thực tiễn nhất chính là những thương hiệu lâu đời và tầm cỡ như Cocacola, Apple…Họ tạo ấn tượng với khách hàng bằng logo, bằng màu sắc thương hiệu rồi mới đến sản phẩm của họ.

vai trò và chức năng của marketing
Những thương hiệu lớn quốc tế gây ấn tượng với logo đơn giản

Philip Kotler – ông tổ ngành Marketing hiện đại từng viết: “Một thương hiệu chính là một cái tên, kí tự, ký hiệu, một thiết kết hoặc một sự kết hợp của tất cả những thứ trên nhầm định danh và phân hàng hoá và dịch vụ của người bán hoặc doanh nghiệp với những đối thủ cạnh tranh”

Việc giúp doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu chính là vai trò đầu tiên của mang tính ảnh hưởng rất mạnh đến doanh nghiệp: Marketing giúp xây dựng thương hiệu của tổ chức/doanh nghiệp trên thị trường.

Hỗ trợ quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ

Sau khi đã tạo được hình ảnh tổ chức/ doanh nghiệp, thì công việc Marketing tiếp theo chính là quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của tổ chức/ doanh nghiệp đó.

Theo như mình tìm tòi thì để có được một quy trình Marketing quảng bá sản phẩm thì bao gồm các công đoạn sau:

  • Cần phải xác định được nhu cầu từ phía người tiêu dùng là gì? Thông qua việc nghiên cứu tệp khách hàng.
  • Từ đó dẫn đến việc xây dựng nhận thức cho người tiêu dùng về cách thỏa mãn nhu cầu đó như thế nào.
  • Cuối cùng là quảng bá thông tin, hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng dựa trên các nhận thức đã được xây dựng ở giai đoạn trên.

Như vậy, Marketing cũng đồng thời quảng bá các sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp bằng các hình thức truyền thông khác nhau, cung cấp thông tin và tạo ấn tượng của sản phẩm đến với người tiêu dùng. Khi khách hàng tiềm năng đã biết đến sản phẩm sẽ giúp khâu bán hàng được nhanh chóng và hiệu quả hơn, tối ưu hoá lợi nhuận kinh doanh của tổ chức/doanh nghiệp.

Giúp thương hiệu tương tác với khách hàng

Khi đã tạo ra hình ảnh thương hiệu và sản phẩm, chính marketing sẽ giúp tổ chức/doanh nghiệp củng cố hình ảnh và tương tác để giữ các mối quan hệ với khách hàng. Từ đó tiếp tục lấy thông tin phản hồi từ khách hàng, tiếp tục phát triển sản phẩm.

Cuối cùng, Marketing giúp doanh nghiệp phát triển bằng cách liên tục cung cấp các thông tin có được từ việc phân tích khách hàng và thị trường, đánh giá những phản hồi tốt và xấu nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện, giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp.

các khái niệm về marketing
Marketing là kênh tương tác với khách hàng hiệu quả nhất

Sau khi nắm bắt được một số thông tin và vai trò khá thiết yếu của Marketing, hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được Marketing là gì và biết được bạn có thật sự phù hợp với công việc Marketing hay không. Nếu đã cảm thấy phù hợp và xác định theo ngành Marketing này, bạn cũng nên biết được những gì mình sẽ làm và phải làm khi là một Marketer, phần tiếp theo sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này.

3. Học Marketing có thể làm các công việc gì?

Marketing là một ngành học rất linh hoạt và rất nhiều kiến thức liên quan. Khi bạn đã quyết định Marketing là ngành học của mình, bạn có thể lựa chọn cho mình một trong những công việc dưới đây để tập trung phát triển bản thân trong ngành Marketing.

Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số)

Đây là hình thức tiếp thị thông qua các thiết bị kỹ thuật số và công nghệ hiện đại. Ngoài tổng quan kiến thức về ngành Marketing, đòi hỏi các bạn muốn theo Digital Marketing cần có những kiến thức và kỹ năng sau:

  • Có thể hoạch định cách thức để triển khai Marketing Online
  • Có kiến thức cũng như am hiểu về các công cụ Marketing Online ví dụ Email Marketing, mạng xã hội, website, SEO website…
  • Ngoài các công cụ Online cũng cần sự am hiểu về các công cụ kỹ thuật số nói chung. Bởi vì Digital Marketing bao gồm cả Marketing online và phương tiện truyền thông bao gồm truyền hình, radio, quảng cáo ngoài trời….
  • Có được một số kỹ năng về công nghệ như thiết kế, website để có thể tự bản thân chủ động đưa ra những kế hoạch và sáng tạo riêng phù hợp với từng chiến dịch Marketing

Nếu bạn đang là Junior, thì mình nghĩ Digital Marketing là một lĩnh vực khá rộng lớn và linh hoạt mà các bạn có thể lựa chọn.

marketing là gì ra trường làm gì
Digital Marketing là một lựa chọn phù hợp cho các Junior mới vào ngành

Social Marketing (tiếp thị xã hội)

Cũng như tên, Social Marketing là hình thức tiếp thị sử dụng các công cụ mạng xã hội. Ngoài việc quảng bá sản phẩm, đây còn có thể được xem là loại hình Marketing có thể quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và tương tác với người dùng khá hiệu quả và được ưa chuộng bởi sự phát triển của các trang mạng xã hội hiện nay.

Việc sử dụng các công cụ Social Marketing tuy rất tiện lợi nhưng cũng đem lại sự cạnh tranh khá cao. Do đó, để lựa chọn phát triển bản thân trong mảng Marketing này, đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn và am hiểu các kiến thức và kỹ năng sau:

  • Kiến thức và kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội, các phần mềm như: Facebook, Youtube, Twitter, LinkedIn, Tiktok…..
  • Khả năng sáng tạo, xây dựng content và nắm bắt thị hiếu thu hút trên các kênh Marketing xã hội
  • Trau dồi kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
  • Kỹ năng phân tích và tổng hợp thông tin (data analyze)
marketing là ngành gì
Social Marketing rất phù hợp cho những Junior thích sự trải nghiệm

Marketing mix (tiếp thị tổng hợp)

Marketing tổng hợp hay tiếp thị tổng hợp chính là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng, giúp xác định và lập kế hoạch tiếp thị thành công cho sản phẩm dịch vụ của tổ chức/doanh nghiệp

Có thể nói Marketing tổng hợp chính là sự hội tụ của nhiều ngành nghề: copywriter, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng….Khi lựa chọn Marketing Mix không đòi hỏi bạn phải am hiểu tất cả, bạn có thể lựa chọn phát triển một trong những ngành nghề trên. Tuy nhiên, với Marketing tổng hợp lại đòi hỏi bạn sẽ phải vững mạnh các kiến thức và kỹ năng sau:

  • Nghiên cứu và phân tích khách hàng để lựa chọn khách hàng tiềm năng hay phát triển thêm khách hàng mới
  • Nghiên cứu và đánh giá thị trường
  • Hoạch định chiến lược Marketing
  • Quản lý và thực hiện dự án Marketing
marketing là nghề gì
Đi theo Marketing Mix các Junior sẽ có các nhìn tổng quan nhất về ngành

Content Marketing (Tiếp thị nội dung)

Nhìn chung, Content Marketing là một ngành nghề mang tính chất sáng tạo, không chỉ đơn thuần là việc cung cấp thông tin, mà nó còn phải đem lại giá trị cho khách hàng, nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng với sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Nếu bạn đã chọn theo hướng Content Marketing hãy nâng cao các kỹ năng sau:

  • Học hỏi, phân tích và cập nhật thường xuyên các thông tin về thị trường và khách hàng
  • Sáng tạo cho các kênh truyền thông quảng bá như website, mạng xã hội (Facebook, Youtube, Blog…), Email Marketing…
  • Học cách kể chuyện (storytelling) và cách thiết kế để truyền tải thông điệp.
marketing là học những gì
Các Junior đam mê viết lách nên chọn Content Marketing

Marketing research (Nghiên cứu thị trường)

Đây là một ngành nghề hết sức quan trọng bởi vì Marketing Research chính là quá trình thu thập và nghiên cứu thông tin thị trường cũng như khách hàng.

Cần có thông tin cũng như những cơ sở phân tích từ Marketing Research để có những kế hoạch phù hợp cho tổ chức và sản phẩm ở hiện tại và tương lai. Có thể nói, Marketing research đóng 2 vai trò chính quan trọng trong việc giảm tải rủi ro và đo lường hiệu quả trong việc vận hành bánh hàng.

Để có thể theo đuổi được việc Marketing Research này, bạn cần phải rèn luyện khắt khe các kỹ năng:

  • Phân tích số liệu (Data Analyze) là không thể thiếu.
  • Khả năng quan sát và quyết định cũng được đòi hỏi khá cao khi vào nghề
  • Ngoài ra, bạn cần thêm khả năng thuyết trình để có thể trình bày những thông tin phân tích được cho tổ chức hoặc doanh nghiệp.
marketing là làm những gì
Marketing research sẽ rất phù hợp với các Junior thích công việc phân tích và nghiên cứu

4. Cách phát triển bản thân khi vào nghề Marketing là gì

Cuối cùng, khi bạn đã quyết định sẽ chọn nghề Marketing làm nghề nghiệp tương lai của bản thân thì bạn sẽ phải định hướng phát triển cho bản thân trong nghề đúng không nào. Dưới đây là một số đút kết từ bản thân mình khi trải nghiệm trong nghề Marketing.

Học hỏi không ngừng

Không phải tự dưng mà marketing được gọi là một ngành nghề năng động. Nhu cầu của con người thay đổi rất nhanh khiến thị trường cũng phải thay đổi theo, do đó bạn cũng phải thật sự linh hoạt và năng động, phải tiếp thu và học hỏi không ngừng những kiến thức Marketing. Như vậy thì những khả năng phân tích và thấu hiểu thị trường sẽ tốt hơn, có được kế hoạch hiệu quả hơn.

Không ngại sai sót

Ở đây chính là việc dám đưa ra ý kiến và thực hiện những kế hoạch táo bạo. Marketing là ngành nghề chú trọng việc thu hút sự chú ý của khách hàng, do đó việc sáng tạo là điều hết sức cần thiết. Đôi khi sự sáng tạo cũng không đem lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, sau mỗi ý tưởng chúng ta sẽ rút ra những bài học để phát triển những kế hoạch Marketing sau này.

Hành động theo nhóm

Làm việc nhóm hay tinh thần teamwork là điều bạn phải học và làm khi muốn trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Làm việc nhóm giúp bạn tăng cơ hội học hỏi từ những cá nhân khác từ những quan điểm khác nhau, giúp thúc đẩy năng suất làm việc.

Ngoài ra, Marketing là sự tổng hợp các hoạt động với nhau, do đó việc Teamwork hiệu quả giúp quá trình hoàn thiện và thực hiện kế hoạch Marketing được hiệu quả hơn rất nhiều.

Chia sẻ để được hướng dẫn

Việc tiếp thu quá nhiều kiến thức Marketing cùng một lúc, sẽ khiến junior Marketer dễ trở nên quá tải, bởi vì kiến thức chuyên ngành Marketing cũng như các kiến thức liên quan thực sự quá nhiều, chưa kể đến còn những thuật ngữ Marketing mà bạn cần nhớ.

Việc chịu nói ra và chia sẻ những khó khăn với những người hướng dẫn, những Marketer đi trước sẽ tạo cơ hội cho bạn được học kinh nghiệm thực tiễn và cách giải quyết cho từng vấn đề bạn vướng mắc.

Trau dồi kiến thức xã hội

Cuối cùng, không hề sai khi nói rằng kiến thức xã hội là một phần khá quan trọng trong con đường phát triển của Marketer. Vừa là những thông tin bổ trợ, vừa là những yếu tố để vận dụng vào các chiến lược Marketing.

Khi kiến thức xã hội dồi dào cũng đồng nghĩa với việc các Marketer có được nền tảng trong việc phân tích thông tin, xây dựng content marketing phù hợp với thị trường.

Tới đây mình xin kết lại phần tìm hiểu “Marketing là gì” cho các bạn mới tìm hiểu về Marketing tại đây.

Hy vọng với những thông tin mà Triangle Head mình đã chia sẻ, các bạn Junior sẽ có thêm được hiểu biết tổng quan về ngành nghề Marketing và sẽ có những quyết định thật chắc chắn về lựa chọn trong tương lai.

Ở bài viết tiếp theo, mình sẽ chia sẻ cho các bạn về chủ đề Mục tiêu marketing. Rất mong được các bạn ủng hộ và tham khảo thêm các bài chia sẻ của mình.

Bài viết bạn có thể tham khảo thêm: Branding là gì

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.investopedia.com/terms/m/marketing.asp

https://innova-jp.com/marketing-merit/

https://nomad-journal.jp/archives/5019/