Tháng Bảy 2020 - Future Brand Việt Nam

Phễu Marketing là gì? Hướng dẫn xây dựng phễu Marketing chi tiết nhất cho các Junior

Phễu marketing là gì luôn là câu hỏi khiến các bạn Junior – những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về marketing “hoang mang” đúng không nào? Tại sao mình lại nói như vậy? Đúng vậy vì Triangle Head mình cũng đã từng như thế. Trước đây, mình được giao cho công việc là quảng […]

Phễu marketing là gì luôn là câu hỏi khiến các bạn Junior – những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về marketing “hoang mang” đúng không nào? Tại sao mình lại nói như vậy? Đúng vậy vì Triangle Head mình cũng đã từng như thế.

Trước đây, mình được giao cho công việc là quảng bá sản phẩm A trên website và phải đảm bảo 40 đơn hàng/ tuần. Nghe rất nhẹ nhàng đúng không nào? Và sau đó mình chăm chỉ đăng bài sản phẩm lên website, cố gắng tối ưu cho chúng lên TOP 1 và chỉ cần ngồi đợi thành quả. Nhưng  2 tháng trôi qua và mình không có đơn hàng nào cả. 

Sau quá trình tìm hiểu thì mình phát hiện ra lượt tìm kiếm sản phẩm trên Google quá thấp và mình chưa đưa ra được giải pháp thuyết phục người dùng rằng sản phẩm của mình là sự lựa chọn tốt nhất với họ.

Sau đó mình được training kiến thức về phễu marketing, từ đó mình đã tạo ra các bài viết bổ trợ cho sản phẩm nhằm giúp người dùng tăng nhận thức về giải pháp mà sản phẩm mang lại.

Đến đây chắc hẳn bạn đang rất nóng lòng muốn tìm hiểu “cặn kẽ” về phễu marketing là gì đúng không nào? Cùng Triangle Head mình tìm hiểu ngay ở bài viết bên dưới nhé.

1. Tìm hiểu mô hình phễu marketing

Phễu marketing là gì?

Marketing phễu đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Bạn có thể hình dung nó như một bản đồ giúp bạn theo dõi khách hàng, nắm được hành vi của họ từ đó tạo mới hoặc điều chỉnh chiến lược marketing hiệu quả theo từng giai đoạn cụ thể.

Mình có tham khảo từ một số đầu sách và blog Marketing uy tín mình đã rút ra được một kết luận tổng quát về phễu marketing là gì? như sau:

Phễu marketing là một hình ảnh trực quan của một quá trình, biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự”.

phễu marketing là gì
Phễu marketing giúp tối ưu hóa quá trình bán hàng của bạn

Quá trình thu hút khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành khách hàng mang đến giá trị thực cho doanh nghiệp của bạn không phải là đơn giản. Thông thường những khách hàng trước khi tiếp cận sản phẩm/ dịch vụ của bạn phải trải qua một vài bước để trở thành khách hàng thực sự. Lúc này bạn cần phân tích/ theo dõi hành vi của họ để đưa ra hành động đưa họ đến gần phễu mua hàng hơn.

Đến đây chắc hẳn bạn đã có khái niệm cơ bản về phễu marketing là gì rồi đúng không nào? Ngay sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn vai trò của phễu marketing đối với hoạt động của một doanh nghiệp. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.

Phễu marketing giúp giải quyết điều gì?

Theo mình tìm hiểu thì các lợi ích “to lớn” mà phễu chuyển đổi trong marketing đem lại chính là:

Tăng doanh thu

Tăng trưởng doanh thu gần như là lý do quan trọng để các doanh nghiệp xây dựng phễu marketing. Bản chất của mô hình phễu là quá trình chuyển đổi và thuyết phục khách hàng, càng đi sâu vào mô hình phễu thì khả năng chốt đơn càng cao. Kết quả cuối cùng là doanh số bán hàng tăng lên nhanh chóng.

Vì vậy bạn cần phải nắm bắt được tâm lý/ mong muốn của khách hàng. Bởi điều này sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược tiếp cận phù hợp với từng đối tượng và thỏa mãn tối đa nhu cầu của họ.

Khả năng đo lường 

Đây cũng chính là lợi ích lớn nhất của Marketing Funnel, nó sẽ cho thấy nơi bạn mất cơ hội tiếp cận khách hàng và giúp bạn xoay vòng chiến lược của mình hiệu quả hơn. Chẳng hạn, bạn mất lượng lớn khách hàng ở giai đoạn nhận thức sản phẩm,  vậy thì bạn cần nâng cấp quảng cáo của mình để nó thu hút nhiều lượt quan tâm hơn.

mô hình phễu marketing
Những lợi ích của phễu marketing là gì

Xây dựng data người dùng

Bạn có thừa nhận với mình rằng danh sách khách hàng chính là một trong những tài nguyên vô giá của công ty không? Bạn có thể xây dựng data khách hàng bằng nhiều cách như: tạo form đăng ký nhận tin trên website hoặc trên các trang mạng xã hội, tổ chức chương trình khuyến mãi trực tuyến,…

Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo quảng cáo và chăm sóc khách hàng. Vây làm sao để xây dựng phễu marketing hiệu quả và thu hút. Hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu về các giai đoạn cũng như cách xây dựng Marketing Funnel hiệu quả nhé.

2. Hướng dẫn tạo phễu marketing cơ bản nhất

Để tạo phễu trong marketing thì bạn phải hiểu 4 giai đoạn trước khi quyết định mua hàng trong Marketing Funnel:

  • Awareness (nhận thức)
  • Interesting (thích thú)
  • Consideration (đưa ra quyết định)
  • Conversion (chuyển đổi)

Cách để xây dựng phễu Marketing hiệu quả dựa vào 4 nhận thức trên như thế nào? hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

xây dựng phễu marketing
Tìm hiểu về 4 giai đoạn trong phễu marketing là gì

Giai đoạn 1: Awareness (Nhận thức)

Đây là giai đoạn khách hàng tiềm năng bắt đầu nhận ra vấn đề của mình và họ sẽ đi tìm giải pháp. Nhiệm vụ của Marketers là thuyết phục khách hàng tiềm năng rằng vấn đề của họ nên được giải quyết như thế nào? Và lựa chọn nào phù hợp nhất với họ? Tiếp đến là kết nối vấn đề của khách hàng tiềm năng với thương hiệu của bạn. 

Trong quá trình tạo phễu marketing này bạn phải làm sao cho càng nhiều người biết đến bạn thì càng tốt. Bạn phải có mặt trên mọi mặt trận, phải hiện diện ở những kênh marketing khả thi nhất. Hoặc chí ít, phải ở trên những kênh mà đối tượng khách hàng của bạn hay sử dụng.

Đây là một số các hoạt động có thể giúp phễu marketing của bạn phát triển tốt ở giai đoạn Awareness:

  • Các hình thức đăng tải hiệu quả nhất: Workshop trực tuyến, nội dung trên website, bài blog, thư điện tử, bài đăng trên mạng xã hội, bài viết hướng dẫn.
  • Các số liệu bạn cần theo dõi để nắm rõ hiệu suất: Số người đăng ký nhận email, số lượt truy cập, số lượt giới thiệu, số lượt tiếp cận trên mạng xã hội, inbound link.
tạo phễu marketing
Awareness là phễu đầu tiên trong Marketing Funnel

Giai đoạn 2: Interest (Thích thú)

Khi bước vào giai đoạn này, khách hàng tiềm năng sẽ bắt đầu xem thông tin của bạn và muốn tìm hiểu nhiều hơn về nội dung bạn chia sẻ. Đồng thời họ cũng sẽ tìm kiếm chuyên gia/ những người có sức ảnh hưởng khác để follow. Vì vậy bạn cần phải chứng minh rằng bạn là người tốt nhất với họ khi bắt đầu đưa ra các thông tin về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. 

Một trong những cách tốt nhất để chuyển từ giai đoạn nhận thức sang quan tâm chính là thu thập địa chỉ email. Như Triangle Head mình vẫn hay làm đó là đặt form đăng ký của bài viết trên blog của mình cho độc giả đăng ký hoặc đặt form yêu cầu họ đăng ký để nhận được một món quà từ bạn. Bằng cách này, bạn đang tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp của bạn.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo chiến lược digital marketing tốt nhất cho phễu marketing như:

  • SEO
  • Video Marketing
  • Email marketing
  • Google Search ads
  • Facebook marketing

Giai đoạn 3: Decision (Quyết định) 

Đến giai đoạn này khách hàng tiềm năng đã biết được vấn đề và giải pháp, đồng thời họ biết bạn là người cung cấp giải pháp nhưng không có nghĩa họ sẽ chọn bạn. Việc của bạn là thuyết phục khách hàng, hãy thể hiện thế mạnh và điểm độc đáo nhất mà bạn đang có.

Theo như thống kê thì khách hàng tiềm năng sẽ cần một vài tuần hoặc vài tháng để đưa ra quyết định. Như Triangle Head mình đã nói ở trên, sau khi bạn đã có một list data khách hàng ở giai đoạn 2 thì giờ bạn đã có thể xây dựng một chuỗi email tự động. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng tiềm năng. 

Ngoài ra, ở giai đoạn đánh giá này bạn có thể dẫn dắt họ bằng cách đưa ra những nội dung hữu ích. Đó có thể là ebooks, các công cụ miễn phí, case studies,…

Đặc biệt, theo kinh nghiệm “thực chiến” của Triangle Head mình thì bạn nên theo dõi các số liệu hiệu suất quan trọng sau:

  • Tỷ lệ xem email
  • Tỷ lệ chuyển đổi landing page
  • Nguồn khách hàng tiềm năng 
  • CPL (cost per lead)
  • Chất lượng của nguồn khách hàng tiềm năng.

Giai đoạn 4: Action (Hành động) 

Đây là giai đoạn cuối của phễu marketing, là lúc khách hàng tiềm năng đã bị thuyết phục rằng bạn chính là giải pháp đúng đắn. Việc của bạn bây giờ là cho họ một cú hích nhẹ – một lý do để họ mua hàng.

tạo phễu trong marketing
Bạn chỉ cần cho họ một lý do khi ở giai đoạn Conversion

Một số phương pháp bạn có thể áp dụng ở giai đoạn này là:

  • Đưa ra số lượng giới hạn của sản phẩm (chỉ còn 10 slots nữa thôi, sản phẩm sẽ hết hàng)
  • Sử dụng các chương trình giảm giá (giảm giá 5% đối với đơn hàng trên 1.000.000 VND)
  • Giới thiệu các quy trình đặt hàng, thanh toán diễn hoặc các bước tạo ra thành phẩm
  • cung cấp nội dung hiệu quả ở giai đoạn này như: sản phẩm dùng thử/ đánh giá của khách hàng/ các case study cụ thể/ tư vấn/…
  • Triển khai chiến lược Upsell (bán những sản phẩm liên quan đến sản phẩm họ đã mua).

Bạn có thể thử qua nhiều cách, nhưng hãy đảm bảo cách thức bạn thực hiệu có thể đo lường được, các chỉ số bạn nên theo dõi là: Khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi lead-to-sales, doanh thu, chi phí để có được khách hàng.

Nếu bạn đang tự hỏi cách tính các chỉ số trên như thế nào? Đừng tìm đâu xa, vì ngay phía dưới mình sẽ chia sẻ cho bạn cách tính đơn giản nhất mà các Marketer vẫn hay áp dụng.

3. Tham khảo cách tính tỷ số trong phễu Marketing

Conversion rate được hiểu là tỷ lệ phần trăm số khách hàng thực hiện hành vi chuyển đổi trên website. Nói một cách khác, chuyển đổi là biến khách hàng ghé thăm website thành một khách hàng mua hàng/ khách hàng tiềm năng (hoàn thành đơn đăng ký thông tin). Đây cũng là cách để bạn biết được chiến lược xây dựng phễu marketing hiệu quả hay không nữa đấy.

Triangle Head mình có một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung: Một trang web thương mại điện tử nhận được 500 lượt truy cập hàng tháng và có 150 sản phẩm được bán ra, thì conversion rate sẽ được tính như sau : 

Conversion rate= 150/ 500 (số đơn hàng/ số người ghé thăm) x100% = 30%

Sau đây hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu về các phễu marketing mở rộng cũng như những nhận định khác về một phễu marketing hiệu quả nhé.

4. Một số các loại hình giai đoạn phễu marketing mở rộng

Tin rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phễu marketing tại Việt Nam, tuy nhiên việc tìm hiểu các loại phễu marketing của các quốc gia hàng đầu như Nhật, Mỹ sẽ giúp ích rất nhiều trong “hành trình khám phá marketing của bạn”. Cùng tìm hiểu nhé.

Một số nhận định khác nhau về phễu marketing hiện nay

Như bạn cũng biết, ở mỗi quốc gia sẽ có phương pháp ứng dụng marketing riêng phù hợp với từng khu vực. Như ở trên Triangle Head mình đã phân tích, mô hình phễu marketing ở Việt Nam sẽ đi theo 4 giai đoạn từ Awareness – Interest – Consideration – Action.

các phễu marketing
Phễu marketing mà Marketers Việt Nam hay dùng

Còn ở Nhật, phễu Marketing mà họ áp dụng khá giống Việt Nam ở hầu hết các giai đoạn, nhưng ở phễu cuối của họ không dừng ở việc mua hàng mà thay vào đó là chia sẻ sản phẩm sau khi khách hàng đã quyết định mua.

các loại phễu marketing
Mô hình phễu marketing tại Nhật
  • 認知: Nhận thức  
  • 興味 (関心): Quan tâm  
  • 比較: So sánh  
  • 購入: Mua hàng 
  • 共有: Chia sẻ

Còn với cách xây dựng phễu marketing của Mỹ, sẽ có sự khác biệt rõ rệt hơn. Các phễu marketing của họ đi từ Nhận thức – Cân nhắc – Mua hàng – Loyalty (khách hàng trung thành) – Advocacy (hình thức thu hút khách hàng thông qua việc khuyến khích khách hàng đã sử dụng sản phẩm liên tục chia sẻ thông tin theo hướng tích cực, tạo ra marketing truyền miệng).

tìm hiểu mô hình phễu marketing
Phễu Marketing được Marketers Mỹ sử dụng

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được các loại hình của phễu marketing và có một câu hỏi mà các bạn thường xuyên hỏi Triangle Head mình là: Có sự khác nhau giữa các loại hình phễu marketing giữa doanh nghiệp B2B và B2C không?

Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi thì hãy tham khảo bảng bên dưới nhé.

Sự khác nhau giữa phễu marketing B2C và B2B

khác nhau phễu marketing B2b và B2C
Tìm hiểu sự khác nhau về phễu marketing giữa B2B và B2C

Thông thường các doanh nghiệp B2C sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình thông qua nhiều kênh khác nhau và người tiêu dùng thường là người có thể đưa ra quyết định mua hàng trong vài ngày hay thậm chí là vài phút. Trong khi đối với doanh nghiệp B2B thì khách hàng là nhóm mua hàng lớn và họ mất nhiều thời gian hơn để tìm ra giải pháp phù hợp với mình hơn. Bởi vì sau đó họ sẽ đi sâu vào tìm kiếm các tài liệu liên quan đến doanh nghiệp B2B đó vì tỉnh rủi ro cao. Do đó dẫn đến sự khác biệt trong từng giai đoạn phễu marketing giữ B2B và B2C. 

Chính vì thế mà người làm marketing nên tận dụng những giá trị cốt lõi để đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng tiềm năng, từ đó đưa họ đến phễu cuối cùng trong Marketing funnel.

Phễu Marketing lật ngược

Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và SNS, phễu marketing lật ngược ra đời và đây là đại diện cho những gì người tiêu dùng làm sau khi mua hàng. Theo kết quả thu thập được từ các cuộc khảo sát thì sau khi mua hàng người tiêu dùng có thể trở thành phễu đầu tiên trên đỉnh tháp quảng cáo của Marketers.

Với Influence Funnel này, Marketers có thể phối hợp với Sale Team để phát tán hình ảnh thương hiệu một cách tự nhiên hơn, ít tốn chi phí hơn. 

Phễu marketing lật ngược sẽ đi theo 4 giai đoạn:

  • Xác định thông tin liên lạc người dùng phù hợp
  • Mở rộng danh bạ và thông tin
  • Thu hút tệp khách hàng dựa trên thông tin ban đầu (Word-of-mouth Marketing)
  • Xây dựng cộng đồng ủng hộ khách hàng của riêng mình
phễu marketing ngược
Phễu cuối trong Marketing Funnel chính là phễu đầu tiên trong Influence Funnel

5. Tổng kết

Tóm lại, phễu marketing giúp bạn hiểu rõ hành trình mua hàng của khách hàng tiềm năng từ đó giúp tối ưu hóa quy trình bán hàng của bạn. 

Tuy nhiên để có thể áp dụng marketing phễu một cách hiệu quả thì không phải là ngày một ngày hai là có thể. Điều đó đòi hỏi bạn phải nỗ lực và có những hành động cụ thể, thiết thực. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết kỹ năng marketing do Triangle Head mình chia sẻ nhé. Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

https://sproutsocial.com/glossary/marketing-funnel/

https://ppc-master.jp/labo/2019/06/marketing-funnel.html

https://www.singlegrain.com/blog-posts/content-marketing/how-to-create-marketing-funnel/#h.g11ww8x9ow8z

Social Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Social Marketing

Chào các bạn, mình là Triangle Head, mình lại tiếp tục đồng hành cùng các bạn, trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về Social Marketing. Công việc này hiện nay khá “hot” và được nhiều bạn Junior Marketer lựa chọn. Đây là một công việc đòi hỏi sự năng động, […]

Chào các bạn, mình là Triangle Head, mình lại tiếp tục đồng hành cùng các bạn, trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về Social Marketing. Công việc này hiện nay khá “hot” và được nhiều bạn Junior Marketer lựa chọn.

Đây là một công việc đòi hỏi sự năng động, kiến thức Marketing vững vàng và một số kỹ năng cần thiết đi kèm. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn social marketing là gì, những kiến thức và thông tin mà các bạn cần biết nhé.

1. Tìm hiểu social marketing là gì?

Khái niệm social marketing

Đầu tiên để tìm hiểu social marketing chuyên sâu và những gì liên quan thì các bạn cần phải biết được marketing social là gì trước. Tiếp thị xã hội hay Social Marketing là một trong những lĩnh vực Marketing được công nhận là riêng biệt vào những năm 1970.

Theo mình tìm hiểu, các chuyên gia định nghĩa Social Marketing là phương thức mà doanh nghiệp thực hiện để hoàn thành trách nhiệm xã hội, đưa các hình ảnh tích cực của công ty để thúc đẩy việc bán sản phẩm.

Một định nghĩa khác nói rằng Social Marketing là việc tiếp thị tạo ra sự thay đổi của xã hội bằng cách sử dụng các kỹ thuật Marketing truyền thống, thay đổi hành vi khách hàng bằng việc nâng cao một nhận thức nào đó.

social marketing là gì
Social marketing tạo ra sự thay đổi trong hành vi khách hàng, nâng cao nhận thức

Việc này không giúp mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp mà chỉ thông qua các hình ảnh, hành vi có lợi cho xã hội để tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng. Marketing Social có mục tiêu cốt lõi là đưa ra một tiêu chuẩn, tăng cường nhận thức, thay đổi niềm tin, thái độ, cảm xúc và lôi kéo lực chú ý với các đối tượng khách hàng mục tiêu.

Một số lầm tưởng về Social marketing

Tuy đã xuất hiện rất lâu nhưng khái niệm Social Marketing vẫn còn bị hiểu lầm hoặc là nhầm lẫn với một số thuật ngữ khác tương đối giống như Social Media Marketing, Green Marketing, Commercial Marketing hay Trade Marketing. Mình sẽ giúp các bạn làm rõ những thuật ngữ này trong phần định nghĩa dưới đây:

  • Social Media Marketing: Mục đích của hình thức Marketing này là sử dụng các nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Twitter, YouTube, LinkedIn….) để xây dựng và kết nối cộng đồng trực tuyến, phục vụ cho các chiến dịch Marketing.
  • Green Marketing: Đây là hình thức một doanh nghiệp truyền thông về những dòng sản phẩm thân thiện với môi trường (hộp nhựa có thể tái sử dụng, chai nước bằng chất liệu thân thiện với môi trường), đây không phải là Social Marketing
  • Commercial Marketing: dù có một yếu tố mang lợi ích cho xã hội trong các chiến dịch Marketing về một sản phẩm thì các chiến dịch này vẫn không phải Marketing Social bởi vì mục đích trọng tâm của những chiến dịch này vẫn là bán hàng và lợi nhuận doanh nghiệp chứ không phải lợi ích xã hội.

Nên nhớ mục đích trọng yếu của Social Marketing phải là các hoạt động bao quát các vấn đề xã hội, có khả năng tiếp cận và thay đổi hành vi xã hội, giúp xã hội phát triển tốt hơn. Marketing Social sẽ thường được các cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi sử dụng. Tuy nhiên, đôi khi các doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng chiến lược Social Marketing để lan tỏa những thông điệp của mình.

2. Vai trò của Social Marketing trong một chiến dịch Marketing

Social Marketing đóng vai trò khá quan trọng không chỉ với xã hội mà còn với các nhà điều hành doanh nghiệp. Thông qua việc lên một ý tưởng để đóng góp cho xã hội hay tuyên truyền một nhận thức và giúp thu hút về một vấn đề của xã hội, doanh nghiệp đã gián tiếp xây dựng giá trị của mình. Từ đó các công ty cũng có được sự ủng hộ của người tiêu dùng nhờ chạm vào được cảm xúc của họ.

tìm hiểu social marketing
Vai trò Social Marketing là gì?

Các bạn có thể gói gọn một số tác động cụ thể của tiếp thị xã hội như sau:

  • Nâng cao ý thức và nhận biết của cộng đồng
  • Lan tỏa thông điệp và hành động sống tốt và vì cộng đồng
  • Xoá bỏ tệ nạn, cải thiện cuộc sống con người
  • Tăng lượng tiêu thụ sản phẩm mà có ích cho cộng đồng

3. Các hình thức Social Marketing phổ biến hiện nay

Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì Marketing social cũng ngày càng lớn mạnh, các hình thức Social Marketing cũng được phát triển để phục vụ cho các chiến lược phù hợp khác nhau. Hãy cùng mình tìm hiểu, social marketing gồm những gì và những hình thức nào phổ biến hiện nay nhé.

Social Networks

Social Networks là một trong những hình thức của Social Marketing dựa trên sự phát triển của các nền tảng website và mạng xã hội. Đây là hình thức sử dụng các dịch vụ kết nối cộng đồng có điểm chung như sở thích, nhu cầu…nhầm cập nhật thông tin và kiến thức. Những người trong cộng đồng này được gọi là “cư dân mạng”.

Một số kênh được sử dụng là Social Network khá phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram, Google+….Và việc đánh giá hiệu quả của Social Networks sẽ dựa trên khả năng kết nối, tiếp cận và chia sẻ cộng đồng.

các hình thức social marketing
Hình thức marketing dựa trên sự phát triển của website và mạng xã hội

Social News

Đây là hình thức marketing cung cấp tin tức về xã hội, giải trí hoặc các lĩnh vực khác trên websites để thu hút những người có sự quan tâm về các lĩnh vực này. Social News sẽ được đánh giá theo số lượt xem, đọc, vote bài, comment…..Ngoài việc theo dõi các tin tức được cung cấp hàng ngày, người xem còn có thể bình luận để đánh giá về tin tức đó, trao đổi thông tin và đưa ra các câu hỏi của mình.

Social Bookmarking Sites

Hình thức này cho phép người dùng những trang web lưu trữ và quản lý dữ liệu, chia sẻ thông tin khách hàng. Đối với doanh nghiệp, đây là một hình thức giúp tăng lượt truy cập cho website của mình và giúp tăng hạng từ khóa tìm kiếm của website nhờ hình thức SEO. Ngoài ra, hình thức này còn giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn.

Những trang bookmarking lớn nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện này là linkhay.com, tagvn.com, ishare.vn, vietclick.com,… Các Marketer có thể tham khảo và sử dụng những trang bookmarking này để hỗ trợ quảng bá và chia sẻ thông tin của doanh nghiệp được hiệu quả.

Social Blog Comments and Forums

Trong Social Marketing, Blog và forum là hai phương tiện phổ biến và có ảnh hưởng nhất, có thể thu hút khách hàng truy cập và đọc thông tin. Hai phương tiện này hỗ trợ SEO Offpage và tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm cho website của doanh nghiệp.

social marketing gồm những gì
Blog comment và forum giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng tương tác

Hình thức blog và forum cũng là một dạng tương tác thân thiện giúp doanh nghiệp trao đổi và gửi thông tin đến người dùng, cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những đóng góp từ phía người tiêu dùng.

Social Microblogging

Về cơ bản, Microblogging là một dạng blog cho phép kết nối và trò chuyện với khách hàng nhanh chóng. Là một nơi để doanh nghiệp và khách hàng trao đổi những hình ảnh, câu nói, video…giúp lan truyền thông điệp cho các chiến dịch. Microblogging hỗ trợ tạo mạng lưới lan truyền cho chiến dịch của các thương hiệu doanh nghiệp vô cùng hiệu quả.

4. Quy trình làm Social Marketing là làm gì?

Theo kinh nghiệm của mình, để bắt tay vào làm một kế hoạch cho Social Marketing, các bạn cần biết làm Social Marketing là làm gì, một quy trình thực hiện sẽ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu với mình nhé.

làm social marketing là làm gì
Quy trình để thực hiện Social Marketing là gì?

Phân tích môi trường và nghiên cứu đối tượng Social Marketing

Tiến sĩ Carol Bryant đã khẳng định rằng Social Marketing luôn cần thấu hiểu người tiêu dùng. Các dữ liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng sẽ phải luôn được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên.

Các công việc cần phải làm để đảm bảo các mẫu nghiên cứu đạt được chất lượng là:

  • Phân loại mục đích nghiên cứ để việc thu thập thông tin sơ bộ được chính xác, hỗ trợ cho những bước lập kế hoạch đầu tiên.
  • Phân loại nguồn thông tin để chọn ra thông tin liên quan và có ích cho chiến lược Social Marketing

Xác định mục đích và khách hàng mục tiêu

Là bước tiếp theo trong một quy trình của Social Marketing. Việc đánh giá phân khúc khách hàng sẽ dựa trên các hành vi ứng xử của khách hàng. Để có cái nhìn khách quan và lựa chọn khách hàng đúng, cần chú ý đến các yếu tố:

  • Địa lý
  • Nhân khẩu học
  • Tâm lý
  • Hành vi

Sau đó, hãy xác định mục đích, mục tiêu chiến lược của kế hoạch theo 3 mục đích sau:

  • Hành vi: bạn muốn khách hàng thực hiện những gì?
  • Kiến thức : bạn muốn khách hàng biết những gì?
  • Niềm tin: bạn muốn khách hàng tin tưởng những gì?

Xây dựng và phát triển chiến lược Social Marketing

Thách thức của bạn trong bước này là cần phải có một chiến lược truyền thông làm sao có thể đánh vào tâm trí của khách hàng mục tiêu một cách sâu sắc nhất bằng một cách càng đơn giản càng tốt. Bạn phải có một thông điệp đủ ấn tượng để khách hàng nhớ càng lâu càng tốt.

Các hoạt động mà bạn nên tập trung trong chiến lược này chính là:

  • Tập trung vào hành vi của đối tượng
  • Nêu những lợi ích thông điệp mang lại
  • Định hướng cách thức tiếp cận của thương hiệu
  • Phân tích các rào cản sẽ gặp
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Quản lý và đánh giá chiến lược Social Marketing

Bước sau cùng trong quá trình này chính là đánh giá chiến lược. Philip Kotler từng nói rằng: “Social Marketing nói riêng và Marketing nói chung là một trò chơi học tập. Bạn là người đưa ra quyết định, chứng kiến kết quả và học hỏi từ kết quả. Sau đó, bạn đưa ra các quyết định tốt hơn.”

Để đánh giá mức độ hay sự thành công của chiến lược bạn có thể đo lường qua các chỉ số sau:

  • Thông tin đầu vào: chỉ số này chính là những nguồn lực mà bạn đã sử dụng để có thể thực hiện chiến lược của mình như chi phí, thời gian, con người, kênh phân phối…..
  • Hoạt động đầu ra: đây là số lượng các hoạt động mà bạn đã thực cho các đối tượng mục tiêu như các ấn phẩm, sự kiện….
  • Thành quả đạt được: chỉ số này đo lường những phản ứng từ các khách hàng mục tiêu đối với các hoạt động ở trên như độ hài lòng, nhận thức, phản ứng hay niềm tin…
  • Mức tác động: đo lường mức độ ảnh hưởng tác động của chiến dịch lên các vấn đề xã hội như môi trường, sức khoẻ, đời sống…
  • Lợi suất đầu tư: chỉ số này nói lên sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận và việc thay đổi hành vi so với các chi phí đã đưa ra khi thực hiện chiến dịch.

5. ví dụ về quy trình Social Marketing của WaterSense (2006-2012)

WaterSense là một chương trình hợp tác phát triển bởi cơ quan Bảo vệ Môi trường Hòa Kỳ với mục đích tiết kiệm nước và cấp chứng nhận, dán nhãn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiết kiệm nước hiệu quả.

Nhận thấy bối cảnh việc tiết kiệm nước ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. WaterSense đã đưa ra thông điệp “Mỗi giọt nước đều có giá trị” với mục đích làm giảm các tài nguyên thủy lợi. Cụ thể chiến dịch này như sau:

ví dụ Social Marketing
Tìm hiểu chiến dịch Social Marketing là gì

Khách hàng mục tiêu: họ chú trọng vào các chủ hộ gia đình, đặc biệt là những người quan tâm đến việc tiết kiệm tiền hóa đơn điện nước.

Product: Các thiết bị vệ sinh được chứng nhận nhãn WaterSense phải đạt về mặt hiệu quả, hiệu suất và mức độ uy tín của thương hiệu, thông qua việc giám sát và kiểm duyệt liên tục

Price: Chiến lược giá cả được nhấn mạnh bằng việc tiết kiệm nước, ví dụ như:

  • Người tiêu dùng có thể giảm hóa đơn tiền nước tối đa 30% khi sử dụng sản phẩm có nhãn WaterSense
  • Một gia sử dụng các sản phẩm có nhãn WaterSense có thể giảm từ 20% – 60% lượng nước tiêu thụ tương đương hơn 120 đô mỗi năm

Place: Các sản phẩm có nhãn Watersense được tìm thấy ở cửa tiệm cung cấp thiết bị gia đình, các nhà phân phối lẻ và kênh thương mại điện tử

Promotion: Để nâng cao nhận thức về nhãn WaterSense và nhu cầu sử dụng nước, họ đã thực hiện chương trình “Fix a Leak Week” vào tháng 3 hằng năm. Trọng tâm khuyến khích người tiêu dùng áp dụng những bước cơ bản để tìm và sửa chữa các chỗ rò rỉ ước tính gây lãng phí 1 nghìn tỷ gallon nước mỗi năm.

Kết quả, các sản phẩm có nhãn WaterSense đã tăng trưởng đều đằng trong suốt thời gian thực hiện chiến dịch. Một kết quả báo cáo năm 2012, ước tính Watersense đã giúp người tiêu dùng tiết kiệm 487 tỷ gallon nước và hơn 8.9 tỷ đô trong hóa đơn tiền nước

6. Một số mẹo và chiến lược Social Marketing

Nắm các ý tưởng cơ bản của Social Marketing

Với Social Marketing, việc nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tinh sẽ cần được tiến hành liên tục trước và cả trong khi thực hiện chiến dịch để giúp các Marketer nắm được mọi thông tin, vấn đề, hành vi của cộng động để họ phát triển các chiến lược thật sự hiệu quả.

Có một sự hiểu biết sâu sắc và có giá trị về cộng đồng và xã hội sẽ giúp các marketer nắm được thị trường và có một chiến dịch thành công.

Thiết kế một khẩu hiệu hấp dẫn

Một chiến dịch sẽ luôn cần một khẩu hiệu, có được một khẩu hiệu dễ nhớ và hấp dẫn sẽ lôi cuốn người tham gia, giúp chiến dịch lưu lại nhanh chóng và lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng

Hình ảnh có thể là tất cả

Như hai ví dụ về chiến dịch Social Marketing ở trên, những hình ảnh là một sự tác động mạnh mẽ nhất, đặc biệt là khi nó minh hoạ về vấn đề xã hội sẽ xảy ra. Hãy lựa chọn hoặc đưa ra các hình ảnh truyền thông trực quan và ý nghĩa để giúp chiến dịch thành công

Hy vọng những thông tin mà mình mang đến ở trên sẽ giúp các Marketer và nhất là các Junior hiểu được vai trò và ý nghĩa của Social Marketing. Hẹn gặp lại các bạn vào bài chia sẻ Marketing Mix tiếp theo của Triangle Head mình nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

https://www.business2community.com/digital-marketing/what-is-social-marketing-with-7-stellar-examples-02236451

https://www.google.com/url?q=https://navi.dropbox.jp/social-marketing&sa=D&ust=1597998184565000&usg=AFQjCNGdmPpnzP20pFD93FW5r9bj3Ays6g

https://www.thensmc.com/what-social-marketing

Marketing Mix là gì? Những thành phần quan trọng trong Marketing Mix các Junior cần phải nắm

Sau khi đã có những kiến thức về Marketing tổng thể, mình – Triangle Head sẽ cùng các bạn bước sang chương tiếp theo, tìm hiểu Marketing Mix là gì, một khái niệm rất quan trọng trong ngành Marketing mà các bạn Marketer, nhất là Junior Marketer cần tìm hiểu. Mình từng học về Marketing […]

Sau khi đã có những kiến thức về Marketing tổng thể, mình – Triangle Head sẽ cùng các bạn bước sang chương tiếp theo, tìm hiểu Marketing Mix là gì, một khái niệm rất quan trọng trong ngành Marketing mà các bạn Marketer, nhất là Junior Marketer cần tìm hiểu.

Mình từng học về Marketing Mix nhưng chỉ dừng lại ở 4P truyền thống, sau khi tìm hiểu thêm mình mới biết thêm những khái niệm về 7P, 4C, 4E, 4D,…Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ chia sẻ với các bạn về định nghĩa, cũng như các mô hình Marketing Mix được áp dụng hiện nay.

1. Khái niệm marketing mix là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu Marketing mix là gì nhé. Doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ marketing để đạt được mục tiêu tiếp thị đã đặt ra, đòi hỏi phải đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ một mức giá phù hợp, vào đúng chỗ và thời điểm, đây chính là khái niệm Marketing mix hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp.

marketing mix là gì
Tìm hiểu mô hình Marketing Mix là gì?

Thông thường các bạn sẽ nghe nhắc đến các mô hình được phân chia trong Marketing mix bao gồm 4 yếu tố sản phẩm hữu hình được gọi là 4Ps (Product, Price, Place & Promotion), 7 yếu tố sản phẩm vô hình được phát triển ( 3 yếu được thêm vào đó là Process, People và Physical Evidence) và thuyết 4Cs.

Xác định được các yếu tố sẽ giúp bạn có quyết định chiến lược và đạt được những lợi ích sau:

  • Tăng cường ưu điểm, hạn chế khuyết điểm
  • Thích nghi thị trường và trở thành yếu tố cạnh tranh
  • Cải thiện lợi ích và sự hợp tác với các đối tác

Với ý nghĩa như trên, Marketing Mix sẽ đóng vai trò gì trong sự phát triển của một doanh nghiệp hoặc một chiến lược Marketing, chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần tiếp theo.

2. Vai trò của Marketing Mix hiện nay

Marketing mix hiện nay đóng một vai trò khá quan trọng và có tác động không chỉ với doanh nghiệp mà còn với người tiêu dùng và xã hội. Điển hình như:

Vai trò với doanh nghiệp

Marketing mix chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để thoả mãn. Bên cạnh còn cung cấp thông tin dữ liệu để doanh nghiệp thích ứng với thay đổi của thị trường, phân bổ các nguồn tài nguyên hợp lý để tối ưu hoạt động đáp ứng khách hàng, tối đa lợi nhuận.

marketing mix hiện nay
Vai trò marketing mix rất quan trọng trong chiến lược bán hàng

Vai trò với người tiêu dùng

Marketing mix hỗ trợ việc nghiên cứu và khám phá mong muốn của khách hàng ở thời điểm hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp dựa trên những thông tin nghiên cứu được từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp với lựa chọn người tiêu dùng. Thêm nữa, tiếp thị hỗn hợp giúp người tiêu dùng trong nước có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài nhanh chóng hơn.

Vai trò với xã hội

Bên cạnh các yếu tố về kinh tế thì doanh nghiệp hiện nay cũng chú trọng các hoạt động truyền thông và bán hàng phản ánh chân thật về chất lượng thực tế, để người tiêu dùng có một cái nhìn đúng đắn về sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, các yếu tố phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường cũng được doanh nghiệp chú trọng để đưa vào các chiến dịch bán hàng và tiếp thị.

Marketing hỗn hợp còn đóng vai trò thúc đẩy các doanh nghiệp trao đổi hàng hoá với bạn bè quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp quảng bá hình ảnh đất nước đến với quốc tế.

Với vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội, Marketing hỗn hợp ngày càng được phát triển. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu những giai đoạn phát triển này của Marketing Mix nhé.

3. Các giai đoạn phát triển của Marketing Mix

Chúng ta đã hiểu được vai trò của chiến lược Marketing mix là gì vậy tiếp theo cần tìm hiểu sâu hơn xem Marketing mix gồm những gì và những giai đoạn phát triển của từng mô hình như thế nào? Từ những phần này, mình tin rằng bạn sẽ nắm rõ hơn cách vận dụng các hình thức trong Marketing Mix.

Marketing mix 4Ps truyền thống

Bạn có nhớ mình từng đề cập qua Marketing mix có mấy thành phần không? Với mô hình truyền thống sẽ gồm 4 thành tố, được gọi là Marketing mix 4P gồm: Product, Price, Place và Promotion. Chúng ta bắt đầu tìm hiểu từng thành tố này nhé.

chiến lược marketing mix là gì
Mô hình Marketing mix 4Ps truyền thống

Product (sản phẩm)

Product hay là sản phẩm – là một thành tố trong mô hình 4Ps của Marketing mix. Sản phẩm có thể ở dạng hữu hình (điện thoại, xe hơi…) hoặc vô hình (dịch vụ spa, dịch vụ khách sạn, du lịch) được tạo ra để thoả mãn nhu cầu của một đối tượng khách hàng nhất định. Để đảm bảo được điều này đòi hỏi hoạt động nghiên cứu thị trường phải được thực hiện thường xuyên.

Sản phẩm được tạo ra cũng có vòng đời được thể hiện ở 3 giai đoạn sau:

  • tăng trưởng
  • trưởng thành
  • giảm doanh số.

Các Marketer cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về vòng đời của sản phẩm trong thời gian phát triển, sau đó lên chiến lược để kích thích nhu cầu thị trường khi sản phẩm đến giai đoạn giảm doanh số điển hình như mở rộng sản phẩm, tạo các sản phẩm hỗ trợ.

Price (Giá bán)

Price – giá sản phẩm (giá bán) là thành tố trọng yếu có tác động đến quan điểm mua hàng của người tiêu dùng, đây là chi phí mà khách hàng đồng ý bỏ ra để sử dụng dịch vụ, sở hữu sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì đây là một yếu tố có tính quyết định, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để xác định khách hàng cảm thấy hài lòng với chi phí bỏ ra.

Việc định giá sản phẩm là một thách thức cho các Marketer trong việc thực hiện chiến lược, nếu định giá thấp các bạn cần phải xác định bán một số lượng lớn mới có lợi nhuận, nếu định giá quá cao thì lợi thế chắc chắn sẽ nghiêng về đối thủ cạnh tranh. Dù chiến lược định giá là như thế nào cũng phải đảm bảo giá bán hàng phải lớn hơn chi phí sản xuất. Một số yếu tố chính cần chú ý trong chiến lược là: điểm giá ban đầu, giá niêm yết, chiết khấu và thời kỳ thanh toán…

Place (kênh phân phối)

Thành tố Place – Kênh phân phối (hệ thống phân phối) cũng khá quan trọng của Marketing hỗn hợp. Khi xây dựng chiến dịch, các nhân viên Marketing cần phải cân nhắc đến các hệ thống cung cấp sản phẩm sao cho thuận tiện nhất cho khách hàng (mua, tiêu thụ và sử dụng sản phẩm) bao gồm cả cửa hàng phân phối, các kênh bán hàng điện tử, kho bãi, vận chuyển….

Những câu hỏi mà các bạn cần phải chú ý trong việc lựa chọn kênh phân phối là:

  • Khách hàng sẽ tìm đến sản phẩm ở đâu?
  • Nơi khách hàng của bạn thường xuyên đến mua sắm?
  • Nên tiếp cận những kênh phân phối nào?
  • Cách tiếp cận những kênh phân phối mục tiêu?
  • Sự khác biệt với các kênh phân phối của đối thủ?

Promotion (xúc tiến thương mại)

Các hoạt động hỗ trợ bán hàng gồm quảng cáo (truyền hình và báo chí, bán lẻ, PR (quan hệ công chúng), tiếp thị nhằm tăng nhận biết thương hiệu và hỗ trợ bán hàng được gọi chung là Promotion – xúc tiến thương mại. Promotion còn gián tiếp giúp tạo ra nhu cầu của khách hàng với sản phẩm bằng cách truyền tải chức năng, giá trị và sự tồn tải của sản phẩm đến với khách hàng

Marketing mix 7Ps

7Ps là mô hình Marketing mix được phát triển thêm vào mô hình 4Ps truyền thông. Những thành tố được thêm vào là: Process (quy trình), People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lý). Cùng tìm hiểu về 3 thành tố được thêm vào này.

marketing mix có mấy thành phần
Chiến lược Marketing mix 7Ps được phát triển từ 4Ps

Process (quy trình)

Process liên quan đến quy trình quản lý, phân phối sản phẩm, thanh toán, xuất nhập kho hàng….được doanh nghiệp xây dựng để có thể tối ưu hoá việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng, tiết kiệm được ngân sách doanh nghiệp, giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng, giúp đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất với sản phẩm và dịch vụ.

Một ví dụ khá thành công trong việc xây dựng quy trình Marketing mix khá tốt chính là Tiki. Tiki đã đầu tư một khoản ngân sách khá lớn cho quy trình giao hàng, để khách hàng nhận được sản phẩm trong thời gian nhanh nhất.

People (con người)

Thành tố con người (people) trong Marketing mix đề cấp đến khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm và những người góp phần đem đến sản phẩm này trong doanh nghiệp.

Khách hàng chính là những người sử dụng và trải nghiệm sản phẩm, những đánh giá của họ trong việc sử dụng sản phẩm rất quan trọng với doanh nghiệp, họ sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ sao cho phù hợp nhất với đối tượng khách hàng của mình.

Nhân viên trong doanh nghiệp chính là những người trực tiếp tạo ra và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng, việc cân nhắc lựa chọn và đào tạo những người thực sự phù hợp với doanh nghiệp rất quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ bộ máy cung ứng sản phẩm, họ làm tốt thì khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt với sản phẩm.

Physical Evidence (bằng chứng hữu hình)

Thành tố này liên quan đến các yếu tố về cơ sở vật chất, không gian đón tiếp, cung cấp dịch vụ, nơi khách hàng sử dụng dịch vụ…. Thành tố này thể hiện sự hiện diện của một doanh nghiệp khi xuất hiện trên thị trường, tuy đây không phải là một thành tố quan trọng nhất nhưng là một trong những điểm cộng của doanh nghiệp trong những chiến lược Marketing mix.

Marketing mix 4Cs

Vào năm 1990, Robert F.Lauterborn, một giáo sư về bộ môn Truyền thông của trường Đại Học Báo Chí và Truyền Thông Đại Chúng ở Bắc California đã phát triển mô hình Marketing 4Cs, được sửa đổi từ nền tảng của mô hình 4Ps, bao gồm các thành phần: Cost (giá), Consumer Wants and Needs (nhu cầu và mong muốn của khách hàng), Communication (giao tiếp), Convenience (sự thuận tiện).

marketing mix gồm những gì
Mô hình Marketing mix 4Cs sửa đổi từ 4Ps

Cost (giá cả)

Giáo sư Robert đã phát triển khái niệm Price (trong 4Ps) rộng hơn thành khái niệm Cost (trong 4Cs) là chi phí khách hàng cần trả cho việc sử dụng, vận hành và bảo quản sản phẩm, vì ông cho rằng giá của sản không chỉ được xác định trong giai đoạn mua hàng, việc xác định lại sẽ giúp chi phí tương xứng với lợi ích mà người mua nhận được từ việc sử dụng sản phẩm.

Consumer Wants and Needs (mong muốn và nhu cầu của người tiêu dùng)

Trong sự cạnh tranh của thị trường, sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ có lợi thế giành chiến thắng, tức là doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu thị hiếu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và chỉ nên bán những sản phẩm đáp ứng được những mong muốn này.

Đôi khi, khái niệm này còn được hiểu là Customer Solutions – giải pháp cho khách hàng, nhấn mạnh việc các sản phẩm được đưa ra cần phải là một giải pháp thiết thực cho khách hàng chứ không chỉ là giải pháp kinh tế cho riêng doanh nghiệp.

Communication (giao tiếp)

Giáo sư Lauterborn cho rằng thành tố promotion (trong 4Ps) có phần mang tính cưỡng ép, do đó ông phát triển khái niệm communication (giao tiếp) nhấn mạnh tính tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng của mình. Doanh nghiệp khi trao đổi và lắng nghe nguyện vọng của khách hàng thì sẽ dễ dàng đem lại sản phẩm có thể đáp ứng được những mong muốn từ khách hàng, có được một chiến lược truyền thông chạn đến sự thấu hiểu và cảm nhận của khách hàng, như vậy mới là thành công.

Convenience (tiện lợi)

Khái niệm Convenience (thuận tiện) đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra sự thuận tiện trong việc phân phối các sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng. Mức độ thuận tiện và tiện lợi càng cao, giúp khách hàng càng dễ lựa chọn sản phẩm thì việc bán hàng càng đạt hiệu quả.

Ví dụ dễ thấy nhất cho sự thuận tiện chính là việc các ngân hàng lắp đặt hệ thống máy ATM. Nếu ngân hàng nào có sự bố trí nhiều máy ở nhiều nơi, một ít trục trặc thì sẽ dễ thu hút khách hàng đến với ngân hàng đó.

4. Một số ví dụ về Marketing Mix

Đã có rất nhiều thương hiệu lớn áp dụng các mô hình Marketing mixthành công và giúp tăng doanh số bán hàng, dưới đây là một số ví dụ về Marketing mix điển hình:

Starbucks – Không chỉ bán cà phê

Starbucks giúp thay đổi nhận định của khách hàng khi định nghĩa nơi đây không chỉ bán cà phê mà còn là nơi có thể thư giãn và nói chuyện cùng bạn bè.

  • Place: Starbucks khá khôn ngoan và linh hoạt trong việc xây dựng hệ thống bán hàng như: các cửa hàng cà phê, liên kết với khách sạn, sân bay…., phát triển app mobile, phát triển của hàng trực, liên kết với các nhà bán lẻ.
  • Product: sản phẩm của Starbucks luôn đa dạng và có sự đổi mới. Sản phẩm chính là cà phê, sau đó họ thu hút những khách không thích uống cà phê với các món nước hoặc món bánh khác nhau.
  • Price: Starbucks cam kết đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của họ với mức giá trung bình – cao.
  • Promotion: chiến dịch truyền thông, khuyến mãi của Starbucks cũng rất mới mẻ và diễn ra thường xuyên giúp khách hàng luôn có được sự tương tác với thương hiệu và sản phẩm.

McDonald – Áp dụng toàn diện Marketing mix 4Ps

McDonald đã ứng dụng toàn diện mô hình 4Ps giúp thúc đẩy hiệu quả và doanh thu bán hàng của hãng này trong việc kinh doanh của mình.

  • Product: McDonald lại đa dạng hoá menu của mình với gà rán, thức uống, đồ tráng miệng, nhãn hàng McCafe để phục vụ cà phê, giúp thương hiệu này tránh được rủi ro khi quá phụ thuộc vào một mặt hàng.
  • Place: McDonald’s đa dạng hóa kênh phân phối của mình theo 4 nhóm chính: nhà hàng, Ki-ốt, Mobile App và các App đặt thức ăn. Nhà hàng McDonald là nguồn doanh thu lớn nhất của thương hiệu.
  • Promotion: sự đa dạng trong các phương tiện truyền thông (TV, tờ rơi, phiếu giảm giá hay quà tặng) hay chương trình quà tặng cho Combo thiếu nhi….
  • Price: cung cấp các Combo món ăn (Combo sẽ rẻ hơn các món ăn lẻ) ví dụ Happy Meal với burger, gà rán và nước ngọt, khách hàng sẽ bị thu hút hơn vì chi phí tiết kiệm hơn.

Mong rằng bài viết Marketing mix là gì? trên sẽ giúp các Junior đánh giá được tầm quan trọng cũng như hình thành được cơ sở để áp dụng các kiến thức Marketing mix vào công việc thực tiễn. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về kiến thức Marketing tham khảo ngay bài phễu marketing của Triangle Head mình nhé.

Digital Marketing là gì? Những kiến thức cơ bản giành cho các Junior

Bạn có muốn tìm hiểu Digital Marketing là gì mà lại là ngành nghề có vị trí đang được các doanh nghiệp săn đón rất nhiều? Nhờ sự phát triển của internet và công nghệ 4.0, các nền tảng số cũng dần phát triển như social network, internet TV, mobile apps, youtube, google analytics….Đây cũng […]

Bạn có muốn tìm hiểu Digital Marketing là gì mà lại là ngành nghề có vị trí đang được các doanh nghiệp săn đón rất nhiều? Nhờ sự phát triển của internet và công nghệ 4.0, các nền tảng số cũng dần phát triển như social network, internet TV, mobile apps, youtube, google analytics….Đây cũng là sự khởi đầu và phát triển cho Digital Marketing hay còn gọi là Tiếp Thị Kỹ Thuật Số.

Sự phát triển của các hình thức Digital Marketing là thách thức và cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xâm nhập thị trường, do đó các doanh nghiệp đang rất cần đến các Digital Marketer để phát triển, các Junior có thể cân nhắc định hướng đi theo học vì đây là nghề nghiệp có rất nhiều cơ hội và triển vọng.

Trong bài ngày hôm nay, mình – Triangle Head sẽ cùng các bạn hiểu Digital Marketing là ngành gì, những kỹ năng cần có của một Digital Marketer, công việc Digital Marketer, và những lầm tưởng và những khó khăn mà các Junior Marketer sẽ gặp phải chọn ngành nghề này nhé.

1. Tìm hiểu Digital Marketing là gì?

Khái niệm về Digital Marketing

Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về Digital Marketing là gì. Có một định nghĩa mà Triangle Head mình tìm hiểu được từ Asia Digital Marketing Association có thể giúp các bạn có cái nhìn tổng quát Marketing Digital là gì: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”.

Digital Marketing nói một cách dễ hiểu là hình thức xây dựng các hoạt động trên các phương tiện, nền tảng kỹ thuật số. Các Digital Marketer còn có thể sử dụng các công cụ khác nhau để phân tích và theo dõi tiến độ, ROI (Return On Investment) giúp cho việc đánh giá dự án dễ dàng hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.

digital là gì
Digital Marketing là làm gì?

5Ds trong Digital Marketing

Digital Marketing liên quan đến 5 nền tảng công cụ mà một Digital Marketer cần phải nắm rõ được gọi tắt là “5Ds kỹ thuật số” vì chúng ảnh hưởng đến sự tương tác giữa thương hiệu với khách hàng hoặc người tiêu dùng.

Digital devices (Thiết bị kỹ thuật số) – là các thiết bị được kết nối người dùng với các trang web và mạng xã hội bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, TV và thiết bị chơi game.

Digital platform (Nền tảng kỹ thuật số) – các trình duyệt, ứng dụng từ các nền tảng hoặc dịch vụ chính như Facebook, Instagram, Google, YouTube, Twitter hay LinkedIn.

Digital media (Phương tiện kỹ thuật số) – các kênh truyền thông được doanh nghiệp trả tiền sở hữu nhằm tiếp cận và thu hút độc giả.

Digital data (Dữ liệu số) – Các số liệu, thông tin về độc giả trên nền tảng kỹ thuật số, lượng tương tác hoặc tiếp cận của họ với doanh nghiệp, các số liệu này giúp việc xây dựng các chiến lược Digital Marketing được chính xác hơn.

Digital technology (Công nghệ kỹ thuật số) – là các công nghệ tiếp thị, các giải pháp, nền tảng công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng để tạo trải nghiệm tương tác trên các nền tảng số.

2. Những kỹ năng cần biết của Digital Marketing là gì

Digital Marketing hiện tại đang rất được doanh nghiệp chú trọng. Vậy thì Digital Marketing là làm gì, các Marketer cần phải có những kỹ năng gì để trở thành một Digital Marketer?

digital la gi
Những kỹ năng cần có của Digital Marketer là gì?

Kỹ thuật SEM/ SEO

SEM và SEO là phương thức tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, giúp thông tin của doanh nghiệp được xếp hạng cao hơn trong các kết quả tìm kiếm, thông qua đó làm tăng lưu lượng truy cập đến trang web, trang thông tin của doanh nghiệp, đồng thời cải thiện độ uy tín của doanh nghiệp với người tìm kiếm.

Đây là một kỹ năng cần thiết của một Digital Marketer bởi vì việc nắm bắt kỹ thuật SEM/SEO giúp các chiến lược Marketing tiếp cận được một lượng lớn người dùng trên các trang tìm kiếm.

Dưới đây là một số kỹ năng SEO/ SEM cơ bản mà bạn nên tìm hiểu:

  • Tối ưu Onpage SEO cho website và social
  • Triển khai Offpage SEO
  • Technical SEO và Audit SEO

Khả năng lên ý tưởng nội dung

Các phương tiện truyền thông của doanh nghiệp như website, social media, blog hoặc video chính là một yếu tố quyết định sự thành công của một chiến dịch Digital Marketing. “Nội dung” sáng tạo sẽ giúp thu hút tương tác cho các nền tảng truyền thông số của doanh nghiệp (website, mạng xã hội, blog…) do đó các Digital Marketer cần phải tìm hiểu về các content và cách phát triển sáng tạo một content như thế nào.

Mỗi từ bạn viết đều có thể trở thành sức mạnh trong Digital Marketing, có người đã ví von rằng khi bạn làm Digital Marketing thì bạn chính là một nhà văn, nội dung sáng tạo và hấp dẫn thì chiến lược Digital Marketing đã thành công được 50% rồi đấy, hãy tìm hiểu tất cả những gì liên quan để hiểu rõ về chiến dịch và content của chiến dịch.

Khi đã thấu hiểu rõ ràng các khía cạnh của content và có khả năng tạo ra một ý tưởng content độc đáo sáng tạo, bạn đã phần nào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong chiến lược tiếp thị kỹ thuật số.

Phân tích dữ liệu và đo lường

Trong những bài viết kỹ năng Marketing của mình trước đó, mình có đề cập việc phân tích dữ liệu và đo lường là một kỹ năng cơ bản mà một Marketer cần có, với Digital Marketing lại càng cần thiết bởi vì số liệu này sẽ khổng lồ hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, Digital Marketing có những công cụ có thể trợ giúp việc đo lường một cách hiệu quả hơn như:

  • Bộ công cụ đo lường của Google: Analytic, Search Console, Google Adword
  • Một số cung cụ khác: Ahrefs, Rank Math SEO, Surfer SEO,…

Việc hiểu biết phân tích dữ liệu và nắm bắt các cách thức đo lường sẽ giúp Digital Marketer hoàn thiện kế hoạch và xử lý tình huống tốt hơn, bạn hãy tập làm quen với các công cụ và con số ngay từ bây giờ.

Hiểu biết về công nghệ

Chắc chắn một Digital Marketer sẽ phải có những kiến thức cơ bản về công nghệ (như WordPress, Magento, Joomla….) và những thuật ngữ chuyên môn có liên quan (như ad network, display ads, paid search…). Thời đại công nghệ đang phát triển như hiện nay khiến máy móc dễ thay thế con người, để không bị đào thải, các nhân viên Digital Marketing buộc phải có khả năng sử dụng công nghệ.

Marketing là một ngành luôn có sự đổi mới, mà nền tảng số như Marketing Digital lại dễ dàng có xu hướng mới, các Marketer cần phải có sự thích nghi nhanh chóng, sẵn sàng học hỏi, cập nhật thay đổi và hoàn thiện kỹ năng Marketing cần thiết để giúp doanh nghiệp hoà nhập thời đại.

3. Công việc Digital marketing là làm những gì?

Điều tiếp theo các bạn quan tâm chắc chắn sẽ là với những kiến thức và kỹ năng Digital Marketing mà bản thân có thì công việc digital marketing là gì? Một dự án Digital Marketing được triển khai nhờ sự kết hợp của rất nhiều công việc, mình tổng hợp các bộ phận các bạn có thể tham gia dưới đây:

công việc digital marketing là gì
Công việc Digital marketing là gì?

Nhân viên SEO Executive

Các nhân viên SEO Executive chính là người sẽ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để điều hướng nội dung và chuẩn hóa content của doanh nghiệp.

Bằng nhiều cách khác nhau, các nhân viên SEO sẽ giúp cho thông tin doanh nghiệp “leo hạng” trên các công cụ tìm kiếm.

SEO Marketer thường sẽ kết hợp với Copywriter hoặc Content Marketer để xây dựng nội dung liên kết các nền tảng như mạng xã hội, website, giúp tăng độ tin cậy cho các trang thông tin của doanh nghiệp.

Content Marketing Specialist

Chuyên gia tiếp thị nội dung là những người chuyên về sáng tạo và xây dựng chiến lược nội dung cho những trang mạng xã hội, blog hoặc website, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của các bài bán hàng, blog, kịch bản sự kiện và cả nội dung truyền thông social…

Content Specialist sẽ làm việc cùng các bộ phận liên quan về sản phẩm và chiến dịch, nắm bắt các thông tin chính xác để xây dựng nội dung. Ngoài ra, Content Marketing Specialist phải chịu trách nhiệm kiểm duyệt cho tất cả nội dung trước khi được công bố hoặc xuất bản ra ngoài.

Social Media

Một nhân viên Social Media sẽ quản lý các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter…của doanh nghiệp, lên kế hoạch tạo bài post và sự kiện tương tác với khách hàng, lịch đăng bài và giám sát theo dõi các bài đăng trên các trang mạng xã hội, qua đó lôi kéo sự quan tâm của cộng đồng.

digital marketing là ngành gì
Nhân viên Social Media sẽ quản lý các trang mạng xã hội

Social Media Marketer còn phải kết hợp với các chuyên viên Marketing khác để có thể lên kế hoạch xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hoặc xử lý khủng hoảng nếu có xảy ra.

Marketing Automation Coordinator

Đây là một công việc cho những Marketer có thế mạnh về công nghệ. Marketing Automation quản lý phần mềm để nghiên cứu hành vi khách hàng, giúp cho team Marketing hiểu được chính xác hơn thị hiếu của khách hàng và thị trường.

Ngoài ra, một Marketing Automation Coordinator cũng sẽ giúp đo lường và thống kê hiệu suất của một chiến dịch truyền thông cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Affiliate Marketing

Đây là một dang Marketing gián tiếp, bạn đăng nội dung đánh giá hoặc giới thiệu về một sản phẩm bất kỳ, trong bài đăng có kèm link của nhà sản xuất, thu hút người đọc quan tâm, nhấp vào link của nhà sản xuất và mua sản phẩm thì bạn sẽ được chia lợi nhuận từ việc bán được sản phẩm đó.

Một số hình thức để tính lợi nhuận sẽ được chia cho người đăng tải:

  • Tính số lượt click từ trang web /blog/page của bạn đến website nhà sản xuất
  • Tính số lượng khách hàng từ trang web của bạn và mua hàng thành công.

Marketer có thể tại một affiliate link cho từng sản phẩm và quảng cáo thông qua website, email, paid traffic….hoặc bất kỳ kênh nào mà bạn đánh giá sẽ đạt hiệu quả. Khi khách hàng sử dụng hoặc mua sản phẩm qua đường link đó bạn sẽ được chia lợi nhuận.

Email Marketing

Email Marketing là công việc sẽ thường gửi các thông tin về sản phẩm, khuyến mãi, các chương trình giảm giá hoặc các thông tin tư vấn từ phía doanh nghiệp thông qua email khách hàng để thu hút lượt truy cập cho các trang website của doanh nghiệp.

Đây là một trong những cách tiếp cận của các Digital Marketer đối với các khách hàng tiềm năng đã đồng ý liên lạc. Tiếp thị qua email có một tác dụng lớn trong việc tương tác và tiếp cận khách hàng, vì bạn đã được khách hàng cho phép và vượt qua rào cản để gửi thông tin của doanh nghiệp đến với khách hàng của mình.

4. Những lầm tưởng về Digital Marketing thường thấy

Bất cứ thông tin hoặc định nghĩa nào cũng sẽ có một số sự định nghĩa sai lệch hoặc một số sự hiểu lầm, đối với việc học Digital Marketing cũng vậy.

Digital marketing không phải là Marketing online

Thật ra có khá nhiều hiểu lầm vì cả Digital Marketing lẫn Marketing Online đầu sử dụng nền tảng là Internet. Tuy nhiên sự khác biệt chính là Marketing Online sẽ phụ thuộc vào Internet còn Digital Marketing không phụ thuộc hoàn toàn vào đó mà còn sử dụng các cơ sở hạ tầng viễn thông để hoạt động.

digital mkt là gì
Tại sao lại hiểu lầm Digital Marketing là Online Marketing?

Ngoài ra chúng ta có thể định nghĩa Marketing Online là một hoạt động/ tập hợp hoạt động con của Digital Marketing. Bất kỳ các hoạt động Marketing nào có nền tảng kỹ thuật số như Email, Content, TVC, Digital OOH… đều có thể gọi là Digital Marketing.

Digital Marketing không phải là một ngành riêng biệt

Digital Marketing bao gồm rất nhiều mảng khác nhau, trong đó có thể kể đến kha khá các nền tảng xã hội, website thương mại hay phi thương mại, email, các nền tảng blog….Đây là một lĩnh vực Marketing khổng lồ, một hệ sinh thái kỹ thuật số mạnh mẽ.

Để thực hiện được một chiến lược hay chiến dịch Digital Marketing, các Marketer cần phải tìm hiểu, nghiên cứu rất chi tiết về thị trường và các kênh kỹ thuật số của đối thủ, từ đó xác định được thách SWOT cho doanh nghiệp trong việc phát triển các nền tảng cho Digital Marketing.

Phải luôn sáng tạo mới làm được Digital Marketing

Nghề Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng cần yếu tố sáng tạo nhưng đó là yếu tố cần, không phải yếu tố duy nhất hay yếu tố bắt buộc của một Digital Marketer. Sự sáng tạo phải dựa trên thực tế của thị trường, chiến thuật Marketing cần tư duy khoa học chứ không phải chỉ sáng tạo mà thôi.

Đừng suy nghĩ nếu mình không sáng tạo thì sẽ không thể tìm hiểu về Digital Marketing. Sáng tạo đem đến thu hút nhưng tính thực tế trong tiếp thị sẽ giúp các kế hoạch đi đúng hướng, đánh đúng tâm lý khách hàng, đây mới thực sự là quan trọng.

5. Những khó khăn cho các Junior khi theo đuổi Digital Marketing

Bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ gặp khó khăn khi khởi đầu, tất nhiên khi theo đuổi học Digital Marketing cũng vậy.

Thiếu kinh nghiệm: Yếu tố kinh nghiệm bao gồm kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Đòi hỏi các Junior Marketer phải vừa học vừa thực hành để rút cho mình những kinh nghiệm quý giá để được đánh giá tốt hơn trong mắt nhà tuyển dụng

Bỏ ra nhiều công sức: đây là điều bạn sẽ phải chuẩn bị khi lựa chọn học Digital Marketing. Để chạy một chiến dịch Marketing phải bỏ công sức phân tích dữ liệu, lập ra kế hoạch, bỏ hàng tháng thời để đạt KPIs, khi đã lựa chọn bạn phải cho quyết tâm.

Ít mối quan hệ: bạn mới vào nghề, là một Junior, bạn nghiên cứu digital marketing là làm gì nhưng bạn lại quên mất việc xây dựng các mối quan hệ cho mình. Trong quá trình học hỏi và bắt đầu làm việc, xây dựng mối quan hệ sẽ giúp bạn phát triển, cho bạn cơ hội học hỏi từ những người đi trước đấy.

Hy vọng các bạn Junior Marketer đã có một hình dung cụ thể Digital Marketing là gì và hiểu về các kỹ năng cũng như các hình thức Digital Marketing mà mình có thể tham gia và phát triển đúng không? Hy vọng các bạn có thể phát triển các kỹ năng của bản thân một cách thuần thục và tự tin ứng tuyển vị trí này, ngoài ra nếu bạn thấy hứng thú với các kiến thức marketing hãy tìm đọc thêm bài viết Social Marketing của Triangle Head mình nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

https://blog.hubspot.com/marketing/what-is-digital-marketing

https://www.investopedia.com/terms/d/digital-marketing.asp

https://www.hitachi-solutions.co.jp/digitalmarketing/sp/column/dm_vol01/

Tổng hợp 11 kỹ năng Marketing cơ bản cho các Junior khi vào nghề

Liệu các bạn Junior có thường thắc các nhà tuyển dụng sẽ cần những kỹ năng Marketing gì ở mình ngoài những kiến thức Marketing căn bản, hay kỹ năng marketing nào quan trọng nhất mà các bạn cần phải rèn luyện để có thể tăng khả năng được nhà tuyển dụng để mắt đến […]

Liệu các bạn Junior có thường thắc các nhà tuyển dụng sẽ cần những kỹ năng Marketing gì ở mình ngoài những kiến thức Marketing căn bản, hay kỹ năng marketing nào quan trọng nhất mà các bạn cần phải rèn luyện để có thể tăng khả năng được nhà tuyển dụng để mắt đến không?

Mình là Triangle Head và mình sẽ tiếp tục đồng hành cùng các bạn, tiếp tục tìm hiểu các thông tin cơ bản về Marketing cho các bạn Junior mới vào nghề. Mình đã tổng hợp lại 11 kỹ năng cần thiết của nhân viên marketing mà các nhà tuyển dụng thường sẽ mong muốn ở các ứng viên để các bạn tham khảo, hãy xem qua nhé.

Khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường 

Khi muốn đem lại bất kỳ một sản phẩm nào thì doanh nghiệp cần biết sản phẩm có phù hợp với thị trường hay không và thị trường là nơi Marketing bắt đầu. Kỹ năng Marketing đầu tiên của một Marketer phải biết cách phân tích những đặc trưng của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và những yếu tố thị trường có khả năng tác động đến doanh nghiệp. Có khả năng nghiên cứu và phân tích giúp marketer có số liệu rõ ràng để lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch Marketing tốt hơn.

Yêu thích sự sáng tạo 

Thị trường luôn không đứng yên, đòi hỏi Marketer phải thật linh hoạt thậm chí sáng tạo để đi trước cả thị trường, chấp nhận rủi ro thực hiện những ý tưởng “điên rồ” để tạo ra xu hướng và giúp hiệu quả truyền thông được tăng cao.

kỹ năng marketing là gì
Linh hoạt sáng tạo giúp Marketer đi đầu xu hướng, nắm bắt thị trường

Tăng sự sáng tạo cũng tạo ra một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp để có thể nắm bắt thị hiếu của khách hàng cũ và mới. Đây không chỉ là kỹ năng Marketing cơ bản mà còn là một suy nghĩ, tính cách mà các bạn Junior nên xây dựng và rèn luyện cho bản thân khi bước vào nghề.

Kỹ năng xây dựng mục tiêu 

Mình tham khảo được một kết quả khảo sát trong industry survey có hơn 3,200 Marketer tham gia, tỷ lệ chiến lược Marketing đạt đến 376% khi họ xây dựng được mục tiêu Marketing.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang cần biết rõ đâu là thị trường dành cho mình thì xây dựng mục tiêu là một kỹ năng cần có của nhân viên Marketing để có thể hoạch định chiến lược hiệu quả. Ngoài việc định hướng công việc, các Marketer cũng có thể từ mục tiêu để đánh giá và đo lường tỷ lệ thành công của chiến lược.

Tương tác với mạng xã hội 

Sự phát triển của internet và các trang mạng xã hội hiện tại tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tạo dựng hình ảnh trong cộng đồng, hỗ trợ cho việc kinh doanh và phát triển các sản phẩm của công ty, biến những trang mạng xã hội này thành một công cụ đắc lực cho việc quảng bá.

ky nang marketing
Tương tác với mạng xã hội cũng là một kỹ năng Marketing

Sự phát triển này khiến “tương tác với mạng xã hội” trở thành một kỹ năng cần có của Marketing, đòi hỏi các Marketer cũng phải chủ động sử dụng các trang mạng xã hội và liên tục cập nhật xu hướng mới nhất để tiếp cận hành vi và tâm lý người tiêu dùng.

Nắm bắt tâm lý khách hàng 

Một Marketer giỏi đòi hỏi có một kỹ năng Marketing tiên quyết chính là nắm bắt được tâm lý khách hàng. Hiểu được thói quen, sở thích, nhu cầu, lý do cần sử dụng sản phẩm của khách hàng… tạo cơ hội cho Marketer và doanh nghiệp phân tích và dự đoán hành vi của người tiêu dùng với các kế hoạch Marketing, tích lũy các thông tin cần thiết để phát triển các chiến lược Marketing hợp lý.

Lên chiến lược cho dự án 

Chiến lược Marketing là kim chỉ nam cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng để quảng bá sản phẩm, đánh bại đối thủ. Do đó doanh nghiệp sẽ luôn đòi hỏi Marketer có thể xây dựng được chiến lược Marketing cho một dự án. 

marketing cần kỹ năng gì
Các doanh nghiệp đều mong muốn Marketer có thể lên chiến lược Marketing

Đây là một trong các kỹ năng Marketing quan trọng, đòi hỏi các Marketer có thể vận dụng tất cả các thông tin thu thập và phân tích được để có được một chiến lược tốt cho doanh nghiệp.

Biết các kỹ thuật Marketing 

Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) đang phát triển và ngày càng đa dạng bao gồm Marketing trên một số các nền tảng như TV, internet TV, mobile, mobile apps, các trang youtube, facebook, google….Điều này đòi hỏi các Marketer phải có một sự hiểu biết nhất định về kỹ thuật nói chung và các nền tảng số hóa nói riêng. 

Bạn không cần phải thành thạo như một dân IT thứ thiệt, chỉ cần bạn nắm được những phần cơ bản để triển khai các công việc như Marketing SEO, quảng cáo trên các mạng xã hội, làm video…Kỹ năng Marketing về kỹ thuật giúp bạn có một thế mạnh lớn khi xâm nhập vào thị trường, nhất là những thị trường tiềm năng của digital.

Khả năng Teamwork 

“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì hãy đi chung”, đây là một câu nói không dư thừa trong bất kỳ ngành nghề nào, ngay cả trong Marketing. Teamwork là tinh thần chủ đạo của những Marketer thành công, làm việc nhóm hiệu quả giúp phát triển ý tưởng và triển khai, phối hợp thực hiện các kế hoạch được tốt hơn. Do đó đây là một những kỹ năng cần có của nhân viên marketing mà bạn cần phải phát triển cho bản thân mình.

marketing cần những kỹ năng gì
Tăng kỹ năng teamwork, tăng khả năng thành công cho các Marketer

Khả năng diễn đạt tốt

Khả năng diễn đạt tốt sẽ bao gồm sự khéo léo trong giao tiếp, cách diễn đạt ý tưởng của mình rõ ràng, súc tích giúp người nghe (bao gồm khách hàng, đồng nghiệp hay đối tác) hiểu được. Kỹ năng Marketing này cho bạn một thế mạnh để nắm bắt lòng người, gây được sự chú ý và xây dựng mạng lưới quan hệ, đặc biệt có lợi khi làm việc nhóm.

Tư duy phản biện – kỹ năng giải quyết vấn đề

“Tư duy phản biện” là một định nghĩa đã có từ rất lâu nhưng rất ít khi được thực hiện thực tế ở xã hội Việt Nam. Kỹ năng Marketing này không chỉ giúp bạn lắng nghe thông tin có chọn lọc mà còn giúp bạn phải đặc ra nghi vấn, tìm kiếm vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề ấy một cách khoa học nhất bằng cách vận dụng các kiến thức đã có.

Tư duy phản biện giúp các đội nhóm Marketing thực sự gắn kết hơn. Việc phản biện không phải là bác bỏ các ý kiến được đưa ra mà nhằm đem lại một cái nhìn đa chiều cho toàn bộ kế hoạch, như vậy, khi một chiến lược được đề ra, các Marketer sẽ có sự chuẩn bị với những yếu tố có thể tác động.

các kỹ năng về marketing
Tư duy phản biện là một kỹ năng Marketing cần thiết

Nên biết một số kỹ năng mềm 

Một số kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã bên cạnh những kỹ năng và kiến thức chuyên môn sẽ là một điểm cộng cho những Marketer thành công. Theo thông tin mình đọc được, những người thành đạt thì 25% là nhờ kiến thức chuyên ngành và 75% còn lại là nhờ những kỹ năng mềm. Một số kỹ năng mềm mà các Marketer có thể phát triển hội (bên cạnh khả năng teamwork và giao tiếp) là:

  • Giải quyết tình huống
  • Lãnh đạo
  • Quản lý thời gian
  • Giữ thái độ tích cực

Những kỹ năng Marketing này giúp cho các Marketer xâm nhập thị trường dễ dàng, đưa ra được chiến lượng Marketing rõ ràng, hạn chế những sai sót có thể xảy ra, học tập và phát triển bản thân hiệu quả.

Tất cả 11 kỹ năng Marketing trên là những kỹ năng cần thiết của người làm marketing, các bạn hãy phát triển các kỹ năng này và ứng dụng các kỹ năng marketing này hiệu quả. Góp nhặt kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế để  nắm bắt được giá trị của những kỹ năng mà mình đã có được, những kỹ năng được phát triển từ kinh nghiệm thực tế khiến giá trị của bạn tăng cao hơn trong mắt của những nhà tuyển dụng đấy.

Mình sẽ kết thúc bài nói về các kỹ năng Marketing cần thiết cho các Junior Marketer ở đây. Mình sẽ gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo về phễu Marketing – hướng dẫn các bạn luyện tập và nắm bắt các kỹ năng mà mình đã nêu ở trên nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm tại:

https://www.ironpaper.com/webintel/articles/top-10-skills-needed-by-marketers-today/

https://www.wordstream.com/blog/ws/2015/04/07/marketing-skills

https://lumen5.com/learn/marketing-skills/