Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 6 yếu tố cần có cho một hệ thống nhận diện hoàn chỉnh
Xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày một nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Nắm bắt các xu hướng và cập nhật kiến thức hữu ích về thương hiệu sẽ giúp CEO có tầm nhìn chiến […]
Xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày một nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Nắm bắt các xu hướng và cập nhật kiến thức hữu ích về thương hiệu sẽ giúp CEO có tầm nhìn chiến lược, vạch định kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Là một trong những người bén duyên và có cơ hội được xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho một số công ty, mình đã đúc kết ra một số yếu tố để hoàn chỉnh hệ thống nhận diện doanh nghiệp. Nếu như bạn cũng đang trên con đường xây dựng thương hiệu riêng cho mình thì có thể tham khảo một số chia sẻ dưới đây của mình nhé.
1. Giải thích hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Trước khi xây dựng một kế hoạch cụ thể, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? Theo cách hiểu của mình thì đây đơn giản là các hình thức tiếp cận để khách hàng khác có thể nhận diện và biết đến biết đến thương hiệu của bạn qua nhiều yếu tố hình ảnh đại diện cho thương hiệu.
Việc xây dựng một hệ thống nhận diện cần thực hiện một cách toàn diện trên mọi mặt trận mà thương hiệu của bạn có thể phủ sóng. Có thể kể đến như: Logo doanh nghiệp, các câu khẩu hiệu, bao bì, nhãn mác, băng rôn quảng cáo, các vật phẩm, ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo, hệ thống phân phối, các phương tiện vận tải, chuỗi cửa hàng,…
Hay nói cách khác, hệ thống nhận diện chính là những gì mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy, nghe thấy những thông tin về doanh nghiệp trong mọi hoạt động đời sống hàng ngày.
Theo mình nghĩ, việc xác định rõ mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp tạo ra sự khác biệt, thể hiện cá tính riêng và đặc biệt là cần phải tạo ấn tượng sâu sắc đối với người tiêu dùng. Từ ấy thể hiện quy mô doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng.
2. Lợi ích của hệ thống nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp
Hệ thống nhận dạng thương hiệu có quan trọng với doanh nghiệp hay không? Theo mình nó không những quan trọng mà còn quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một công ty nếu xây dựng cho mình hệ thống nhận diện vững mạnh chắc chắn sẽ phát triển bền vững và đạt được những lợi thế như sau:
Tặng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu
Mình lấy một ví dụ đơn giản là khi doanh nghiệp của bạn tham dự một cuộc đấu thầu xây dựng, nếu bạn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố nhận diện thương hiệu chắc chắn sẽ dễ dàng đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác để dành phần thắng.
Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao về năng lực, chất lượng và sự uy tín của doanh nghiệp thông qua thương hiệu mà công ty đã tạo dựng bấy lâu nay xem có thực sự có vững mạnh và đáng tin cậy hay không.
Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu
Hệ thống nhận dạng thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhận biết và nghĩ ngay đến các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp khi họ có nhu cầu. Đồng thời việc tạo ấn tượng mạnh trong lòng người tiêu dùng sẽ gây ra tâm lý muốn được sở hữu sản phẩm, muốn được trải nghiệm những dịch vụ mang thương hiệu công ty của bạn.
Nâng cao giá trị doanh nghiệp
hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao giá trị, vị thế và sự uy tín với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư,…Từ đấy giúp kêu gọi vốn đầu thư một cách dễ dàng để phát triển công ty ngày một vững mạnh hơn.
Xây dựng quảng bá thương hiệu
Theo mình hệ thống nhận diện của một thương hiệu nếu được đầu tư nghiêm túc, có kế hoạch, định hướng rõ ràng sẽ giúp tất cả người tiêu dùng đều có thể tiếp cận và biết đến doanh nghiệp, thể hiện tầm nhìn rộng lớn và sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với toàn bộ đối tượng khách hàng mà công ty muốn hướng tới.
3. Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì
Một hệ thống nhận dạng thương hiệu hoàn chỉnh, chuyên nghiệp cần đáp ứng những yếu tố như thế nào? Qua thực tiễn làm việc và xây dựng hệ thống nhận diện cho nhiều dự án mình nhận thấy có một số yếu tố đặc biệt quan trọng mà bạn cần phải quan tâm và tập trung, đó là:
Primary brand mark (nhãn hiệu chính)
Biểu tượng đầu tiên mà bạn dễ nhận thấy nhất của sức mạnh thương hiệu chính là thiết kế logo hoặc nhãn hiệu chính. Thay vì cố gắng thể hiện những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải thông tin theo nghĩa đen, bạn có thể sử dụng các yếu tố hình ảnh khái niệm và trừu tượng. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và lưu nhớ thông tin về doanh nghiệp của bạn một cách tốt nhất.
Primary brand mark cần đảm bảo đủ linh hoạt để có thể hoạt động tốt trên nhiều hình thức và quy mô khác nhau, các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu phải có khả năng tái tạo và nguyên tắc thiết kế nhất quán.
Qua một thời gian trải nghiệm các dự án Branding mình nhận thấy cách thiết kế logo chuyên nghiệp cần đảm bảo 6 yếu tố sau đây:
- Trong tất cả trường hợp, biểu trưng phải có màu đồng nhất.
- Logo cần có khả năng điều chỉnh được.
- Logo phải đơn giản nhưng ấn tượng, dễ nhớ.
- Biểu trưng cần độc đáo, thể hiện cá tính riêng của doanh nghiệp.
- Biểu trưng có thể hiện trên tin nhắn của khách hàng.
Secondary brand mark (nhãn hiệu phụ)
Nhiều người vẫn chưa ý thức tầm quan trọng của nhãn hiệu thứ cấp. Trên thực tế, quy tắc vàng trong việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh là có logo duy nhất, nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông, báo chí và được sử dụng liên trong nhiều năm không có sự thay đổi.
Ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều có một kênh xuất bản riêng của mình như các trang web, mạng xã hội blog,…Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ 4.0, Internet trở thành nơi chứa hàng nghìn loại thông tin khác nhau không được chắt lọc chính xác khiến người dùng bắt đầu chặn và lọc Internet.
Vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật, phát triển và tiếp cận nhiều nhất tới người tiêu dùng? Đây chính là lúc nhãn hiệu thứ cấp thể hiện vai trò quan trọng của mình. Nó sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ nhãn hiệu chính và nâng cao kênh thông điệp cho nhãn hiệu. Nhãn hiệu thứ cấp sẽ tiếp cận khách hàng qua các kênh như: buôn bán, tiếp thị tài sản thế chấp, các chiến dịch truyền thông quảng bá và còn nhiều hơn thế nữa.
Bảng màu thương hiệu
Chúng ta đều biết, mỗi thương hiệu sẽ có một bản màu đặc trưng, cho dù đó là một màu rất đơn giản như đen, trắng hay một màu sắc khác sáng tạo hơn. Vẫn còn doanh nghiệp cho rằng màu sặc chỉ giới hạn ở tiêu đề thư, logo hay bảng hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn thử sử dụng màu sắc cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị, mới mẻ hơn.
Mình đã ứng dụng việc chọn lọc màu sắc cho thương hiệu và nhận thấy sự tương tác, phản hồi của khách hàng khá tích cực. Khi chọn màu sắc cho thương hiệu, bạn cần lưu ý căn cứ vào sự phù hợp của chúng với thương hiệu để đảm bảo mang tới sự hài hòa và truyền tải thông tin một cách tốt nhất tới người tiêu dùng.
Typography (kiểu chữ)
Typography được xem là nền tảng để thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu vững mạnh. Dựa trên thực tiễn làm việc mình rút ra một điều là việc lựa chọn phông chữ phù hợp để đại diện cho thương hiệu thường khá khó khăn đối với các doanh nghiệp. Thông thường các thương hiệu chỉ đưa ra phông chữ ngẫu nhiên dựa trên sở thích cá nhân.
Typography thể hiện cá tính, nét độc đáo riêng của thương hiệu. Mình lấy một ví dụ đơn giản như: một thương hiệu đặc trưng đại diện cho truyền thống sẽ sử dụng các mặt kiểu serif, ngược lại, các thương hiệu hiện đại là dùng các mặt san-serif.
Một thương hiệu, cần phải có các mặt chính để sử dụng trong logo thương hiệu chính. Ngoài ra nên có thêm các mặt kiểu chữ thứ cấp và thứ cấp lý tưởng để bổ sung cho kiểu chữ chính, mang lại hiệu ứng tốt nhất, truyền tải thông tin hấp dẫn, lôi cuốn đến khách hàng.
Visual brand (nhãn hiệu trực quan)
Tiện ích của mở rộng thương hiệu trực quan chính là các yếu tố thiết kế có vai trò hỗ trợ và nâng cao những trải nghiệm thú vị về hình ảnh thương hiệu mà bạn muốn xây dựng. Có thể kể tới một số yếu tố như: mẫu thương hiệu chính thức, hình tượng,…
Nếu doanh nghiệp của bạn có một hình mẫu thương hiệu chính thức sẽ giúp khách hàng ghi nhớ, tạo ấn tượng sâu sắc, giúp họ sẽ nghĩ ngay tới khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hay sản phẩm mà công ty bạn cung cấp.
Ngoài ra, Iconography được xem là công cụ đắc lực trong kho vũ khí thương hiệu mà bạn tạo dựng. Các biểu tượng có thể được sử dụng để tạo thành điểm nhấn đặc trưng xuyên suốt quá trình xây hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, giúp bạn truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Website thương hiệu
Website là yếu tố quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin liên quan tới doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ,…Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm, chắc chắn khách hàng sẽ vào check trang web để tham khảo thông tin và khẳng định lại chất lượng, sự uy tín của doanh nghiệp.
Hy vọng với những chia sẻ mà mình đã rút ra trong quá trình xây dựng cũng như chức năng hệ thống nhận diện thương hiệu đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng thể về hệ thống nhận diện và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển, thành công của doanh nghiệp.
Chúc bạn sẽ xây dựng cho mình được hệ thống nhận diện thương hiệu vững chắc, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng góp thành vào sự thành công và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết Branding là gì phần nào giúp bạn nắm được các đầu công việc trong chiến dịch xây dựng thương hiệu
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.spellbrand.com/brand-identity-system
https://techcrunch.com/2019/03/21/how-to-develop-a-brand-identity-system-like-intercom/
https://blog.neosmarketing.com/what-is-a-brand-identity-system-1