Brand Audit là gì? 6 bước Brand Audit nhìn toàn cảnh bức tranh thương hiệu
Nếu bạn đã triển khai nhiều các chiến lược Brand Marketing thì chắc hẳn khái niệm Brand Audit sẽ hoàn toàn không xa lạ. Nó sẽ giúp bạn phân tích được thương hiệu của mình đang ở vị trí nào trên thị trường. Qua đó, Brand Audit sẽ là nền tảng để bạn cải thiện […]
Nếu bạn đã triển khai nhiều các chiến lược Brand Marketing thì chắc hẳn khái niệm Brand Audit sẽ hoàn toàn không xa lạ. Nó sẽ giúp bạn phân tích được thương hiệu của mình đang ở vị trí nào trên thị trường. Qua đó, Brand Audit sẽ là nền tảng để bạn cải thiện những điểm chưa tốt ở thương hiệu của mình.
Brand Audit rất cần thiết cho mỗi doanh nghiệp, cho mỗi Marketer hay những bạn đang theo ngành Branding. Và đương nhiên cũng sẽ bao gồm các Junior. Các Junior cần nắm vững kiến thức về Brand Audit để có thể thúc đẩy phát triển tốt cho thương hiệu mà họ đang triển khai.
Không để bạn đợi lâu nữa, Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn các kiến thức về: Brand Audit là gì? Thời điểm phù hợp để doanh nghiệp triển khai Brand Audit. Bên cạnh đó là những thông tin cần chuẩn bị cũng như quy trình 5 bước trong việc thực hiện Brand Audit. Cùng mình tìm hiểu ngay nào!
1. Định nghĩa Brand Audit là gì?
Brand Audit hay kiểm toán thương hiệu được hiểu là quá trình doanh nghiệp kiểm tra vị thế của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đây cũng là dịp để thương hiệu phân tích, đánh giá hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đã triển khai.
Việc thực hiện Brand Audit hỗ trợ bạn tìm ra những điểm yếu mà thương hiệu cần khắc phục. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp bạn tìm được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trực tiếp. Từ đó, bạn có thể đề ra các phương án cải thiện, làm cho thương hiệu của mình trở nên ấn tượng và dễ đi vào tâm trí của khách hàng hơn.
Không những thế, Brand Audit còn có một số lợi ích tuyệt vời như:
- Nghiên cứu tốt hơn về các đặc điểm, hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu
- Nghiên cứu được toàn ngành cùng với đó là xu hướng thị trường
- Hỗ trợ tốt cho các hoạt động khác của doanh nghiệp bao gồm: Customer Service, Marketing hay R&D,…
2. Khi nào doanh nghiệp nên thực hiện Brand Audit?
Thời điểm thích hợp được khuyên thực hiện Brand Audit là khi doanh nghiệp mong muốn làm mới giao diện thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu, hay còn được Brand Image ở thời điểm hiện tại. Và đây cũng sẽ là thời gian hoàn hảo để bạn nhìn lại những thay đổi, điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu kể từ ngày thành lập.
Để hiểu rõ hơn về bạn có thể tìm hiểu kiến thức Brand Image là gì nhé!
Một thương hiệu lớn mạnh không những thuận lợi trong việc kinh doanh mà còn truyền động lực làm việc cho nhân viên của mình. Vì thế, bạn nên triển khai Brand Audit để có thể kiểm soát tốt tình hình cũng như có được những hệ thống quy trình phù hợp nhằm cải thiện sao cho thương hiệu được nhận diện một cách hiệu quả nhất.
3. Những thông tin cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit
Sau đây là một số thông tin bạn cần chuẩn bị khi tiến hành thực hiện Brand Audit. Hãy ghi lại những điều mình sắp chia sẻ vào sổ tay hoặc bất kỳ phương tiện nào nhé bạn!
Doanh thu bán được
Đầu tiên, bạn cần thống kê chính xác doanh thu bán được của sản phẩm/dịch vụ qua từng tháng, từng quý, từng năm. Việc này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tình hình cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp mình. Từ đó, bạn sẽ biết được nên kiểm toán những thông tin nào để đưa sản phẩm cũng như công ty mình đi lên.
Tốc độ phát triển thương hiệu trong ngành
Tốc độ phát triển thương hiệu trong ngành bạn đang kinh doanh cũng là thông tin cần thiết khi thực hiện Brand Audit. Thế nên, bạn hãy chuẩn bị thật đầy đủ nội dung về sự phát triển thương hiệu qua từng năm. Đây sẽ là nền tảng cơ bản mà bạn có thể dựa vào để kiểm toán thương hiệu tốt hơn.
Bảng thống kê hành vi khách hàng
Hành vi khách hàng là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu và cả trong bán hàng. Và trong Brand Audit cũng cần đến yếu tố này. Vì thế, bạn hãy tổng hợp và thống kê hành vi khách hàng khi mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng để bạn triển khai tốt nhất Brand Audit.
Thông tin đối thủ cạnh tranh
Yếu tố thứ hai bạn cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit là thu thập các dữ liệu về sự phát triển thương hiệu của đối thủ cùng ngành hàng với bạn. Hãy phân tích ưu, nhược điểm của họ để làm nền tảng cho việc học hỏi, phát triển thương hiệu của chính bạn.
Người xưa thường có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thế nên, audit đối thủ là một trong các công việc không nên bỏ qua.
Thống kê mức độ nhận diện của thương hiệu
Cuối cùng, bạn cần thống kê mức độ người dùng nhận diện thương hiệu của mình. Bạn có thể thống kê theo tháng, quý hoặc năm. Hãy nhớ rằng dữ liệu càng chi tiết thì càng tốt nhé bạn.
4. Quy trình 5 bước thực hiện Brand Audit
Phần cuối nội dung bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách làm Brand Audit với quy trình 6 bước sau đây:
Bước 1: Chọn lọc các số liệu cần thiết
Bạn cần chọn lọc những số liệu thật sự cần thiết cho việc kiểm toán thương hiệu. Số liệu thương hiệu và số liệu đối thủ được xem là 2 khía cạnh thông tin cần quan tâm.
Số liệu thương hiệu
Về số liệu thương hiệu, bạn nên lọc ra những con số về việc quản trị thương hiệu; hiệu quả truyền thông, chăm sóc khách hàng; quản lý hàng hóa;… Bạn có thể cố định mốc thời gian để dễ dàng so sánh và kiểm toán.
Số liệu đối thủ
Cùng với những con số từ dữ liệu của thương hiệu nội bộ, bạn nên thu thập thêm những số liệu về đối thủ tương tự ngành hàng của mình. Dựa trên từng nhóm đối thủ mà bạn chọn lọc các thông tin tốt nhất.
Đối thủ được chia làm 3 nhóm như sau: ưu thế vượt trội, cạnh tranh tương đồng, cạnh tranh thấp.
Bước 2: Kiểm tra các mục tiêu đã đạt được
Ở bước này, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ các mục tiêu mà bạn thực hiện và kết quả từng mục tiêu một. Điều này sẽ giúp bạn có được sự khái quát cơ bản về những gì mà doanh nghiệp mình đạt được.
Mục tiêu doanh số
Biến động doanh số là mục tiêu đầu tiên bạn cần kiểm tra. Bạn nên thống kê toàn bộ các sản phẩm bán được, tồn kho, cận date,… Và doanh số đạt được trong tháng, trong quý, trong năm là bao nhiêu. Từ đó, bạn có được trung bình doanh số, cơ sở để bạn cải thiện nếu nó chưa ổn định hoặc quá thấp so với đối thủ cạnh tranh và thị trường.
Mục tiêu truyền thông
Tiếp theo, bạn xem xét đến mục tiêu truyền thông. Các chiến lược PR thương hiệu, sản phẩm trên kênh website, social,… có hiệu quả hay không. Tương tự mục tiêu doanh số, bạn nên có những chỉ số cụ thể để đo lường theo tháng, theo quý,… Dựa vào các chỉ số này, bạn có thể thay đổi chiến lược truyền thông của mình sao cho phù hợp với tệp khách hàng nhất.
Mục tiêu trải nghiệm
Trải nghiệm là 1 trong 3 mục tiêu quan trọng nên kiểm tra. Ở mục tiêu này, bạn cũng cần triển khai đo lường trong quá trình thực hiện để việc kiểm tra diễn ra dễ dàng hơn.
Trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng đến việc bạn có bán được hàng hay không. Vì thế, hãy đầu tư cho mục tiêu chính đáng này nhé bạn.
Bước 3: Đối chiếu với số liệu đối thủ
Sau khi đã có những dữ liệu nội bộ, bạn tiến hành đối chiếu với đối thủ cạnh tranh. Việc này sẽ giúp bạn biết được đối thủ phát triển như thế nào, những điểm mình có thể học hỏi từ họ ra sao.
Bước 4: Phân tích và xếp hạng đánh giá
Ở bước này, bạn phân tích và xếp hạng đánh giá sản phẩm, thương hiệu của mình đang ở đâu so với thị trường. Để việc phân tích được thuận lợi, bạn cần liệt kê các đầu mục quan trọng để phân tích. Đó có thể là tốc độ phát triển thương hiệu của bạn và đối thủ; các chiến lược quảng bá đã triển khai; khâu R&D;…
Bước 5: Đưa ra những mục tiêu thương hiệu cần cải thiện
Sau khi đã phân tích hiện trạng thương hiệu, bạn cần đưa ra các mục tiêu quan trọng để cải thiện. Mục tiêu thương hiệu cải thiện cần phù hợp với tình hình doanh nghiệp hiện tại và có thể vượt trội hơn so với đối thủ.
Bước 6: Phác thảo lên sơ đồ Brand Audit
Bước cuối cùng, bạn sử dụng toàn bộ các dữ liệu ở trên để phác thảo thành sơ đồ Brand Audit. Sơ đồ này sẽ hỗ trợ bạn có cái nhìn tổng quan và cần kiểm toán thương hiệu ở vấn đề nào để giải quyết được hiện trạng của thương hiệu.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Brand Audit là gì, những thông tin cần chuẩn bị cũng như quy trình 6 bước khi thực hiện Brand Audit. Hy vọng nội dung bài viết hữu ích cho bạn khi bước đầu tiếp cận với khái niệm về brand là gì cũng như các định nghĩa có liên quan. Triangle Head hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau của Future Brand Vietnam!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.score.org/resource/how-do-brand-audit
https://www.substance151.com/step-by-step-brand-audit-guide/
https://forgeandspark.com/the-ultimate-guide-to-a-brand-visual-audit/