Brand Image là gì? Brand image được hình thành từ những yếu tố nào?
Hiện nay, người dùng có nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận thương hiệu của một doanh nghiệp. Trong số đó, Brand Image hay hình ảnh thương hiệu được xem là yếu tố giúp người dùng có thể trải nghiệm, tương tác tốt nhất. Vậy Brand Image là gì? Vai trò cũng như quá […]
Hiện nay, người dùng có nhiều phương thức khác nhau để tiếp cận thương hiệu của một doanh nghiệp. Trong số đó, Brand Image hay hình ảnh thương hiệu được xem là yếu tố giúp người dùng có thể trải nghiệm, tương tác tốt nhất. Vậy Brand Image là gì? Vai trò cũng như quá trình hình thành Brand Image như thế nào?
Tất cả những thắc mắc trên sẽ được mình là Triangle Head giải đáp qua bài viết dưới đây. Không những vậy, mình sẽ chia sẻ cho bạn một số case study điển hình về Brand Image để bạn có thể hình dung một cách dễ dàng nhất. Nào, cùng mình tìm hiểu ngay nhé bạn!
1. Tìm hiểu Brand Image là gì?
Khái niệm Brand image
Định nghĩa Brand Image hay hình ảnh thương hiệu là sự cảm nhận về ý tưởng, ấn phẩm hoặc niềm tin của người dùng dành cho thương hiệu của bạn. Hay một ý kiến khác cho rằng Brand Image chính là nhận thức của mỗi khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.
Tùy vào mỗi khách hàng mà sẽ có những cảm nhận riêng về hình ảnh thương hiệu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì thế, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán là điều cần thiết. Đó là sự nhất quán trong logo, slogan (khẩu hiệu) hay bảng hiệu,…
Brand Image có tác động tích cực đến cảm xúc của người dùng. Họ không đơn thuần chỉ mua sản phẩm của bạn mà họ còn quan tâm đến hình ảnh gắn liền với sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Thế nên, hãy đầu tư kỹ lưỡng cho hình ảnh thương hiệu của mình ngay từ bây giờ nhé bạn.
Đừng nhầm lẫn Brand Image và Brand Imagery
Nhiều bạn Junior chưa có nhiều kinh nghiệm thường sẽ gặp phải tình trạng nhầm lẫn giữa Brand Image và Brand Imagery. Vậy có cách nào để phân biệt giữa hai thuật ngữ này hay không? Câu trả lời đương nhiên là có.
Brand Imagery được hiểu là những hình ảnh mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá, trực quan hóa cho thương hiệu của mình. Nói một cách đơn giản, Brand Imagery đại diện cho vẻ đẹp thẩm mỹ (aesthetic appearance) của một thương hiệu. Từ việc tạo ra những hình ảnh mang tính thẩm mỹ như thế, dần dà sẽ hình thành nên bản sắc thương hiệu cho các doanh nghiệp.
Còn Brand Image thì như đề cập của mình ở trên, nó chính là phương cách mà thương hiệu có được những nhìn nhận sâu sắc từ người dùng. Hoặc có được danh tiếng nhất định trên thị trường.
Tin chắc rằng, đến đây bạn đã phân biệt được cơ bản giữa 2 khái niệm Brand Image và Brand Imagery. Đây là yếu tố quyết định trong việc xây dựng các chiến lược về Brand Image cho thương hiệu.
2. Vai trò Brand Image đối với thương hiệu
Vai trò của Brand Image rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đang có định hướng xây dựng và phát triển thương hiêu. Đóng vai trò định hướng tạo hình ảnh cho các ấn phẩm Marketing, nhằm tạo sự khác biệt của thương so với đối thủ, và làm bàn đạp để thương hiệu tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu.
Tùy vào mục tiêu kinh doanh mà Brand Image sẽ mang lại những giá trị khác nhau khi xây dựng. Với kinh nghiệm Triangle Head mình, đây là các lợi ích Brand Image mang lại cho thương hiệu như sau:
- Thu hút người dùng, khách hàng tiềm năng, tạo nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Thuận lợi hơn khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cùng thương hiệu
- Nâng cao niềm tin của mỗi khách hàng đối với thương hiệu và giúp giữ chân họ trong những lần mua hàng tiếp theo
- Là cầu nối cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
3. Cấu trúc Brand Image bao gồm những gì?
Để có thể tạo Brand Image cho thương hiệu, với cá nhân Triangle Head mình cần phải kết hợp 4 yếu tố cấu thành brand image sau đây:
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của thương hiệu (Brand Vision / Mission / Value)
Yếu tố đầu tiên trong việc tạo Brand Image có thể nhắc đến đó chính là xác định sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị mà doanh nghiệp hướng đến. Thực hiện điều này nhằm nhất quán các hoạt động, mục tiêu của thương hiệu.
Hãy cẩn thận trong quá trình thực thi bởi có thể với một sai sót nhỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu của bạn.
Tuyên bố định vị thương hiệu (Brand Positioning Statement)
Brand Positioning Statement hay còn gọi là tuyên bố định vị thương hiệu sẽ giúp bạn tiếp cận tốt đến với khách hàng tiềm năng. Tuyên bố này là một hoặc nhiều đặc điểm độc nhất trong sản phẩm/dịch vụ của bạn, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, chính tuyên bố định vị thương hiệu cũng sẽ cho người dùng nhận thấy được cách bạn giải quyết nhu cầu của họ như thế nào.
Để có thể tạo ra được tuyên bố hay, bạn có thể nghiên cứu từ các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt, bạn cần xác định điểm mạnh của thương hiệu mình đang nằm ở đâu. Các công việc này sẽ là nền tảng để bạn hình thành tuyên bố định vị thương hiệu độc đáo nhất.
Tính cách thương hiệu (Brand Personality)
Mỗi thương hiệu cũng cần tạo cho chúng giọng nói, tính cách để làm điểm nhấn và là sự khác biệt so với đối thủ. Trong ngành Brand Marketing, nó được gọi là tính cách thương hiệu hay Brand Personality.
Để có thể xác định được chính xác tính cách thương hiệu, bạn cần liệt kê ra các thuộc tính của thương hiệu. Cùng với đó là những tính cách mà bạn hướng đến. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu của mình.
Chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu (Buyer Persona)
Sản phẩm/dịch vụ cung cấp mà không có phân khúc khách hàng, đối tượng mục tiêu thì rất khó cho quá trình tiếp thị, nhất là việc tạo Brand Image sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu đối tượng khách hàng bạn hướng đến, họ là ai, làm nghề gì, cá tính của họ ra sao. Bên cạnh đó là các đặc điểm về tâm lý học, nhân khẩu học.
Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn nắm bắt insight khách hàng một cách thuận lợi nhất. Và để từ đó, bạn có thể miêu tả chính xác nhất về hình ảnh thương hiệu.
4. Một số ví dụ về Brand Image
Phần cuối bài viết này, mình sẽ dẫn chứng một số case ví dụ về Brand Image cụ thể để bạn có thể hình dung một cách dễ dàng nhất.
Case Brand Image có sức ảnh hưởng
Đầu tiên, mình sẽ nói về ví dụ Brand Image có sức ảnh hưởng đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Coca Cola: thương hiệu này xây dựng hình ảnh sản phẩm đồ uống gắn liền với những giây phút vui vẻ, hạnh phúc thật sự.
- Colgate: là thương hiệu kem đánh răng được sử dụng nhiều trong các gia đình. Niềm tin và sự tin cậy là thông điệp mà Colgate gửi đến người dùng thông qua Brand Image của mình.
- McDonald’s: khi nhắc đến thương hiệu này, người ta sẽ nhớ ngay đến Brand Image là nơi cung cấp thức ăn nhanh với giá rẻ.
- Apple: thương hiệu Apple gắn với hình ảnh sản phẩm hi-tech (công nghệ cao)
Case Brand Image không tạo điểm nhấn
Một Brand Image không tạo điểm nhấn rất dễ ảnh hưởng đến sự vận hành và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Mình ví dụ như Ugly Drinks Inc, một thương hiệu được xây dựng với nhiệm vụ tạo ra giải pháp lành mạnh cho các sản phẩm nước ngọt có đường.
Thương hiệu này ban đầu không tạo được sự ấn tượng đối với người dùng. Bởi thiết kế logo của họ khá vụng về, không mang tính thẩm mỹ cao. Điều này chưa chạm đến được tâm trí của người dùng.
Vì thế, nếu bạn đã đầu tư cho Brand Image thì hãy đầu tư sao cho xứng đáng. Đừng để bất kỳ sự thiếu sót nào có cơ hội gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của bạn.
Trên đây là tất cả các kiến thức về Brand Image mà Triangle Head chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin bạn đã đọc được, bạn sẽ áp dụng tốt cho việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình.
Nếu bạn là người bắt đầu tìm hiểu về brand thì đừng vội đọc ngay bài viết này. Bạn có thể tham khảo trước nội dung “brand là gì” để nắm vững thuật ngữ cũng như các kiến thức có liên quan. Có thể, khi đọc qua “Brand Image là gì”, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau từ Future Brand Vietnam!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://www.qualtrics.com/au/experience-management/brand/brand-image/
https://www.feedough.com/brand-image-explanation-examples/
https://www.indeed.com/career-advice/career-development/brand-image