Brand Marketing là gì? Những kiến thức nào quan trọng khi học Brand Marketing
Brand Marketing được xem là một trong những công cụ quan trọng cho chiến lược truyền thông tổng thể. Vậy thuật ngữ Brand Marketing có điểm khác biệt với các định nghĩa Marketing khác như thế nào? Để triển khai bạn cần nắm vững những kiến thức nào? Hãy cùng mình là Triangle Head đi […]
Brand Marketing được xem là một trong những công cụ quan trọng cho chiến lược truyền thông tổng thể. Vậy thuật ngữ Brand Marketing có điểm khác biệt với các định nghĩa Marketing khác như thế nào? Để triển khai bạn cần nắm vững những kiến thức nào?
Hãy cùng mình là Triangle Head đi tìm câu trả lời cho các vấn đề ở trên thông qua bài viết sau đây nhé bạn!
1. Tìm hiểu Brand Marketing là gì?
Brand Marketing là gì? hay Marketing thương hiệu được hiểu là quảng bá những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Thông qua việc làm nổi bật thương hiệu tổng thể. Bên cạnh, Marketing thương hiệu cũng là chiếc cầu nối hoàn hảo giữa sản phẩm của bạn và khách hàng tiềm năng, tạo ra nguồn lợi nhuận dồi dào cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ doanh nghiệp khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Có thể nói, đây chính là hệ thống tiếp thị toàn diện, là chiến lược được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải được đầu tư dài hạn, hiệu quả sẽ không xuất hiện trong thời gian ngắn.
2. Brand Marketing được doanh nghiệp áp dụng khi nào?
Tùy vào chiến lược, lĩnh vực kinh doanh cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp mà bạn ứng dụng các chiến dịch tiếp thị thương hiệu sao cho phù hợp nhất.
Thông thường, những ngành hàng, lĩnh vực có sản phẩm/dịch vụ chưa nổi bật về điểm khác biệt thì rất cần triển khai chiến lược . Việc này sẽ giúp bạn truyền tải sản phẩm cũng như thương hiệu của mình đến tâm trí của người dùng một cách nhanh chóng. Thời trang, mỹ phẩm,… là các ngành hàng nên áp dụng hiệu quả nhất.
Đối với các lĩnh vực kinh doanh về công nghệ thì Brand Marketing sẽ thường ít hiệu quả hơn, sau phần tập trung vào các lợi ích về tính năng của sản phẩm. Bởi tính năng sản phẩm ảnh hưởng mạnh đến trải nghiệm của người dùng, đến việc họ có sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không.
3. Phân biệt thuật ngữ Brand Marketing
Phân biệt với thuật ngữ Marketing
Marketing được hiểu là quá trình thu hút tệp khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. Và mục tiêu cuối cùng là khiến họ mua hàng. Quy trình triển khai Marketing gồm việc nghiên cứu, quảng bá, bán hàng và phân phối sản phẩm.
Còn Brand Marketing như mình có đề cập ở trên thì nó sẽ có nhiệm vụ tiếp thị thương hiệu của bạn đến với người dùng. Nhất là làm cho người dùng càng nhớ nhiều đến bộ nhận diện thương hiệu thì càng tốt.
Phân biệt với thuật ngữ Product Marketing
Product Marketing là quá trình định vị sản phẩm, tạo thông điệp, quảng bá và bán sản phẩm ra thị trường. Việc này giúp cho doanh nghiệp thu về doanh số cũng như lợi nhuận mong đợi. Yếu tố định vị sản phẩm được xem là một phần không thể thiếu đối với việc định vị toàn diện của Brand Marketing.
Phân biệt với thuật ngữ Branding Marketing
Branding Marketing là quá trình cụ thể hóa về mặt hình ảnh nhận diện thương hiệu. Có thể kể đến như tên thương hiệu, logo đại diện, những thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người dùng,… Để từ đây mà khuếch trương rộng lớn hệ thống nhận diện của thương hiệu trên thị trường.
Về Brand Marketing thì sẽ nghiêng về các chiến lược, quản trị thương hiệu tổng thể và điểm đặc biệt khi nhắc đến chính là tập trung nhiều vào sản phẩm, mang ý nghĩa toàn diện của sản phẩm đến với khách hàng.
4. Những kiến thức khi học Brand Marketing
Để thực thi tốt nhất các chiến lược về Brand Marketing, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết. Dưới đây là một số kiến thức mà mình gợi ý cho bạn cần tích lũy càng sớm càng tốt. Cụ thể:
Hiểu rõ bản chất về thương hiệu
Nắm được bản chất của thương hiệu là một trong các yếu tố cơ bản sẽ dẫn đến thành công cho bạn trong việc thực thi Brand Marketing. Bạn có thể đọc ngay bài viết về “Brand là gì” mà mình đã chia sẻ trước đó để nắm vững kiến thức về thương hiệu và cũng như bản chất của nó.
Nắm rõ quy trình Brand Audit
Kiến thức tiếp theo bạn nên học và hiểu rõ chính là Brand Audit (kiểm toán thương hiệu). Brand Audit chính là quá trình phân tích, đánh giá vị trí thương hiệu doanh nghiệp đang ở đâu trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cải thiện, phát triển thương hiệu của mình, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành hàng
Học cách triển khai Brand Activation
Nếu bạn muốn thành công với chiến lược Brand Marketing của mình thì không nên bỏ qua kiến thức về Brand Activation (kích hoạt thương hiệu). Đây chính là quá trình điều hướng hành vi của người dùng, hiểu và liên kết được cảm xúc của họ với thương hiệu doanh nghiệp.
Bạn nên triển khai Brand Activation ngay khi thương hiệu vừa thành lập, chưa tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng Brand Activation khi muốn làm mới thương hiệu. Triangle Head vừa gửi đến bạn những kiến thức cơ bản nhưng cần thiết cho những ai định hướng theo nghề branding.
Hy vọng với những gì mà mình chia sẻ, bạn sẽ hiểu được tốt nhất về khái niệm cũng như các kiến thức mà bạn nên trau dồi trong thời gian tới nếu muốn triển khai tốt Brand Marketing. Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau nằm ở chuỗi nội dung liên quan đến Branding!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://advertising.amazon.com/library/guides/brand-marketing
https://www.bynder.com/en/glossary/brand-marketing/
https://99designs.com/blog/marketing-advertising/brand-marketing/