EVP (Employee Value Proposition) là gì? 6 bước thực hiện EVP hiệu quả
EVP là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong bộ phận Employer Branding (Thương hiệu Tuyển dụng) của các doanh nghiệp hiện nay. Một EVP hiệu quả cần thể hiện rõ nét, làm nổi bật về đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thu hút các […]
EVP là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong bộ phận Employer Branding (Thương hiệu Tuyển dụng) của các doanh nghiệp hiện nay. Một EVP hiệu quả cần thể hiện rõ nét, làm nổi bật về đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thu hút các nhân tài và thuyết phục họ về làm việc với công ty của mình.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu xây dựng EVP từ đâu thì hãy tham khảo ngay bài viết này. Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn định nghĩa, tầm quan trọng của EVP là gì? cũng như các bước cụ thể để xây một EVP hiệu quả nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu dưới đây!
1. Tìm hiểu EVP là gì?
Định nghĩa EVP
EVP được viết tắt bằng cụm từ Employee Value Proposition, là thuật ngữ cơ bản trong việc hình thành Employer Branding, tức thương hiệu tuyển dụng. Định nghĩa EVP được hiểu là quá trình định vị giá trị của một nhân viên mà bạn muốn hướng đến. Đó có thể là lương thưởng, phúc lợi, lộ trình training hay môi trường làm việc, sự gắn kết giữa các thành viên trong đội nhóm, công ty,…
Xây dựng EVP cũng cần có chiến lược cụ thể để đảm bảo hỗ trợ tốt cho quá trình tuyển dụng. Chiến lược ở đây là bạn cần định vị doanh nghiệp mình đang ở đâu trong thị trường lao động. Và những ứng viên nào bạn đang hướng đến, mong muốn chiêu mộ cho mình? Đặc biệt, bạn cần hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để đề ra chiến lược hợp lý nhất.
Thách thức xây dựng EVP
Bước đầu xây dựng EVP, bạn sẽ gặp phải một số thách thức sau đây:
Hiểu rõ kiến thức cơ bản về Marketing
Thông thường, EVP sẽ do bộ phận Nhân sự của doanh nghiệp phụ trách nên đôi khi họ chưa nắm được những kiến thức cơ bản về Marketing. Tuy nhiên, trong thiết kế EVP thì việc trau dồi về Marketing là điều cần thiết. Cụ thể, bạn cần phải hiểu rõ về phân khúc, insights, nhu cầu của ứng viên, cách để định vị thương hiệu và kích hoạt thương hiệu.
Ngoài việc chủ động nắm vững các kiến thức nền tảng, bạn nên phối hợp với phòng ban/bộ phận Marketing của doanh nghiệp để có được chiến lược tốt nhất đối với việc xây dựng EVP.
Cần nghiên cứu các dữ liệu
Việc nghiên cứu sâu các dữ liệu có liên quan sẽ giúp bạn hình thành một thiết kế EVP tuyệt vời. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã nghiên cứu thành công EVP cho mình.
Tuy nhiên, bạn cần sáng tạo trong các nghiên cứu của mình để tạo ra điểm khác biệt, đột phá so với thị trường. Có vậy, bạn mới tạo được một EVP mới lạ, độc quyền cho doanh nghiệp của chính bạn.
Một số yếu tố bạn có thể tham khảo khi nghiên cứu tạo EVP như tổ chức khảo sát định lượng nội và ngoại bộ hay một cuộc thảo luận, trao đổi tại không gian cafe thay vì ở văn phòng,…
Đòi hỏi sự gắn kết
Sự gắn kết ở đây chính là bạn cần xác định được những bộ phận/thành viên có liên quan đến quá trình xây dựng EVP. Và dĩ nhiên, bạn cần trao đổi, mời họ về để cùng bạn thực hiện sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Bên cạnh đó, sự gắn kết còn được hiểu là tư duy đa chiều của bạn. Bạn có thể suy nghĩ, kết hợp giữa các dữ liệu thu thập được, đảm bảo ý kiến của nhân viên nội bộ nhưng cũng đúng với định hướng, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Chi phí thực hiện
Vấn đề cuối cùng thách thức bạn khi xây dựng EVP là chi phí thực hiện. Bạn cần cân, đo, đong, đếm sao cho chi phí bỏ ra ở mức thấp nhất để có thể tiết kiệm tối đa ngân sách cho doanh nghiệp.
2. Tại sao EVP lại quan trọng?
Trong thương hiệu tuyển dụng, EVP đóng vai trò quan trọng, đảm bảo nguồn lực nhân sự chất lượng. EVP không chỉ có ý nghĩa đối với những ứng viên tài năng đang đi tìm việc mà nó còn giúp bạn khích lệ, cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên hiện tại ở doanh nghiệp. Và EVP cũng sẽ là một trong những nguyên nhân thuyết phục nhân viên đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, EVP còn giúp bạn ở một số khía cạnh như:
- Tiếp cận được nguồn ứng viên bị động từ việc định vị thành công thương hiệu.
- Thu hút được những ứng viên thuộc những nhóm ngành khác nhau nhờ vào việc bạn đánh đúng vào tâm lý của ứng viên.
- Khi thương hiệu của bạn quá nổi tiếng trong ngành và có được một EVP thật giá trị sẽ hỗ trợ bạn giảm cạnh tranh về mức lương.
- Nắm bắt tốt nhu cầu của ứng viên để có những đề xuất hấp dẫn cho ứng viên.
3. 6 bước để tạo một EVP hiệu quả
Sau khi tìm hiểu EVP là gì, tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp, ngay bây giờ, mình sẽ chia sẻ cho bạn 6 bước để có thể xây dựng nên một EVP hiệu quả. Cùng mình tìm hiểu ngay!
Bước 1: Tiếp cận, đánh giá nguồn lực
Việc đánh giá tổng quan tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hoàn thiện và tạo ra một EVP tuyệt vời. Điều đầu tiên bạn cần bắt tay vào thực hiện là đánh giá những chính sách, chế độ mà doanh nghiệp đang thực thi, áp dụng cho nhân viên đến thời điểm hiện tại.
Tiếp theo, bạn tiến hành phân loại các chính sách, chế độ theo 2 cột là lợi ích vô hình và lợi ích hữu hình.
- Lợi ích vô hình có thể là môi trường làm việc năng động, đội ngũ nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm,…
- Lợi ích hữu hình có thể kể đến như được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm, trang bị sẵn máy tính, laptop tại nơi làm việc,…
Sau đó, bạn suy nghĩ những lợi ích này có đáp ứng tốt cho một ứng viên xuất sắc hay không? Nên bổ sung thêm lợi ích nào không? Sau khi suy nghĩ xong thì bạn chuyển sang bước thứ 2.
Bước 2: Thực hiện một vài cuộc nghiên cứu
Thực hiện các cuộc nghiên cứu để biết rõ hơn về nhu cầu cũng như mong đợi của ứng viên. Bạn có thể nghiên cứu bằng những dữ liệu mà doanh nghiệp có sẵn (khảo sát nhân sự hàng tháng, thông tin ứng viên được lưu trữ trên các phần mềm tuyển dụng). Hay bạn cũng có thể tạo form khảo sát online để tìm kiếm các thông tin từ nhân viên nội bộ. Hoặc tổ chức phỏng vấn nhóm cũng là một ý tưởng không tồi.
Một số câu hỏi mình gợi ý cho bạn có thể hỏi ứng viên:
- Bạn thích nhất điều gì khi làm việc tại công ty?
- Đối với những chính sách của công ty, bạn có ý kiến/quan điểm như thế nào?
- Chế độ nào của công ty mà bạn cho là tốt nhất và bạn thường xuyên sử dụng nhiều nhất?
- Các chế độ mà bạn nhận được từ công ty có đáp ứng đúng với mong muốn của bạn hay không? Bạn vui lòng chấm trên thang điểm 10.
- Nếu được cải thiện chế độ, chính sách của công ty thì điều bạn muốn cải thiện là gì?
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nghiên cứu kỹ về đối thủ cạnh tranh trong ngành. Bạn có thể đọc các tin tức tuyển dụng của đối thủ ở các vị trí. Từ đó, bạn đánh giá điểm nổi bật của đối thủ, xem mình có thể học hỏi và phát triển điều đó trở nên tốt hơn hay không.
Bước 3: Đánh giá kết quả nghiên cứu
Ở bước này, bạn tiến hành đánh giá những thông tin bản thân thu thập được, phân thành các nhóm nhân viên ở các vị trí khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá và rút ra được EVP tốt nhất để dùng trong tuyển dụng.
Đồng thời, bạn cũng nên tham vấn ý kiến của Giám đốc điều hành, cổ đông, các cấp quản lý để có thể tạo ra được một EVP hoàn hảo.
Bước 4: Xây dựng chiến lược EVP
Từ những thông tin quan trọng đã có được, bạn tiến hành thiết kế chiến lược EVP (hoặc kế hoạch truyền thông nội bộ) theo những ý kiến cũng như mong đợi của nhân viên. Tuy nhiên, bạn cần xem xét yếu tố nào phù hợp và yếu tố nào chưa phù hợp để sàng lọc dữ liệu bạn nhé. Khi tạo EVP, bạn nên sử dụng ngôn từ rõ ràng, súc tích, dễ hiểu để người đọc không bị hiểu nhầm ý của bạn.
Bước 5: Thực thi chiến lược EVP
Sau khi đã hoàn thành và được phê duyệt EVP, bạn hãy công bố đầu tiên cho nhân viên trong doanh nghiệp được biết. Ngoài ra, EVP này cũng nên được sử dụng để tuyển dụng các ứng viên tiềm năng. Bạn có thể đăng EVP trên Fanpage, website doanh nghiệp hay các trang tuyển dụng uy tín,…
Bên cạnh đó, EVP cũng có thể được áp dụng tốt cho quá trình PR thương hiệu doanh nghiệp.
Bước 6: Đánh giá kết quả và sửa đổi
Hãy duy trì EVP nếu nó thật sự hiệu quả với cả nhân viên nội bộ và ứng viên. Nếu không, bạn nên xem xét lại hiệu quả và triển khai phương án điều chỉnh, nhằm tạo ra một EVP thích hợp hơn với tình hình doanh nghiệp hiện tại. Điều này sẽ giúp bạn giữ được nhân viên của mình và thu hút các ứng viên tiềm năng đầu quân cho doanh nghiệp của bạn.
4. Ví dụ về EVP hiệu quả
Sau đây, mình sẽ ví dụ cho bạn về một EVP hiệu quả của một doanh nghiệp A. Doanh nghiệp này đã hướng đến nội dung EVP của họ bao gồm như sau:
- Kỳ vọng mức lương của ứng viên
- Các chính sách thưởng và công nhận cho nhân viên: thưởng dự án, thưởng hàng quý, thưởng lương tháng 13 hay công nhận đóng góp hàng năm,…
- Văn hóa công ty: chính trực, lắng nghe, chịu trách nhiệm,…
Triangle Head vừa thông tin đến bạn EVP là gì, cách để tạo một EVP hiệu quả đối với việc tuyển dụng nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn sẽ xây dựng một EVP tốt nhất cho doanh nghiệp của mình để có thể thu hút ứng viên tiềm năng. Chúc bạn thành công! Hẹn gặp bạn trong những bài chia sẻ sau!
Tài liệu tham khảo bài viết này:
https://www.talentlyft.com/en/resources/what-is-employee-value-proposition-evp