Phân tích đối thủ cạnh tranh: 6 bước phân tích đối thủ hiệu quả

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Cách xác định và 6 bước phân tích đối thủ cần nắm

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết và ngày càng trở nên quan trọng cho việc định vị thương hiệu. Việc phân tích này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về kênh tiếp cận, ưu, nhược điểm cũng như ngân sách của đối thủ. Từ đó, bạn […]

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết và ngày càng trở nên quan trọng cho việc định vị thương hiệu. Việc phân tích này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về kênh tiếp cận, ưu, nhược điểm cũng như ngân sách của đối thủ. Từ đó, bạn sẽ đề ra chiến lược marketing đột phá, sáng tạo, nổi bật hơn so với đối thủ. Điều này sẽ hỗ trợ bạn từng bước vượt mặt đối thủ và có được sự thành công cho riêng mình.

Vậy phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? Cách phân tích như thế nào và có lợi ích gì cho thương hiệu? Sau đây, mình là Triangle Head sẽ giúp bạn có được những gợi ý thông minh cho quá trình phân tích.

định nghĩa phân tích đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu thông tin về phân tích đối thủ cạnh tranh

Công việc phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một chiến lược trong đó bạn xác định các đối thủ cạnh tranh chính và nghiên cứu các sản phẩm, chiến lược bán hàng và cách xây dựng thương hiệu của họ, … từ đó giúp việc xác định các cơ hội tiềm năng để cải thiện thương hiệu.

Cụ thể là bạn cần tiến hành đánh giá, so sánh và tạo ra chiến lược Branding tốt hơn, hiệu quả hơn đối thủ. Và điều này cũng giúp nâng vị thế doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Việc phân tích này phải thực hiện với tần suất đều đặn, bởi một khi bạn lơ là, có thể đối thủ của bạn đã dẫn đầu thị trường và chiếm lấy cơ hội thu hút khách hàng của bạn.

phân tích đối thủ cạnh tranh là gì
Tìm hiểu cách phân tích đối thủ là gì

Khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh bạn nên ghi nhớ 3 hạng mục cơ bản sau:

  • Nghiên cứu khách hàng của đối thủ là ai: Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn tìm kiếm được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và phân khúc khách hàng mà họ hướng đến.
  • Phân tích dịch vụ, sản phẩm mà đối thủ cung cấp: để tạo được điểm khác biệt cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phân tích các yếu tố thiết yếu từ đối thủ theo phương pháp 4P trong marketing như chức năng của sản phẩm (Product), kênh bán hàng (Place), giá thành (Price), các chương trình khuyến mãi (Promotion).
  • Phân tích các chính sách lãnh đạo, quản lý từ đối thủ: việc phân tích này sẽ hỗ trợ bạn tìm được những ưu điểm nổi trội của đối thủ để bạn có thể tạo ra chiến lược hợp lý nhất.

Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những công việc cần thực hiện một cách kỹ lưỡng. Bởi thông qua đó, bạn sẽ thấy bức tranh toàn diện giữa doanh nghiệp và đối thủ trong mắt của người dùng. Việc này sẽ giúp bạn xác định đúng các yếu tố cần cải thiện và định vị thương hiệu một cách tốt nhất.

Một số lợi ích khi phân tích đối thủ cạnh tranh có thể kể đến như:

  • Có được thông tin chi tiết về thị trường, đối thủ, cơ hội cùng các chiến lược tiếp thị hiệu quả
  • Sự nhìn nhận của người dùng/khách hàng giữa thương hiệu của bạn so với đối thủ
  • Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để phát huy, cải thiện cho thương hiệu của bạn và có thể tận dụng tối ưu thị trường ngách

6 bước cơ bản phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh để phần nào bạn có thể nắm được công việc nên bắt đầu từ đâu. Cụ thể cách phân tích đối thủ cạnh tranh mình sẽ tổng hợp qua 6 bước cơ bản sau:

Lập danh sách phân tích và đánh giá

Nếu bạn chưa tìm được đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp của mình thì việc tìm kiếm họ trên Google, Alexa hoặc Amazon được xem là một ý tưởng không tồi. Và điều bạn cần cân nhắc khi lựa chọn các đối thủ này trên các kênh tìm kiếm là:

  • Thời gian đối thủ tham gia thị trường đã lâu hay chưa?
  • Phân khúc khách hàng đối thủ hướng đến có giống bạn hay không?
  • Đối thủ có sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh nào tương tự với bạn không?
  • Chiến dịch quảng bá thương hiệu của đối thủ có điểm gì nổi bật hơn thương hiệu của bạn?

Mình lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh trên các kênh tìm kiếm thì bạn nên tạo cho mình danh sách từ 7 – 10 đối tượng. Việc này sẽ giúp bạn lọc được những đối thủ tốt nhất trước khi bước vào phân tích chi tiết.

lập danh sách phân tích đối thủ cạnh tranh
Xem xét tất cả các kênh tìm kiếm đối thủ sử dụng

Sau khi đã có danh sách đối thủ, bạn cần tiến hành đánh giá trước khi tiến hành bước tiếp theo. Các yếu tố đánh giá bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động và các chiến lược mà họ đang áp dụng.

Phân loại các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay có 3 loại hay nhóm đối thủ cạnh tranh phổ biến:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Nhóm đối thủ này có năng lực tương đương với doanh nghiệp của bạn. Đối thủ có cùng sản phẩm, giá thành và cả phân khúc khách hàng
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đối thủ không kinh doanh cùng nhóm sản phẩm so với doanh nghiệp. Nhưng họ lại có những sản phẩm tốt hơn và có thể thay thế sản phẩm của bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Nhóm đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, cùng khoảng giá. Tuy nhiên, họ chưa chính thức gia nhập thị trường.
phân loai đối thủ cạnh tranh
Cần phân loại đối thủ cạnh tranh: trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn

Bạn cần phân loại các đối thủ đã được xác định ở bước trên vào các nhóm mà mình vừa chia sẻ. Việc này sẽ giúp bạn lên chiến lược Marketing một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

Thu thập những thông tin của đối thủ cạnh tranh

Để việc thu thập thông tin trở nên dễ dàng và mang hiệu quả cao nhất, bạn cần nắm được 5 nhóm thông tin sau khi đã phân tích đối thủ.

  • Tổng quan về doanh nghiệp của đối thủ: Các thông tin cơ bản nhất về đối thủ cạnh tranh của bạn. Bao gồm kết cấu, quy mô, cách thức hoạt động,…
  • Sản phẩm/dịch vụ đối thủ đang cung cấp: Các đặc tính, giá thành của dịch vụ/sản phẩm đối thủ cung cấp sẽ là nền tảng để bạn tối ưu tốt hơn cho chiến lược Marketing của mình. Cũng từ đó mà bạn có thể cải thiện sản phẩm/dịch vụ trở nên vượt trội so với đối thủ.
  • Kênh phân phối: Thông tin về kênh phân phối cũng cần được quan tâm, cụ thể về cấu trúc, cách kênh đang hoạt động,…
  • Cách đối thủ truyền thông: Xem xét về kênh Marketing Online và Offline của đối thủ. Có thể các kênh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ: Tìm hiểu thông tin về những đánh giá của khách hàng về đối thủ. Từ đó, bạn sẽ có phương án ứng phó với các review tiêu cực hoặc đưa ra cách triển khai tối ưu hơn.
thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Thông tin của đối thủ cạnh tranh cần được thu thập chi tiết và chính xác

Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có những thông tin cần thiết, việc bạn cần làm tiếp theo là sắp xếp chúng một cách khoa học và logic. Có thể tập hợp các dữ liệu này vào một bảng duy nhất để dễ dàng cập nhật hay chia sẻ.

Một số tiêu chí nên đưa vào bảng phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm:

  • Sản phẩm/dịch vụ cung cấp
  • Giá thành
  • Tương tác trên các kênh mạng xã hội
  • Các nội dung truyền thông
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Các đặc điểm khám phá khác
bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Ví dụ bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Có thể nói, bảng phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ là giải pháp tuyệt vời khi bạn mong muốn có được chiến lược Marketing hiệu quả.

Ứng dụng mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, có 5 mô hình phân tích đối thủ phổ biến bạn có thể tham khảo. Tùy vào mục đích mà bạn có thể lựa chọn hoặc kết hợp các mô hình một cách phù hợp nhất.

  • Mô hình SWOT: Đây được xem là công cụ hữu ích và được ứng dụng nhiều nhất. Mô hình này hỗ trợ bạn phân tích 4 yếu tố cơ bản nhằm có được giải pháp tốt nhất cho dự án hoặc tổ chức. Bao gồm Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Thách thức (Threats).
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh: Mô hình được Michael Porter nghiên cứu và xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979. Nó được áp dụng ở mọi ngành công nghiệp. Sử dụng mô hình này sẽ giúp bạn xác định và phân tích được 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau. Đó là Sức mạnh của nhà cung cấp – Nguy cơ thay thế – Những rào cản gia nhập – Sức mạnh khách hàng – Mức độ cạnh tranh.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: CPM được viết bởi cụm từ Competitive Profile Matrix. Đây là mô hình hỗ trợ xác định các đối thủ cạnh tranh chính của một doanh nghiệp. Đồng thời biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong vị thế tương quan với đối thủ cạnh tranh.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình này hướng đến nhiều yếu tố cạnh tranh. Chúng được biểu thị dưới dạng đa giác, mô tả khả năng của doanh nghiệp so với một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích nhóm chiến lược: Đây là khung phân tích chiến lược dựa trên sự tương đồng giữa chiến lược của bạn và đối thủ.
mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
SWOT là một trong 5 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến

Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, bạn nên lập báo cáo phân tích để đề xuất với cấp trên những ý tưởng, chiến lược của mình. Một bảng báo cáo hoàn chỉnh cần được hoàn thiện về mặt nội dung và cách thức trình bày.

Việc lập báo cáo còn giúp bạn có sự lựa chọn chiến lược hợp lý. Từ đó đảm bảo sự hiệu quả trong kinh doanh và có khả năng mở rộng thị phần.

Lưu ý gì cho quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh?

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề cốt lõi dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích cũng như có được tư duy đúng khi triển khai.

  • Dành thời gian để phân tích đối thủ cạnh tranh: Thông tin về đối thủ là dữ liệu khổng lồ. Đối thủ không ngừng phát triển nên đòi hỏi sự cập nhật thông tin liên tục. Vì thế, việc bỏ thời gian để phân tích đối thủ không chỉ cần triển khai một lần mà nên nhiều lần.
  • Thời điểm thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh: Bạn nên xem xét các dữ liệu của đối thủ trong khoảng thời gian khác nhau. Điều này giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích hơn và có quyết định tốt nhất cho chiến lược của mình.
  • Cần có định hướng ngay từ ban đầu: Định hướng đóng vai trò quan trọng khi bạn tiến hành phân tích đối thủ. Nếu không có định hướng rõ ràng đồng nghĩa với việc bạn phải loay hoay trong mớ dữ liệu hỗn độn. Từ đó, bạn sẽ bị rối và khó khai thác được tối đa các thông tin mong muốn.
  • Phân tích, quyết định khách quan dựa trên dữ liệu: Bạn nên dựa trên những gì đã phân tích và cần có sự khách quan trong quá trình đưa ra quyết định. Bởi nếu đưa ý kiến cá nhân vào, rất có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm và khiến chiến lược của bạn không mang lại hiệu quả.
  • Đầu tư để có những thông tin chất lượng: Đầu tư về công cụ phân tích hay nhân sự,… để mang về các thông tin chất lượng là việc cần thiết. Bởi bạn sẽ giảm thiểu tối đa những dữ liệu ảo, tiết kiệm thời gian và có quyết định nhanh chóng, chính xác.

Triangle Head mình mong rằng với nội dung bài viết phân tích đối thủ cạnh tranh này, bạn sẽ ứng dụng tốt trong quá trình triển khai để hỗ cho những chiến lược trong các chiến dịch Branding. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

Tài liệu tham khảo bài viết này:

https://okugoe.com/competitive-analysis-framework/

https://www.impactbnd.com/

http://branding-academy.jp/brand/460/