Brand Awareness là gì? 6 bước xây dựng Brand Awareness hiệu quả

Brand Awareness là gì? 6 bước xây dựng nhận thức thương hiệu cơ bản

Brand Awareness là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong ngành truyền thông marketing. Thế nhưng, để hiểu đúng thuật ngữ này là gì, có tầm quan trọng như thế nào và phải làm sao để xây dựng được Brand Awareness thì không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do […]

Brand Awareness là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong ngành truyền thông marketing. Thế nhưng, để hiểu đúng thuật ngữ này là gì, có tầm quan trọng như thế nào và phải làm sao để xây dựng được Brand Awareness thì không phải ai cũng biết. Đó chính là lý do Trang Head mình viết bài viết này để chia sẻ với những ai đang quan tâm.

brand awareness là gì
Định nghĩa brand awareness Junior cần phải nắm

1. Tìm hiểu định nghĩa brand Awareness là gì?

Định nghĩa

Trên thực tế có không ít người không biết Brand Awareness là gì. Bạn có thể hiểu rằng Brand awareness chính là thuật ngữ được dùng để chỉ mức độ nhận biết và liên kết giữa đối tượng khách hàng tiềm năng với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Lấy một ví dụ đơn giản, nếu bạn muốn mua giày thể thao, bạn sẽ nghĩ Nike, Adidas hoặc Fila. mặc dù trên thị trường có rất nhiều thương hiệu giày thể thao khác nhau nhưng trong tâm chí bạn lại nghĩ ngay tới 3 thương hiệu trên. Như vậy, Nike, Adidas và Fila đã xây dựng thành công Brand Awareness.

Một công ty, doanh nghiệp có thể tạo được Brand Awareness trong lòng người tiêu dùng sẽ vô cùng có lợi cho sự phát triển và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của mình, đặc biệt là khi cho ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới.

Tầm quan trọng

Không chỉ cần biết về định nghĩa, mà bạn còn phải hiểu rõ lợi ích Brand Awareness. Cần biết rằng, trong phễu tiếp thị thì đây chính là bước đầu tiên. Đồng thời, Brand awareness cũng chính là nền tảng quyết định tới việc người dùng có thể trở thành khách hàng của bạn hay không.

Khi bắt đầu kinh doanh, nhận thức thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Nó đại diện cho việc khách hàng có biết đến bạn hay không. Khi mọi người đã biết và thậm chí thương hiệu của bạn trở nên quen thuộc thì người tiêu dùng sẽ có khả năng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn cao hơn so với các đối thủ khác.

Bên cạnh đó, những lợi ích Brand Awareness còn có thể giúp cho bạn đạt được nhiều mục tiêu kinh doanh hơn. Khi mức độ nhận biết thương hiệu cao sẽ kéo theo lượng truy cập cao, đối tượng khách hàng được mở rộng. Từ đó thương hiệu sẽ có mạng lưới kinh doanh lớn hơn và cũng như Brand Architecture (cấu trúc thương hiệu) sẽ có nền móng tốt hơn.

brand awareness là gì
Brand awareness nằm đầu tiên trong phễu tiếp thị

Có bao nhiêu dạng Brand Awareness cần nắm?

Brand Recall

Khi nhắc về một danh mục sản phẩm, khách hàng có khả năng nhớ đến một thương hiệu cụ thể gắn liền với sản phẩm đó. Đây được gọi là Brand Recall. 

Theo nhiều nghiên cứu, một khách hàng có thể nhớ được tối thiểu 3 tên thương hiệu. Bên cạnh đó, một số ít khách hàng có thể ghi nhớ lên đến 7 thương hiệu và khoảng 1 – 2 danh mục sản phẩm mà bản thân họ ít quan tâm hơn.

Số lượng tên thương hiệu mà khách hàng nhớ đến sẽ phụ thuộc vào các khía cạnh sau:

  • Quy mô tập hợp nhận thức
  • Lòng trung thành với thương hiệu
  • Các yếu tố sử dụng
  • Các yếu tố tình huống

Một ví dụ về Brand Recall như người phụ nữ trong gia đình thường xuyên lau chùi, dọn dẹp nhà vệ sinh sẽ nhớ nhiều tên thương hiệu về các chất tẩy rửa hơn so với một người đàn ông thuê vệ sinh từ dịch vụ bên ngoài.

Với ví dụ này cho thấy chất tẩy rửa là danh mục sản phẩm được người phụ nữ quan tâm cao. Còn đối với người đàn ông thì đây là một danh mục sản phẩm có độ quan tâm thấp hơn.

Brand Recognition

Để giúp khách hàng có thể phân biệt được thương hiệu khi tiếp xúc, bạn cần xác định Brand Recognition – sự công nhận thương hiệu. Một khi bạn nêu tên thương hiệu của mình, khách hàng có thể nói được tên của danh mục sản phẩm hoặc sản phẩm mà thương hiệu bạn cung cấp.

Bên cạnh đó, Brand Recognition cũng có thể xuất hiện qua một số tính năng như bao bì, slogan, biểu trưng,… Brand Recognition cho bạn biết rằng bạn đang tiếp cận tốt thị trường mục tiêu. Cũng từ đây mà số lượng lớn khách hàng dễ dàng nhận diện được thương hiệu của bạn.

Top-of-mind awareness

Nhận thức thương hiệu trong tâm trí được định nghĩa là thương hiệu xuất hiện đầu tiên trong trí nhớ của khách hàng khi hỏi đến bất kỳ về sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm nào đó. 

Thương hiệu nào mà khiến người dùng nhớ ngay từ đầu sẽ là một điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi mua hàng. Họ sẽ luôn ghi nhớ thương hiệu tạo ấn tượng tích cực đối với mình. Và dĩ nhiên giữa muôn vàn các thương hiệu, bạn sẽ được khách hàng lựa chọn vì là thương hiệu được khách hàng “top-of-mind awareness”.

Brand Dominance

Brand Dominance được hiểu là sự thống trị của thương hiệu. Khi nhắc đến một danh mục sản phẩm thì người dùng có thể nhớ ngay đến tên thương hiệu của bạn. Lúc này, Brand Dominance đã thật sự mang đến hiệu quả.

Có những tên thương hiệu sẽ đồng nghĩa với tên danh mục sản phẩm. Những thương hiệu như thế được gọi là thương hiệu chung chung. Đối với loại thương hiệu này vẫn có thể triển khai được Brand Dominance.

2. Xây dựng Brand Awareness step by step

Bạn thắc mắc không biết các doanh nghiệp xây dựng Brand Awareness như thế nào? Vậy thì hãy để Trang Head mình tiếp tục chia sẻ ngay sau đây:

Bước 1: Biết người bạn đang cố gắng tiếp cận

Một chiến dịch được đánh giá là thất bại khi chúng không có mục tiêu. Cũng như khi xây dựng brand awareness thì nếu bạn không xác định được đối tượng cần tiếp cận ngay từ đầu, bạn cũng sẽ thất bại.

Nhiều nghiên cứu cho rằng chỉ khoảng 44% các nhà tiếp thị quan tâm đến việc phát triển tính cách của người mua và chỉ 85% trong số đó có hướng đi chính xác và mang lại hiệu quả.

Vì thế, bước đầu tiên và cũng là bước cơ bản, quan trọng là bạn cần vạch ra chính xác người bạn đang cố gắng muốn tiếp cận. Một số yếu tố bạn nên lưu tâm đến như về độ tuổi, giới tính, ngành, chức danh công việc, mức lương, thu nhập khả dụng,…

Đừng lãng phí những khoản tiền của mình cho những đối tượng mà bạn không hướng đến.

Bước 2: Tìm ra nơi họ “sống” trực tuyến

Sau khi xác định đối tượng mục tiêu của mình, bạn cần cho họ biết và nhìn thấy được các chiến dịch mà bạn triển khai. Và kênh trực tuyến sẽ là bước đệm đầu tiên để bạn có thể tìm thấy các đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ bạn xem họ có online trên Facebook hay LinkedIn hay không? Nếu có, hãy đặt quảng cáo ở các kênh này. Những group, diễn đàn nào mà họ quan tâm và tham dự thường xuyên? Bạn hãy tham gia vào các group, diễn đàn đó.

Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với đối tượng mục tiêu của mình. Thông qua đó, bạn cũng sẽ biết được insight của họ để có những chiến dịch tiếp thị phù hợp.

Lưu ý rằng, tuyệt đối không quảng cáo ở những kênh mà đối tượng của bạn không ở đó. Điều này chỉ khiến bạn tiêu hao nguồn lực của mình.

định nghĩa brand awareness
Nên xây dựng Brand Awareness theo từng bước

Bước 3: Lưu ý đến Ngân sách của bạn

Trước khi sử dụng thì bạn hãy hoạch định trước ngân sách của mình. Nếu bạn không có quá nhiều ngân sách thì hãy suy nghĩ đến các phương án cách xây dựng Brand Awareness tối ưu nhất để mang về hiệu cho thương hiệu.

Ví dụ bạn nên dùng số tiền mình có chi cho nền tảng mà sẽ đưa thương hiệu đến với nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Hay bạn có thể tìm kiếm những nền tảng tiếp cận người dùng miễn phí để tiết kiệm ngân sách.

Dù cho bạn có nhiều hoặc ít ngân sách thì cũng nên sử dụng chúng một cách tiết kiệm nhất. Bởi những phần tiền dư ra, bạn có thể dùng cho những việc khác và đôi khi lại mang hiệu quả gấp 2 lần.

Bước 4: Biết ý nghĩa Thành công

Bạn nên xác định mục tiêu cho thương hiệu trước khi tiến hành thực thi các chiến dịch xây dựng Brand Awareness. Bạn cần biết những công việc nào mà khi triển khai thì sẽ mang đến thành công cho thương hiệu của mình.

Đừng nhìn vào các dữ liệu hiện có để xác định những việc bạn sẽ làm tiếp theo. Thay vào đó, bạn nên liệt kê các công việc mình sẽ làm và sau đó sẽ tìm kiếm những dữ liệu thích hợp để ráp vào. 

Không một ai có thể thành công ngay lần đầu tiên, chỉ một số ít thôi. Thế nên, bạn cần kiên trì, không sợ thất bại. Và nếu thất bại có diễn ra thì hãy nhắm lại mục tiêu và tiếp tục hành trình của mình.

Bước 5: Đừng quên theo dõi kết quả của bạn

Cuối cùng, hãy theo dõi kết quả mà bạn đã làm. Nó có đúng theo KPI bạn đã thiết lập trước đó? Lượt xem ở nền tảng nào cao hơn? Khách hàng mục tiêu của bạn đã nhận thức thương hiệu ở mức độ nào?

Một chiến dịch xây dựng Brand Awareness được xem là xuất sắc khi bạn lên ý tưởng, triển khai, theo dõi. Và sau đó, tổng hợp những điểm tốt từ chiến dịch trước, triển khai một chiến dịch mới và theo dõi kết quả.

3. Cách đo lường Brand Awareness

Theo như Trang Head mình tìm hiểu thì hiện nay, để có thể đo lường Brand Awareness cần phải dựa vào mục tiêu nhận biết thương hiệu của bạn. Nếu như điều này vẫn còn quá mơ hồ với bạn thì có thể tham khảo một ví dụ sau:

Ví dụ: Trường hợp bạn cần nâng cao mức độ Brand Awareness của mình thông qua quảng cáo gốc. Như vậy, việc mà bạn cần làm đó chính là theo dõi các chỉ số về quảng cáo đó. Cụ thể gồm: Số lần hiển thị, tỷ lệ nhấp, lưu lượng truy cập website.

Vậy nếu như bạn muốn đẩy mạnh mức độ nhận biết thương hiệu thông qua mạng xã hội thì sao? Lúc này bạn cũng cần theo dõi, tổng hợp và phân tích các số liệu trên từng nền tảng mạng xã hội khác nhau.

Trong đó, việc cần thiết nhất đó là phải luôn theo dõi các chiến dịch của mình thường xuyên. Từ đó có thể vừa nâng cao được mức nhận thức thương hiệu lại vừa tối ưu hóa được đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.

nhận biết thương hiệu
Làm sao đo lường Brand Awareness?

4. Một Brand awareness tốt cần phải

Bạn không cần phải nóng vội, vì việc xây dựng Brand Awareness trong lòng người dùng là một quá trình, cần có thời gian lâu dài. Đó là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực và mở rộng phát triển của thương hiệu.

Đừng bao giờ nuôi ý nghĩa rằng bạn có thể ngay lập tức nâng cao được nhận biết thương hiệu chỉ với một vài quảng cáo trên Facebook hay Tiktok. Mà thậm chí nếu có thể thì cũng không lâu dài, bền vững. Cách làm này chỉ khiến khách hàng tập trung vào một khía cạnh nào đó thương hiệu của bạn mang lại thay vì giá trị cốt lõi mà thương hiệu đang muốn mang lại. Và hiệu quả mang lại chỉ là một hình ảnh dễ quên của một quảng cáo.

Vậy một Brand Awareness tốt cần phải có những yến tố nào? Triangle Head mình sẽ chia sẻ cho bạn ngày ở bên bạn có thể tham khảo qua nhé

Với tư cách là nhân vật, không phải công ty

Ví dụ, khi bắt đầu quen một người bạn mới, điều mà bạn muốn tìm hiểu ở họ là gì? Mỗi người có câu trả lời khác nhau. Còn với Trang Head mình có lẽ đó chính sở thích, sở ghét của họ và cả cách thức họ nói chuyện, điều mà họ thích nói tới, khiến cho họ cảm thấy hứng thú.

Nếu bạn muốn tạo được sự tác động với người dùng thì thay vì đứng ở vị trí công ty bạn hãy đặt mình vào vai trò của chính người dùng. Nếu bạn là họ thì bạn sẽ xác định mình như thế nào? Cách thức, từ ngữ mà bạn muốn giới thiệu thương hiệu của mình đến người bạn mới quen ra sao?

Cố gắng tương tác mạng xã hội

Nên nhớ rằng, hiện nay mạng xã hội chính là công cụ giao tiếp tuyệt vời. Mỗi người, dù là người như thế nào, hướng nội hay hướng ngoại, bận rộn hay rảnh rỗi thì cũng cần phải dành thời gian nhất định để tiếp xúc với nhau. Và ở thời công nghệ 4.0 này thì mạng xã hội chính là phương thức tiếp xúc phổ biến nhất. Đó là lý do bạn cần phải duy trì kết nối, học hỏi thêm những điều mới lạ, đồng thời được nhiều người hơn nữa biết đến.

mức độ nhận biết thương hiệu
Tương tác mạng xã hội là cách xây dựng Brand awareness

Tương tự, đối với một thương hiệu cũng không có gì khác biệt. Nếu như thương hiệu của bạn chỉ cố gắng kết nối với mọi người khi cần bán hàng hay muốn nhận hỗ trợ thì thứ mà thương hiệu nhận được chính là cái danh của một điểm bán hàng chứ không phải là một thương hiệu có khả năng kết nối với khách hàng.

Việc mà bạn cần là đó là hãy để thương hiệu tham gia mạng xã hội. Đồng thời, khi đã tham gia vào mạng xã hội đừng quên đăng lên cả những thứ không hề liên quan tới sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Ngoài ra, hãy tìm cách để tương tác với người dùng khác bằng cách chia sẻ lại những nội dung hay, đặt câu hỏi, nhận xét về bài đăng nào đó,… Hãy coi tài khoản xã hội là nơi để kết bạn thay vì là nơi kiếm tiền.

Trên thực tế, theo Trang Head mình tìm hiểu được thì qua một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng có hơn 50% doanh nghiệp đạt được danh tiếng tốt, có mức nhận biết thương hiệu cao là nhờ vào sự hòa đồng trực tuyến trên các trang mạng xã hội.

Bắt đầu bằng một câu chuyện

Bạn cho rằng những câu chuyện là vô nghĩa, chỉ tốn kém thời gian? Thế nhưng, thực tế lại cho thấy rằng đây là một chiến thuật tiếp thị rất hiệu quả và mạnh mẽ. Nguyên nhân là gì? Đó là bởi những câu chuyện đó mang tới điều thực tế khiến nhiều người dùng muốn theo dõi.

Một thương hiệu đã thành công với cách làm này chính là Airbnb. Họ luôn mang tới những câu chuyện chân thực và chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Kết quả là lượng follow và tương tác không ngừng tăng, kéo theo mức độ nhận biết thương hiệu cũng tăng theo.

Thông qua những câu chuyện, thương hiệu của bạn có thể được nhân bản hóa và trở nên có chiều sâu hơn. Hãy đan những câu chuyện ý nghĩa này vào trong khâu tiếp thị thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để đạt được hiệu quả tối ưu hơn.

Việc kể câu chuyện gì, nội dung thế nào đó là tùy vào mỗi doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo tính đúng đắn. Đó có thể là câu chuyện thành lập doanh nghiệp, câu chuyện về người sáng lập,…

Trên đây là một số thông tin giải đáp Brand Awareness là gì và làm sao để đo lường, xây dựng thành công. Trang Head mình mong rằng đây sẽ là thông tin hữu ích cho bạn! Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết Brand là gì để hiểu hơn về tổng quan về khái niệm thương hiệu và đâu là những yếu tố cấu thành một thương hiệu nhé!

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.investopedia.com/terms/b/brandawareness.asp

https://www.bynder.com/en/glossary/brand-awareness/

https://blog.hubspot.com/marketing/brand-awareness