Tổng hợp các loại thương hiệu cần hiểu rõ khi vào nghề Branding

Bật mí các loại hình thương hiệu: Cách phân biệt và triển khai Branding

Mỗi năm, số lượng Junior tham gia vào lĩnh vực Branding ngày càng nhiều và Triangle Head mình cũng như thế. Tuy nhiên, ngày đầu nhận triển khai dự án thì thất bại nối tiếp thất bại. Sau đó, mình được mentor (cố vấn) cho biết là mình đang sử dụng một công thức quá […]

Mỗi năm, số lượng Junior tham gia vào lĩnh vực Branding ngày càng nhiều và Triangle Head mình cũng như thế. Tuy nhiên, ngày đầu nhận triển khai dự án thì thất bại nối tiếp thất bại.

Sau đó, mình được mentor (cố vấn) cho biết là mình đang sử dụng một công thức quá rập khuôn cho hầu hết các dự án. Và mình nhận ra rằng phải phân loại thương hiệu thì mới có được phương án Branding phù hợp nhất.

Hiện nay, có nhiều loại hình thương hiệu khác nhau để bạn có thể áp dụng. Nhưng có 7 loại thương hiệu trong bài viết này được xem là phổ biến nhất. Đó chính là thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ, thương hiệu cá nhân, thương hiệu riêng, thương hiệu chung và thương hiệu tập thể.

Ở bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn về:

  • Các loại thương hiệu hiện nay.
  • Ưu, nhược điểm của các loại thương hiệu.
  • Một số các case study để giúp bạn hình dung một cách dễ dàng nhất.

Thương hiệu công ty

Theo các kiến thức mà mình tổng hợp được thì có thể giải thích nôm na thương hiệu công ty là thương hiệu được sử dụng xuyên suốt cho toàn bộ những sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp.

Thông qua thương hiệu, doanh nghiệp xây dựng tên tuổi riêng cho mình nhằm mục đích thống lĩnh thị trường. Đồng thời, thương hiệu công ty cũng là cách mà doanh nghiệp thể hiện niềm tin với các đối tác, nhà đầu tư, và ngay cả với nhân viên của mình.

Có thể nhắc đến một số thương hiệu công ty nổi tiếng hiện nay như: Đồng Tâm, Vinamilk hoặc Trung Nguyên,…

các loại mô hình thương hiệu
Tìm hiểu về thương hiệu công ty

Theo các phân tích về chi tiết các loại thương hiệu thì thương hiệu công ty phù hợp với các doanh nghiệp phát triển những sản phẩm/dịch vụ có tính chất tương đồng và sở hữu cùng đối tượng khách hàng, triết lý kinh doanh hoặc giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến.

Nếu bạn chưa hiểu được thông tin mình vừa phân tích, thì bạn cứ nghĩ đơn giản thế này. Nhắc đến Trung Nguyên, bạn sẽ nghĩ đến gì, có phải là một cửa hàng điện lạnh không. Chắc chắn là không rồi, đi cùng Trung Nguyên là chuỗi các sản phẩm cà phê ngon có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới.

THƯƠNG HIỆU CÔNG TY

Ưu điểm

  • Tính khái quát cao
  • Tiết kiệm chi phí truyền thông
  • Hỗ trợ việc thành lập các công ty con
  • Tạo được mối quan hệ tốt với các bên liên quan

Nhược điểm

  • Uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi một sản phẩm/dịch vụ có chất lượng không đảm bảo tốt cho người tiêu dùng.

Thương hiệu sản phẩm

Thương hiệu này được hiểu là mỗi sản phẩm, mỗi hàng hóa đều mang một thương hiệu riêng biệt, và một doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa sẽ có nhiều thương hiệu sản phẩm khác nhau.

các loại thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu sản phẩm có gì nổi bật?

Đối với thương hiệu sản phẩm, nó phù hợp cho các doanh nghiệp kinh doanh các ngành FMCG – Fast Moving Consumer Goods. Đây là nhóm ngành về hàng hóa tiêu dùng nhanh dựa trên một số tiêu chí cụ thể để đánh giá.

Ví dụ khi nhắc về Apple thì có các loại thương hiệu sản phẩm chủ yếu như di động iPhone, máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad. Hay Vinamilk cũng có nhiều thương hiệu sản phẩm được bày bán ở khắp cửa hàng, siêu thị như sữa bột Dielac, sữa Ngôi Sao Phương Nam, sữa Ông Thọ,…

THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM

Ưu điểm:

  • Mang thông điệp cụ thể sản phẩm đến người tiêu dùng
  • Thể hiện cá tính riêng biệt của sản phẩm
  • Tạo dựng thương hiệu sản phẩm uy tín
  • Định giá sản phẩm không phụ thuộc vào thị trường.

Nhược điểm:

  • Việc xây dựng trở nên khó khăn khi thị trường bão hòa
  • Tốn nhiều sức trong việc xây dựng giá trị cốt lõi sản phẩm

Thương hiệu dịch vụ

Thương hiệu dịch vụ là một trong các loại thương hiệu tập trung mạnh mẽ vào những giải pháp để giải quyết vấn đề của khách hàng, giúp cho họ có được sự trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.

Theo ý kiến của mình, việc phát triển thương hiệu dịch vụ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với việc xây dựng thương hiệu sản phẩm. Bởi dịch vụ là cái mà bạn không thể nhìn thấy được rõ ràng hoặc kiểm định được.

nêu chi tiết các loại thương hiệu
Thương hiệu dịch vụ khó khăn trong quá trình xây dựng so với các loại thương hiệu khác

Vì thế, nếu bạn muốn phát triển thương hiệu dịch vụ tốt thì bạn nên tập trung vào các vấn đề: cảm xúc, lời hứa và niềm tin của thương hiệu đối với khách hàng. Và cách tốt nhất là bạn nên phát triển trong việc xây dựng nổi bật về mặt thương hiệu.

Để cho bạn dễ hình dùng, mình sẽ đưa ra một số lời hứa thương hiệu dịch vụ nổi tiếng ví dụ như Google với câu “Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người”. Hoặc lời hứa từ hãng đồng hồ H&R Block “Chúng tôi phục vụ cộng đồng của chúng tôi với cùng niềm đam mê mà chúng tôi phục vụ khách hàng của mình”.

THƯƠNG HIỆU DỊCH VỤ

Ưu điểm:

  • Dễ có được thiện cảm cho người dùng.
  • Tạo được khách hàng trung thành

Nhược điểm:

  • Đảm bảo hành động đúng với lời thương hiệu
  • Cần tinh chỉnh theo xu thế thị trường

Thương hiệu cá nhân

Loại hình thương hiệu cá nhân thường được biết đến với hình ảnh của một nhân vật làm đại diện cho thương hiệu. Nhân vật này cần có những yếu tố, khía cạnh mà người dùng có thể nhìn thấy, nghe thấy và tạo điểm nổi bật để họ liên tưởng đến.

thông tin các loại thương hiệu
Thông tin về thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân được phân thành 2 hình thức rõ rệt:

  • Thương hiệu cá nhân cùng những đặc điểm nhận diện: Bạn là ai? Bạn là người đại diện cho khía cạnh, lĩnh vực nào? Làm giỏi việc gì? Đóng góp như thế nào đối với xã hội?,…
  • Thương hiệu của một nhân vật: Khi cá nhân đã có sự nổi tiếng nhất định đối với công chúng và tạo ra nhiều giá trị lớn lao. Lúc này, họ được mời làm đại sứ thương hiệu.

THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Ưu điểm:

  • Giúp thương hiệu dễ dàng liên tưởng đến
  • Tạo được thiện cảm từ đối tác, khách hàng.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào xu hướng thị trường
  • Khó khăn trong việc xây dựng nhân vật từ con số 0

Thương hiệu riêng

Thương hiệu riêng (hay còn gọi nhãn hàng riêng) là một trong các loại mô hình thương hiệu mang sản phẩm đơn lẻ từ các nhà phân phối.

Sở dĩ hình thành thương hiệu riêng cũng bởi vì các nhà sản xuất không tham dự vào khâu tạo dựng thương hiệu mà chỉ tập trung sản xuất các sản phẩm.

Thế nên, khi sản phẩm được đưa đến tay các nhà phân phối thì họ sẽ gắn nhãn mác, tên thương hiệu của mình lên toàn bộ các sản phẩm đó.

Và dĩ nhiên, điều này đã được các nhà sản xuất đồng ý.

các loại mô hình thương hiệu
Thương hiệu riêng thường là của các nhà phân phối hơn là sản xuất

Thương hiệu riêng còn có thể là nhiều thương hiệu cá biệt nằm trong tổng thể một thương hiệu lớn.

Ví dụ như thương hiệu Saigon Co.op. Họ đã liên kết đến 45 nhà sản xuất khác nhau để cung ứng ra thị trường các sản phẩm cần thiết cho đời sống con người. Có thể kể đến một số nhà sản xuất như Kinh Đô, giấy Sài Gòn, bột giặt Lix,…

THƯƠNG HIỆU RIÊNG

Ưu điểm:

  • Dễ dàng truyền tải được thông điệp thương hiệu mẹ
  • Tạo cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn mặc dù các sản phẩm

Nhược điểm:

  • Cần tập trung xây dựng thương hiệu hơn các loại hình khác
  • Dễ bị trùng lặp thông điệp thương hiệu mẹ nếu không cẩn thận

Thương hiệu tập thể

Nhắc đến các loại thương hiệu không thể nào bỏ qua loại hình thương hiệu tập thể. Nó được định nghĩa là các thương hiệu của một hoặc nhiều nhóm chủng loại hàng hóa nhất định.

Và các sản phẩm này do một hay nhiều cơ sản khác nhau sản xuất và trực tiếp kinh doanh. Thường thì các cơ sở này sẽ ở cùng một khu vực địa lý.

các loại hình thương hiệu
Khám phá về thương hiệu tập thể

Thông thường một thương hiệu tập thể sẽ kết hợp từ tên sản phẩm với tên khu vực địa lý. Ví dụ như vải thiều Thanh Hà, nước mắm Phan Thiết, nhãn lồng Hưng Yên, kẹo dừa Bến Tre,….

Bên cạnh đó, thương hiệu tập thể còn được biết đến là thương hiệu chung cho một nhóm sản phẩm cùng hiệp hội ngành hàng. Ví dụ như Vinacafe là thương hiệu đại diện toàn bộ nhóm sản phẩm cafe của Tổng công ty cafe của Việt Nam.

THƯƠNG HIỆU TẬP THỂ

Ưu điểm:

  • Tính đại diện và khái quát cao.
  • Tính đại diện phát triển theo chiều sâu.
  • Phát triển nhóm sản phẩm của một khu vực địa lý nhất định

Nhược điểm:

  • Cần nhiều công sức để xây dựng

Thương hiệu quốc gia

Thương hiệu quốc gia là thương hiệu sẽ được gán chung cho những chủng loại hàng hóa, sản phẩm thuộc một quốc gia nhất định.

Ví dụ Thái Lan có thương hiệu quốc gia là Thai”™s Brand. Điểm để nhận ra thương hiệu quốc gia chính là dòng chữ “Made in [tên quốc gia]”.

Hoặc dòng chữ “Newzealand” được thể hiện tinh tế trên một chiếc lá dương xỉ là đặc điểm nhận biết thương hiệu quốc gia của Newzealand.

THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA

Ưu điểm:

  • Tính trừu tượng, khái quát cao.

Nhược điểm:

  • Không đứng độc lập, cần gắn kết với các thương hiệu trong nước

Nghe đến nội dung này bạn đã ghi chép được bao nhiêu % kiến thức các loại thương hiệu cho mình rồi. Đây chắc hẳn cũng là thông tin để các Junior và Brand Executive phát triển thương hiệu dự án đúng định hướng.

Bạn hãy thử áp dụng phân tích một số thương hiệu mà bạn đã nghe hoặc biết qua để củng cố kiến thức mình chia sẻ nhé.

Chuyên đề kỳ sau, mình sẽ chia sẻ và trao đổi cùng các bạn về Branding là gì?. Có bạn nào háo hứng ở chủ đề này không nhỉ? Hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ từ các bạn nè.

Triangle Head xin tạm biệt và hẹn các bạn vào bài chia sẻ kỳ sau nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://marketer-thinking.com/brand/iroiro.html

https://www.marketing91.com/types-of-brands/#13)-EBrands

https://deniseleeyohn.com/9-different-types-of-brands/