Bật mí 8 tiêu chí đánh giá thương hiệu trong một chiến dịch định vị

Bật mí 8 tiêu chí đánh giá nhanh sức khỏe thương hiệu dành cho Junior

Đánh giá thương hiệu là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả hơn và công việc này được thực hiện vào cuối mỗi chiến dịch Branding hoặc các đợt tổng kết thương hiệu vào cuối năm. Đối với Junior hoặc Newbie việc nắm rõ […]

Đánh giá thương hiệu là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả hơn và công việc này được thực hiện vào cuối mỗi chiến dịch Branding hoặc các đợt tổng kết thương hiệu vào cuối năm. Đối với Junior hoặc Newbie việc nắm rõ các phương pháp đánh sẽ giúp rất nhiều trong việc đưa ra cách thức cải thiện cũng như đánh giá sức khỏe thương hiệu.

Vậy có bao nhiêu cách đánh giá thương hiệu? Việc đánh giá dựa trên những yếu tố nào? Dưới đây chính là tất cả thông tin mà Triangle Head mình tích lũy được và muốn chia sẻ với bạn. Cùng theo dõi ngay nhé.

kiểm tra và đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu là gì? Có bao nhiêu bước đánh giá thương hiệu?

Đánh giá thương hiệu dựa vào tầm nhìn (Brand vision)

Bạn có biết: “Một thương hiệu muốn phát triển thì phải có tầm nhìn rõ ràng, trong đó bao gồm tầm nhìn ngắn hạng và tầm nhìn dài hạn. Một thương hiệu không có tầm nhìn chẳng khác nào một người mù đi trên đường”.

Có thể hiểu tầm nhìn của thương hiệu cũng giống với tầm nhìn của doanh nghiệp. Nhờ có tầm nhìn mà việc định hướng chiến lược trở nên cụ thể hơn, doanh nghiệp, thương hiệu có thể xác lập được các chuẩn mực giá trị cho cả bản thân lẫn khách hàng thông qua hình thức trao đổi sản phẩm của thương hiệu.

Có nhiều hình thức để triển khai tầm nhìn thương hiệu, ví dụ như thông điệp, sứ mệnh, giá trị tư tưởng, trách nhiệm xã hội, đạo đức, khẩu hiệu,… Mỗi yếu tố đều góp phần vào việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu. Qua đó, Triangle Head mình hiểu được: Trong quá trình đánh giá thương hiệu doanh nghiệp nói chung và tầm nhìn thương hiệu nói riêng không chỉ cần quan tâm tới yếu tố nội dung mà còn cả sự lan tỏa tới các thành viên cũng như hệ thống quản trị.

đánh giá thương hiệu là gì
Đánh giá thương hiệu dựa vào tầm nhìn tổng thể

Dựa vào cấu trúc thương hiệu

Triangle Head mình đã có một kết luận tổng quan như sau: Có thể đánh giá 1 thương hiệu dựa trên cấu trúc của thương hiệu đó. Nếu thương hiệu chỉ áp dụng một cấu trúc cứng nhắc thì trong quá trình vận hành thực tế sẽ dễ bộc lộ ra những yếu điểm, làm mất đi sự sáng tạo và không tạo nên được điều bất ngờ hay điểm khác biệt riêng.

Và dĩ nhiên cấu trúc thương hiệu có thể được thể hiện dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như cơ cấu tên thương hiệu, tư tưởng trong việc xác lập thương hiệu con, sự hình thành thông điệp, cách thương hiệu định vị thị trường và cũng có thể là tính cách cũng như các yếu tố nhận diện thương hiệu. Thế nên, nếu cấu trúc thương hiệu quá cứng nhắc, không đa dạng và có sự biến đổi thì sẽ khiến thương hiệu đó trở nên nhàm chán với người tiêu dùng và tạo lỗ hổng để đối thủ cạnh tranh tấn công.

đánh giá 1 thương hiệu
Đánh giá thương hiệu dựa vào cấu trúc

Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu

Bên cạnh đó, bộ nhận diện thương hiệu cũng là một yếu tố để kiểm tra và đánh giá thương hiệu.

Và sau quá trình nghiên cứu thì Triangle Head mình đã rút ra kết luận: Một bộ nhận diện thương hiệu được đánh giá là mang lại hiệu quả khi nó đáp ứng được các tiêu chí:

  • Tính duy nhất và nổi bật: Tức là khi mọi người nhìn vào bộ nhận diện thương hiệu đó có thể ngay lập tức nhớ ra đó chính là thương hiệu của bạn mà không bị nhầm lẫn với một thương hiệu nào khác. Mặt khác, bộ nhận diện còn phải thể hiện được đặc tính nổi bật của doanh nghiệp, truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn
  • Tính nhất quán: Trong bộ nhận diện thương hiệu có rất nhiều sản phẩm khác nhau như bì thư, danh thiếp, hóa đơn, thẻ nhân viên, đồng phục,… Và tất cả những sản phẩm này đều phải được thiết kế một cách nhất quán, có dấu hiệu chung để nhận biết đó là đến từ cùng một thương hiệu
  • Tính chuyên nghiệp và sự khác biệt: Một bộ nhận diện thương hiệu đạt chuẩn còn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, sáng tạo và có điểm ấn tượng riêng, khác biệt với các doanh nghiệp khác

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được tổng quan cách đánh giá bộ nhận diện thương hiệu đúng không nào? Sau đây hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu về các giá trị cảm xúc của thương hiệu ở phần tiếp theo nhé.

tại sao phải đánh giá thương hiệu
Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu

Xem xét các giá trị cảm xúc của thương hiệu

Đánh giá thương hiệu là gì? Theo Triangle Head mình thì đây là một công việc khó khăn và đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp. Để đánh giá một thương hiệu phải xét tới nhiều yếu tố và các giá trị cảm xúc của thương hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng.

Trong marketing, giá trị cảm xúc của thương hiệu dùng để chỉ những đánh giá của khách hàng dành cho giá trị sản phẩm, dịch vụ và khả năng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mà khách hàng mong muốn.

Để trở nên thu hút hơn, các thương hiệu luôn cố gắng tác động đến giá trị cảm xúc của khách hàng bằng cách mô tả sản phẩm, dịch vụ của mình có ưu điểm, lợi ích, thế mạnh gì vượt trội hơn so với đối thủ. Khi giá trị cảm xúc của thương hiệu tốt sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua thậm chí là trả một mức giá cao để có thể sở hữu dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu bạn cung cấp. Hãy cố gắng để khách hàng luôn hài lòng, đánh giá cao về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn, cũng như luôn đảm bảo giữ vững những lời hứa hẹn đã đưa ra.

Sau quá trình tìm hiểu, Triangle Head mình đã tổng hợp một số lợi ích mà giá trị thương hiệu cảm xúc cần chú ý để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn:

  • Lợi ích hình thái: Chỉ sự hấp dẫn, ấn tượng trong thiết kế của sản phẩm
  • Lợi ích chức năng: Giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang tới, ví dụ như tiết kiệm tiền bạc, công sức hay thời gian,…
  • Lợi ích thời gian: Tính dễ dàng khi truy cập vào dịch vụ, sản phẩm
  • Lợi ích địa điểm: Sự tiện lợi khi mua hàng, dịch vụ
  • Lợi ích sở hữu: Dễ dàng trong mua sắm, ví dụ như giao hàng tận nhà, đặt hàng trực tuyến,…
cách đánh giá một thương hiệu
Đánh giá thương hiệu dựa vào giá trị cảm xúc

Đánh giá tài sản thương hiệu (Brand equity)

Trong quá trình đánh giá thương hiệu thì bạn còn phải tiến hành đánh giá tài sản của thương hiệu – Brand equity. Để đo tài sản một thương hiệu người ta dựa vào các yếu tố:

  • Hữu hình: Doanh thu, lãi (hoặc lỗ), số lượng hàng bán ra
  • Vô hình: Nhận thức, cảm xúc và những đánh giá từ chính khách hàng

Và quan trọng để có sự đánh giá thương hiệu chính xác nhất thì bạn cần phải tiến hành đánh giá một cách khách quan, tránh đưa tình cảm cá nhân, suy nghĩ chủ quan vào. Và khi đánh giá, nên chuyển đổi kết quả đánh giá về dạng các con số để có cái nhìn trực quan, tổng quát và chính xác nhất. Các con số này được gọi là chỉ số nhận biết – knowledge metric, được dùng để đo lường độ phổ biến của thương hiệu.

hướng dẫn đánh giá thương hiệu
Đánh giá tài sản thương hiệu gây dựng

Tốc độ phát triển của thương hiệu

Một thương hiệu có hoạt động hiệu quả hay không thì cần xem xét tới sự phát triển của thương hiệu như thế nào. Bất cứ một doanh nghiệp, thương hiệu nào khi hoạt động cũng đều vươn tới mục đích cuối cùng đó là giúp giá trị của thương hiệu mỗi năm không ngừng tăng cao hoặc luôn giữ được vị trí đầu tiên.

Như bạn cũng biết, khi giá trị thương hiệu tăng thì lượng khách hàng mà thương hiệu chinh phục được cũng tăng. Đồng thời độ phổ biến cũng như cảm tình mà khách hàng dành cho thương hiệu này cũng tỷ lệ thuận theo. Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì không phải là điều dễ dàng.

Để có thể thúc đẩy tốc độ phát triển của thương hiệu là một chặng đường dài với nhiều gian nan, thử thách. Chính vì vậy, nó được coi là một yếu tố để đánh giá thương hiệu.

Theo Triangle Head mình thì trước hết, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển của thương hiệu thì chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phải tốt và luôn duy trì sự ổn định. Đồng thời, còn phải tạo được sự tươi mới, độc đáo, sáng tạo trong hình ảnh và cách thức biểu đạt thông qua những động thái cụ thể, cách xử lý cùng vô số những yếu tố khác.

Dù là một thương hiệu lớn hay nhỏ, nội địa hay đa quốc gia đều lấy yếu tố tốc độ phát triển thương hiệu này để làm cái đích nỗ lực vươn tới. Dựa vào yếu tố này thương hiệu cũng có động lực để dần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm chinh phục khách hàng.

bí quyết đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu dựa vào tốc độ phát triển hằng năm

Đánh giá độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu gần nhất

Để có thể giúp thương hiệu phát triển thì các doanh nghiệp phải luôn đưa ra những chiến lược quảng cáo tiếp thị mới, phù hợp với từng hoàn cảnh, sản phẩm. Và để có thể biết chiến lược có tính khả thi không, nên rút kinh nghiệm gì, có sự điều chỉnh như thế nào thì cần phải có sự đánh giá cụ thể.

Triangle Head mình đã nghiên cứu và rút ra được để đánh giá sự hiệu quả của chiến lược thương hiệu gần nhất như thế nào thì cần phải xem xét những yếu tố:

  • Rõ ràng – Clarity: Chiến lược phải truyền tải được thương hiệu cụ thể, trọng tâm mà thương hiệu mong muốn. Thông điệp đó cần đảm bảo khách hàng có thể thấu hiểu, ghi nhớ, hứng thú và chuyển từ hành động xem -> quân tâm -> mua hàng
  • Nhu cầu – Desire: Hãy nhớ rằng, dịch vụ, sản phẩm bạn đang kinh doanh cũng có tới hàng nghìn thương hiệu khác cùng cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược đưa ra phải làm sao để khách hàng ưu tiên lựa chọn bạn đầu tiên
  • Quy trình – Process: Trong quá trình thực hiện chiến lược cần có sự liên kết chặt chẽ với các kênh marketing, website và cả bộ phận sales, chăm sóc khách hàng. Phải chắc chắn rằng, khách hàng muốn gì thương hiệu của bạn cũng có thể đáp ứng ngay lập tức. Như vậy mới nâng cao được hiệu quả chốt sale

Để Triangle Head mình nói cho bạn biết nếu muốn chiến lược hiệu quả cần phải thực hiện được 2 công việc sau:

  • Xây dựng kịch bản bán hàng: Hãy xác định cụ thể đối tượng khách hàng mục tiêu là ai và xây dựng sẵn các kịch bản bán hàng mà trong quá trình triển khai chiến lược có thể xuất hiện
  • Theo dõi hệ thống chăm sóc khách hàng CRM: Luôn luôn theo dõi sát sao quy trình mua hàng và chăm sóc khách hàng dựa trên hệ thống CRM để có các điều chỉnh phù hợp cũng như chăm sóc khách hàng chu đáo
lý do đánh giá thương hiệu
Đánh giá độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu

Kiểm tra các kênh truyền thông mang lại

Yếu tố đánh giá thương hiệu doanh nghiệp chính là hiệu quả các kênh truyền thông mang lại, bao gồm truyền thông đa kênh và truyền thông tích hợp. Khi đa dạng hóa các kênh truyền thông sẽ giúp thương hiệu quảng cáo rộng rãi hơn, tăng khả năng lan tỏa, tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đa dạng các kênh truyền thông thì thương hiệu cũng cần có khả năng tài chính nhất định. Và đây cũng là một thước đo cho sự thành công. Chính vì lẽ đó mà những thương hiệu có khả năng tài chính dồi dào luôn được coi là thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, theo mình thì đây chỉ là yếu tố cần. Và yếu tố đủ chính là có sự linh hoạt, sáng tạo, biết cách vận dụng và khai thác các kênh truyền thông một cách hiệu quả để mang lại những lợi ích cao nhất.

tìm hiểu đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu qua các kênh truyền thông

Trên đây là 8 yếu tố để đánh giá thương hiệu hoạt động có hiệu quả không mà Triangle Head mình đã đúc kết sau quá trình tìm hiểu và vận dụng thành công. Việc đánh giá sức khỏe của thương hiệu không chỉ phải làm một vài lần mà cần phải thực hiện thường xuyên để kịp thời đưa ra những chiến lược điều chỉnh, định vị thương hiệu phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ những tiêu chí đánh giá và tại sao cần thực hiện biện pháp trên? Và bây giờ thì xin chào và hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo của mình nhé.

Tài liệu tham khảo của bài viết này:

https://www.thebract.com/post/what-is-a-brand-review

https://aytm.com/post/brand-review-basics-part-1

https://branddoor.com/brand-review/