Định vị sản phẩm là gì? 5 bước định vị sản phẩm cơ bản cho Marketer

Định vị sản phẩm: Những bước cơ bản xây dựng chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả

Ở Việt Nam, một số thương hiệu đã thành công trong việc tạo dựng cho mình hình ảnh riêng, chẳng hạn như: Cafe Trung Nguyên, HighLand Coffee, Vinamilk. Tuy nhiên theo mình thấy tỷ lệ đi theo xu hướng này vẫn đang còn quá ít, các doanh nghiệp chưa biết cách để định vị sản […]

Ở Việt Nam, một số thương hiệu đã thành công trong việc tạo dựng cho mình hình ảnh riêng, chẳng hạn như: Cafe Trung Nguyên, HighLand Coffee, Vinamilk. Tuy nhiên theo mình thấy tỷ lệ đi theo xu hướng này vẫn đang còn quá ít, các doanh nghiệp chưa biết cách để định vị sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu.

Chính vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ tới bạn – các chủ doanh nghiệp, những bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình làm việc để đơn giản hoá việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm một cách hiệu quả.

định vị sản phẩm là gì
Tìm hiểu những bước cơ bản định vị sản phẩm là gì?

Tìm hiểu khái quát định vị sản phẩm là gì?

Khái niệm định vị sản phẩm là một quỳ trình xác định vị trí, mức ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường, bằng việc dựa vào các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng, áp lực cạnh tranh, thông điệp sản phẩm, độ ảnh hưởng sản phẩm trong cuộc sống như thế nào? Và từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện làm sản phẩm trở nên độc đáo, mang lại giá trị tốt nhất cho người dùng.

Đối với công việc định vị sản phẩm trong marketing gần như được xem là bước đầu tiên trong mọi chiến dịch Product Branding cần phải thực hiện trước khi bắt đầu lên kế hoạch, có thể nói việc định vị tốt một sản phẩm sẽ mang lại một cái nhìn bao quát nhất hoàn cảnh, tầm nhìn, cũng như làm rõ được định hướng phát triển hình ảnh của sản phẩm.

định vị sản phẩm là gì
Tìm hiểu chiến lược định vị sản phẩm là gì?

Lợi ích của định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm được đánh giá là một trong các hoạt động hữu ích khi triển khai chiến lược Marketing. Dưới đây là một số lợi ích định vị sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường về các yếu tố như giá cả, chất lượng, chăm sóc khách hàng,…
  • Nâng cao hình ảnh của thương hiệu, giúp có được sự tin cậy của người dùng, khách hàng tiềm năng và sở hữu nhân tài với năng lực cao cùng tiềm năng phát triển vượt trội.
  • Làm cho sản phẩm trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với đối thủ cùng ngành hàng.
  • Giúp chiến lược Marketing tổng thể có được hiệu quả cao, thu hút khách hàng tiềm năng.

Khi nào cần phải thực hiện định vị sản phẩm

Ngoài việc tạo định hướng cho một chiến dịch Product Branding như mình nói ở trên, thì còn có một số lý do khác mà bạn cần phải thực hiện công việc định vị nay, cụ thể như:

  • Mở rộng dòng sản phẩm
  • Tham nhập thị trường mới
  • Ra mắt các sản phẩm bổ sung
  • Làm mới hoặc thay đổi hình ảnh sản phẩm

Đây một vài trường hợp khác mà cần phải thực hiện định vị sản phẩm mình thường thấy nhất, nhìn chung các trường hợp mình kể trên đòi hỏi cần phải thu thập một lượng thông tin lớn thì mới có thể tiến hành được, nếu bỏ qua bước định vị sản phẩm thì không khác gì bạn đi trong một đường hầm tối và không có ánh sáng.

Hướng dẫn các bước định vị sản phẩm trên thị trường hiệu quả

Theo mình nghĩ một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc, ngày càng phát triển và chiếm trọn niềm tin đối với người tiêu dùng, thì cần phải biết vị trí sản phẩm của mình ở đâu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Từ đó có chiến lược cụ thể trong việc nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm, khẳng định vị thế và định vị tên tuổi sản phẩm doanh nghiệp.

Trong quá trình trải nghiệm mình đã tổng hợp được quy trình vị sản phẩm hiệu quả và mình chia quy trình này thành năm bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Yếu tố đầu tiên trong các bước định vị sản phẩm quyết định tới sự thành công là xác định chân dung bạn cần phân tích là ai, đơn giản việc này sẽ giúp công việc định vị của bạn được cụ thể hơn, tránh việc phân tích các thông tin không cần thiết . Để làm tốt việc này, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như:

  • Đối tượng nằm trong độ tuổi nào?
  • Giới tính khách hàng là nam hay nữ?
  • Sản phẩm của bạn phù hợp với những người có thu nhập cao hay thấp?

Bên cạnh đấy, bạn cũng nên tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng, những đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm ra sao và cách họ sử dụng như thế nào? Từ đấy có thể giúp bạn khoanh vùng những nhu cầu cơ bản hay nâng cao mà khách hàng kỳ vọng ở một sản phẩm.

các bước định vị sản phẩm
Cần làm rõ mục tiêu khách hàng trước khi thực hiện định vị

Bước 2: Thẩm định thuộc tính sản phẩm có đạp ứng đúng nhu cầu khách hàng

Việc thẩm định thuộc tính của sản phẩm sẽ giúp bạn biết được chân dung khách hàng mà bạn đã xác định ở trên có thực sự chính xác hay không. Tùy vào từng loại sản phẩm sẽ có cách đánh giá và thang điểm riêng cho từng đối tượng khách hàng, thông thường theo mình sẽ có 5 yếu tố chính như sau:

  • Tầm nhìn sản phẩm: Giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất để xem sản phẩm của mình có thật phù hợp với đối tượng mà bạn muốn hướng tới hay không.
  • Sứ mệnh: Chính là lý do mà sản phẩm của bạn tồn tại, mang tới cho khách hàng những giá trị thiết thực nhất.
  • Dòng giới thiệu: Là cụm từ hoặc khẩu hiệu ngắn gọn thể hiện những giá trị hoặc giải pháp mà sản phẩm của bạn mang tới cho khách hàng là gì.
  • Sự khác biệt của sản phẩm: Là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định việc lựa chọn mua sản phẩm của bạn hay của một đối thủ cạnh tranh khác.
  • Cốt lõi của sản phẩm: Chính là những thuộc tính cơ bản, nâng cao hay bổ sung vào sản phẩm để mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng.

Bước 3: Xác định vị trí sản phẩm trên thị trường hiện tại

Để có thể định vị sản phẩm đang đứng ở đâu trên thị trường, việc bạn cần làm là hãy nhận định một cách khách quan đâu là những yếu tố mà làm nổi bật lên sản phẩm của bạn so với đối thủ và đâu là những yếu tố mà khách hàng ít để ý đến sản phẩm của bạn nhất.

Muốn có được kết quả thẩm định, đo lường chính xác nhất, hãy quay lại yếu tố “định hướng” và “sứ mệnh” của sản phẩm bạn ở bước 2. Cố gắng phân tích thật kỹ những kết quả trả về từ những cách sản phẩm bạn tiếp cận khách hàng hoặc nếu bạn chưa có dữ liệu trước đó, hãy tham khảo qua một số yếu tố sau đây:

  • Logo: Đã đủ sức tạo được sự ghi nhớ trong khách hàng hay chưa, màu sắc có đang giống với đổi thủ hay không
  • Tên sản phẩm: Hãy khảo sát liên tục yếu tố này, khách quan hết mức sức có thể và đừng quá đề cao chỉ ở một khía cạnh kết quả
  • Thông điệp: Có sức thuyết phục rằng sản phẩm của bạn là chỉ dành cho họ
  • Kênh truyền thông: Đâu là kênh đang mang lại hiệu quả nhận diện tốt nhất cho sản phẩm? Hướng giải quyết cho những kênh kém hiệu quả như thế nào?
cách định vị sản phẩm
Đánh giá mức độ nhận diện sản phẩm là bước quan trọng nhất khi thực hiện

Bước 4: Tham khảo ý tưởng của đối thủ cạnh tranh

Bí quyết để bạn hạ gục đối thủ một cách dễ dàng chính là tìm hiểu kế hoạch tiếp thị của họ, nằm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ từ đấy xây dựng cho mình kế hoạch định vị khác biệt, nổi bật và độc đáo.

Một số yếu tố bạn cần có thể xem xét khi tham khảo đối thủ:

  • Đặc tính sản phẩm nổi bật của đối thủ là gì?
  • Ví trí sản phẩm đối thủ đứng thứ mấy trên thị trường?
  • Thông điệp sản phẩm đối thủ đang truyền hiện tại là gì?
  • Các yếu tố nhận diện sản phẩm đối thủ đang sử dụng có gì nổi bật?

Bạn hãy nhớ, một điều quan trọng quyết định tới sự thành công trong cách định vị sản phẩm là đừng biến giá trị thương hiệu của mình là bản sao chép những gì đối thủ cạnh tranh đang làm. Hãy đưa là lý do tại sao người tiêu dùng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn mà không phải là một thương hiệu khác.

Bước 5: Lên sơ đồ định vị sản phẩm

Lên sơ đồ định vị sản phẩm hay biểu đồ định vị sản phẩm sẽ giúp bạn xác định rõ ràng hơn các yếu tố quyết định tới chiến lược quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả. Hãy thu thập thông tin chi tiết về từng yếu tố trong sơ đồ, sau đấy hãy đối chiếu các mối tương quan và sự khác biệt nổi trội trong sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bạn có thể tham khảo sơ đồ định vị sản phẩm tại đây

Các chiến lược định vị sản phẩm phổ biến hiện nay

Để chi tiết hơn về những chiến lược định vị sản phẩm, mình xin chia sẻ 6 cách định vị phổ biến nhất mà mình nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cho mô hình kinh doanh của hầu hết tất cả doanh nghiệp. Cùng tham khảo và áp dụng để mang lại sự thành công tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Định vị theo giá bán

Như bạn thấy đấy, hầu hết các sản phẩm đều được định vị theo 2 hướng: hoặc là cao nhất hoặc là rẻ nhất trên thị trường. Việc định giá sẽ phụ thuộc vào mục tiêu xây dựng thương hiệu của công ty bạn như thế nào.

Một thương hiệu cao cấp, sang trọng đương nhiên sẽ được định giá cao và ngược lại, nếu bạn muốn hướng tới một sản phẩm bình dân thì cần đưa ra mức giá tốt nhất để chiếm thị phần của đối thủ.

các loại định vị sản phẩm
Xác định giá bán để đưa ra chiến lược định vị sản phẩm

Định vị dựa vào đặc tính hay loại sản phẩm

Khi khách hàng quyết định mua một sản phẩm nào đấy, họ sẽ quan tâm tới những đặc trưng, tính năng, loại hình của sản phẩm có đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng hay không.

Với cách định vị theo loại sản phẩm này, yêu cầu bạn cần hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm là gì, đặc tính sản phẩm của bạn có nổi trội hơn các đối thủ của mình hay không? Từ đấy xây dựng hình ảnh khác biệt, đặc trưng nhất cho thương hiệu.

Định vị trên lợi thế cạnh tranh

Bạn hãy bắt đầu tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ của mình để tạo ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng. Một sản phẩm chắc chắn sẽ không thể định vị hoặc định vị kém nếu không có một lợi thế cạnh tranh nào khác biệt.

các chiến lược định vị sản phẩm
Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là cách định vị sản phẩm hiệu quả

Định vị bằng phân khúc người dùng

Đây được xem như một chiến lược vô cùng hữu ích mang lại kết quả cao được nhiều doanh nghiệp áp dụng bằng cách hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể. Để có thể vận dụng thành công phương thức này đòi hỏi bạn cần phải am hiểu và đánh giá các phân khúc khách hàng một cách chính xác.

Mình có thể nếu một ví dụ đơn giản để các bạn hiểu rõ hơn chiến lược này như sau: Cùng là những hàng ô tô sang trọng, nhưng Ferrari lại định vị sản phẩm bằng cách hướng tới đối tượng khách hàng yêu thể thao, trong khi đấy BMW lại tập trung vào những thương nhân thành đạt.

Định vị theo giải pháp của sản phẩm

Bạn hãy cho người tiêu dùng biết được sản phẩm mà doanh nghiệp, công ty của bạn mang tới những giải pháp gì giúp họ khắc phục những tình trạng đang gặp phải. Một ví dụ đơn giản như: cùng là sữa rửa mặt nhưng khách hàng sẽ lựa chọn những loại riêng theo nhu cầu của mình, có loại để trị mụn, có loại làm trắng da, có loại dưỡng ẩm,…

Do đó, việc định vị theo giải pháp sẽ giúp chạm đúng insight của từng nhóm đối tượng có mong ước mua hàng khác nhau, giúp quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn.

chiến lược định vị sản phẩm là gì
Kiểm tra các giải pháp trong sản phẩm cũng là một chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả

Định vị theo cảm xúc

Đã bao giờ bạn mua hàng không phải vì nhu cầu hay mục đích đề ra mà chỉ là cảm thấy yêu thích và tự dụng muốn sở hữu món đồ đấy chưa? Tất cả là nhờ sự khôn ngoan và tinh tế của một nhà làm Marketing đã nghiên cứu sự biến đổi cảm xúc của đối tượng mục tiêu ảnh hưởng và đưa ra giải pháp phù hợp, kích thích nhu cầu của khách hàng.

Khi định vị sản phẩm cần xem xét những yếu tố nào?

Để tạo sự khác biệt, giá trị cho sản phẩm, bạn cần xem xét một số yếu tố sau đây trước khi triển khai định vị sản phẩm, bao gồm:

  • Tầm nhìn: Định hướng tổng thể của doanh nghiệp dành cho sản phẩm
  • Sứ mệnh: Những gì đã, đang và sẽ thực hiện để biến tầm nhìn của doanh nghiệp trở thành hiện thực
  • Slogan: Khẩu hiệu mà doanh nghiệp muốn mô tả khi nhắc đến thương hiệu hoặc sản phẩm
  • Bản chất thương hiệu: Những thuộc tính cốt lõi mà bạn muốn hướng đến cho doanh nghiệp của mình
  • Loại thị trường: Ngành hàng mà doanh nghiệp đang tham gia và đối tượng/tệp khách hàng hướng đến, họ là ai?
  • Thách thức khách hàng: Các khó khăn mà doanh nghiệp cần phải đối mặt
  • Sự khác biệt: Thương hiệu hay sản phẩm có điểm nào độc đáo, tạo giá trị cho người dùng, khách hàng
định vị sản phẩm trên thị trường
Tốc độ tăng trưởng của thương hiệu có mối quan hệ mật thiết đến sản phẩm

Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn trẻ, các doanh nghiệp nắm được kiến thức cơ bản trong việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh bạn có thể tham khảo qua bài viết Branding là gì? phần nào giúp bạn khái quát hơn về công việc ngành Branding

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.shopify.com/encyclopedia/product-positioning

https://simplicable.com/new/product-positioning-examples

https://www.business2community.com/strategy/positioning-5-strategies-to-stand-out-from-your-competitors-02333056