Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách xác định qua góc nhìn Marketing

Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách định vị thương hiệu dựa vào lợi thế cạnh tranh

Trong việc kinh doanh sản xuất, chắc hẳn các doanh nghiệp đều mong muốn thu về lợi nhuận cao nhất. Và để làm được điều này, bạn nên tìm hiểu và phân tích lợi thế cạnh tranh. Đây được xem là yếu tố quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả […]

Trong việc kinh doanh sản xuất, chắc hẳn các doanh nghiệp đều mong muốn thu về lợi nhuận cao nhất. Và để làm được điều này, bạn nên tìm hiểu và phân tích lợi thế cạnh tranh. Đây được xem là yếu tố quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất.

Vậy thế nào là lợi thế cạnh tranh? Có bao nhiêu loại lợi thế cạnh tranh hiện nay? Cách xác định ra sao? Hãy cùng mình là Triangle Head tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết nhất về thuật ngữ này nhé.

lợi thế cạnh tranh là gì
Tìm hiểu thuật ngữ lợi thế cạnh tranh là gì?

1. Tìm hiểu lợi thế cạnh tranh là gì?

Trong qua trình Triangle Head mình làm việc có để ý, khi nhắc đến lợi thế cạnh tranh định nghĩa như thế nào? các bạn Marketer sẽ dễ dàng biết là gì, nhưng khi vô thực tế thì điều các bạn biết gần như đi chệch hướng hoàn toàn so với cách các bạn đang hiểu

Vậy thế nào là lợi thế cạnh tranh? Với định nghĩa này, bạn có thể hiểu nó là những đặc điểm nổi bật, độc nhất, vượt trội của một thương hiệu hay doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành hàng. Nó giúp bạn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao, mang lại giá trị tối ưu cho công ty. Và ưu điểm của lợi thế cạnh tranh có thể nhìn thấy rõ nét cách thương hiệu đã định vị thương hiệu trên thị trường như thế nào.

lợi thế cạnh tranh định nghĩa
Khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Nhắc đến lợi thế cạnh tranh, bạn có thể hình dung bằng một từ “khó”. Bởi nếu có thể dễ dàng bắt chước hay sao chép thì đó không còn gọi là lợi thế cạnh tranh.

Một số ví dụ lợi thế cạnh tranh tham khảo:

  • Vị trí địa lý duy nhất
  • Công nghệ mới, độc quyền
  • Sản xuất sản phẩm với nguồn chi phí thấp
  • Nhận diện hình ảnh thương hiệu tốt

2. Có bao nhiêu các loại lợi thế cạnh tranh?

Hiện nay, với kinh nghiệm Triangle Head mình thì các lợi thế cạnh tranh đang được phân thành 3 loại sẽ được mình đề cập bên dưới. Bạn nên dựa vào tình trạng của doanh nghiệp mà cân đối triển khai sao cho phù hợp.

Cost Leadership: Dẫn đầu về chi phí

Khi muốn dẫn đầu về chi phí, bạn cần trở thành nhà sản xuất có mức chi phí thấp nhất so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể làm được điều này thông qua sản xuất sản phẩm với quy mô lớn. Đồng nghĩa với chiến lược tiên quyết là khai thác lợi thế theo quy mô.

Doanh nghiệp của bạn đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí thấp, một mức giá mà các đối thủ không thể sao chép. Có thể nói, bạn đang nắm giữ lợi thế rất lơn. Từ đó giúp bạn thu về lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.

Differentiation Leadership: Dẫn đầu khác biệt hóa

Đối với các loại lợi thế cạnh tranh hiện tại, thì Differentiation Leadership được coi là lợi thế vững chắc nhất. Tức bạn mang lại sản phẩm/dịch vụ tốt nhất so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Bên cạnh cung cấp sản phẩm độc đáo, chất lượng, bạn còn có thể tạo lợi thế cho mình thông qua việc tạo thêm các dịch vụ bổ sung / kèm theo như giao hàng, đổi trả, bảo dưỡng, … Đây cũng là điểm cộng lợi thế để giúp giới thiệu hoặc tạo điểm khác biệt nếu sản phẩm bạn đang kinh doanh tương đồng với đối thủ.

các lợi thế cạnh tranh
Dẫn đầu sự khác biệt hóa với chất lượng dịch vụ/sản phẩm tốt nhất so với đối thủ

Ngoài ra, lựa chọn chiến lược Marketing cũng quan trọng không kém. Bạn cần nghiên cứu về tệp khách hàng của mình, xem nhu cầu của họ như thế nào. Từ đó lên kế hoạch Marketing một cách phù hợp nhất.

Sự đổi mới cũng là một cách làm khác biệt hóa. Ví dụ như Apple đã thông minh khi tung ra thị trường iPhone, một thiết bị cầm tay thay thế chiếc máy tính có phần cồng kềnh.

Focus Strategy: Tập trung vào chiến lược

Tập trung vào chiến lược là phương pháp bao gồm cả dẫn đầu chi phí và sự khác biệt hóa. Và điểm độc đáo ở loại hình Focus Strategy chính là đánh vào thị trường ngách. Ví dụ như thị trường ống hút có thể tái chế, thức ăn cho vật nuôi hay máy khuếch tán tinh dầu,…

Focus Strategy sẽ nhắm mục tiêu ở một nhóm nhân khẩu học nhất định với những nhu cầu cụ thể. Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa mới xây dựng. Bởi nó sẽ không cạnh tranh gay gắt về giá so với các công ty lớn.

3. Cách để xác định lợi thế cạnh tranh là gì?

Bạn muốn vượt qua đối thủ cùng ngành hàng và có được xuất phát điểm tốt nhất cho mình. Đầu tiên, bạn hãy xác định 4 lợi thế cạnh tranh thông qua nội dung dưới đây.

Đánh giá hình ảnh thương hiệu (Brand Image)

Hình ảnh thương hiệu là yếu tố để người dùng dựa vào đó quyết định có nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Một hình ảnh xấu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là mất đi sự tin tưởng của người dùng.

Vì thế, việc xác định lợi thế cạnh tranh dựa vào Brand Image. Bước đầu bạn cần thực hiện là xây dựng hình ảnh thương hiệu đẹp, tích cực trong mắt mọi người. Để làm được điều đó, hãy nghiên cứu và phân tích hình ảnh thương hiệu theo mô hình SWOT là việc cần thiết để biết hướng đi của bạn có tạo khác biệt so với đối thủ và phù hợp trên thị trường hay chưa .

Giá trị dịch vụ khách hàng (Customer Service)

Dựa vào những ưu điểm của dịch vụ khách hàng cũng được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh hiệu quả, nếu thực sự thương hiệu bạn đang cung cấp những giá trị khác biệt.

Bạn sẽ làm gì trong trường hợp sản phẩm không ưng ý và khách muốn trả hàng? Hãy tìm hiểu vấn đề và giải quyết nhanh chóng nhu cầu của khách. Đây là điều nên làm để họ có được trải nghiệm tốt nhất khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Và có cơ hội họ sẽ quay lại lần sau, thậm chí còn giới thiệu với bạn bè, người thân về thương hiệu của bạn.

nhận xét lợi thế cạnh tranh
Tạo lợi thế cạnh tranh bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu

Trường hợp bạn để lại sự đau đớn và trải nghiệm khó chịu cho khách thì bạn đã tự tay hủy đi những đơn hàng trong tương lai. Thế nên, hãy chăm sóc khách hàng với sự tận tâm và chân thành nhất. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn về lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Công nghệ độc quyền (Proprietary Technology)

Tạo được lợi thế cạnh tranh nhờ công nghệ độc quyền. Đó có thể là một công thức, bằng sáng chế hay quy trình kinh doanh chỉ do một doanh nghiệp có được. Có thê lấy ví dụ lợi thế cạnh tranh dựa vào công nghệ như công thức sản xuất nước ngọt độc quyền của Coca Cola hay bằng sáng chế iPhone của Apple,…

Với kinh nghiệm thực chiến của Triangle Head mình, thì bạn nên chắc rằng các công nghệ độc quyền phải giúp duy trì lợi thế cạnh tranh của bạn ít nhất từ 2 đến 3 năm. Bởi vì, đối với cá nhân mình công nghệ là một phần để tạo nên chất lượng thành phẩm, nó có thể được sao chép hay cải biến khác đi, những vẫn có thể cho ra cùng loại chất lượng.

Một khi các đối thủ đều sỡ hữu các công nghệ cho ra thành phẩm có chất lượng tương tự, thì việc bạn cố bám trụ vào việc xác định lợi thế cạnh tranh dựa vào yếu tố Proprietary Technology sẽ không còn phù hợp nữa. Thay vào đó bạn nên có hướng đi khác để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

Dựa vào nhu cầu thị trường (Market Demand)

Xác định lợi thế cạnh tranh thông qua nhu cầu thị trường là việc cần thiết. Bởi bạn nên biết được những mong muốn, yêu cầu của khách hàng mục tiêu để có chiến lược quảng bá phù hợp. Và đặc biệt là cung cấp cho họ sản phẩm/dịch vụ mà họ đang có nhu cầu.

Một số gợi ý để bạn tạo lợi thế cạnh tranh thông qua Market Demand:

  • Xác định một cách chính xác Insight, nhu cầu của khách hàng khi quan tâm và liên hệ tư vấn sản phẩm/dịch vụ
  • Hiểu được những thói quen mua sắm cũng như hành vi của khách hàng, nhất là khả năng kinh tế để chi trả cho món hàng
  • Tăng trải nghiệm của người dùng và hơn hết cần sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

4. Một số sơ đồ phân tích lợi thế cạnh tranh

Để phân tích lợi thế cạnh tranh hiệu quả, bạn nên dựa trên các sơ đồ. Sau đây là các sơ đồ giúp bạn trong việc phân tích và đúc kết những gì bàn thấy được một cách dễ dàng hơn.

Mô hình của Michael Porter

Michael Porter được biết đến là nhà hoạch định chiến lược, cạnh tranh nổi tiếng trên thế giới. Ông đã đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà bất cứ ngành/lĩnh vực nào cũng cần trải qua. Mô hình này xuất hiện vào năm 1979 ở tạp chí Harvard Business Review.

mô hình lợi thế cạnh tranh
Mô hình áp lực cạnh tranh của Michael Porter

5 áp lực cạnh tranh mà Michael Porter nhắc đến bao gồm:

  • Sức mạnh của nhà cung cấp: Nó được thể hiện qua mức độ tập trung, số lượng sản phẩm, sự khác biệt, chi phí cung ứng và chuyển đổi,…
  • Nguy cơ thay thế: Phần này bạn cần quan tâm đến chi phí chuyển đổi cho sản phẩm, xu hướng khách hàng thay thế sản phẩm và cả về giá, chất lượng của những mặt hàng thay thế.
  • Những rào cản gia nhập: Có thể nhắc đến một số rào cản như vốn, sự hiểu biết thị trường, đặc trưng của sản phẩm, khả năng tiếp cận, kênh phân phối,…
  • Sức mạnh khách hàng: Được thể hiện ở sự khác biệt mà sản phẩm mang lại, giá cả, hàng sẵn có, số lượng người mua,…
  • Mức độ cạnh tranh: Mức độ về tăng trưởng của lĩnh vực, đa dạng đối thủ cạnh tranh, giá thành sản phẩm,…

Mô hình lợi thế cạnh tranh SWOT

Đây là mô hình được ứng dụng phổ biến hiện nay. SWOT được viết tắt bởi:

  • Strengths – Điểm mạnh: Chính là sự khác biệt, điểm tích cực của doanh nghiệp có thể làm hơn so với các đối thủ.
  • Weaknesses – Điểm yếu: Những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, gây cản trở cho mục tiêu mà bạn đã đề ra.
  • Opportunities – Cơ hội: Các tác động bên ngoài như biến động thị trường, sự thay đổi về nhu cầu của người dùng,… ảnh hưởng và mang lại lợi ích cho thương hiệu của bạn.
  • Threats – Thách thức: Cũng là thị trường, người dùng, xã hội,… nhưng mang tính tiêu cực, khiến doanh nghiệp phải đối đầu với thách thức và tìm cách giải quyết nó.
mô hình lợi thế cạnh tranh SWOT
Mô hình SWOT được áp dụng rộng rãi khi phân tích lợi thế cạnh tranh

Áp dụng SWOT trong phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ hỗ trợ bạn rất tốt khi xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mô hình cạnh tranh nhìn từ chuỗi giá trị doanh nghiệp

Mô hình này có 3 mấu chốt chính gồm: 

  • Đầu vào: Trong giai đoạn này là khả năng tự chủ về mặt nguyên liệu. Điều này giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận như mong muốn. Đặc biệt là có được lợi thế lớn khi nguyên liệu trên thị trường biến động. Bên cạnh đó, việc đặt mối quan hệ với nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn tối ưu giá đầu vào một cách tốt nhất.
  • Sản xuất: Quy mô sản xuất sẽ ảnh hưởng nhất định đến chi phí bỏ ra. Quy mô càng lớn thì chi phí càng thấp. Đồng thời, việc có được bằng sáng chế sản phẩm là bí quyết doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ của mình. Một điểm nữa trong sản xuất mà bạn có thể tạo lợi thế của mình chính là sở hữu dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại.
  • Đầu ra: Bạn cần tối ưu tốt về nhận thức của người dùng đối với thương hiệu. Bởi họ thường có xu hướng lựa chọn những thương hiệu quen thuộc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến hệ thống phân phối sản phẩm. Nó sẽ giúp bạn gia tăng thị phần trên thị trường. Ngoài ra, yếu tố về quan hệ khách hàng, vị trí địa lý, thị trường độc quyền,… cần được chú ý và triển khai một cách tốt nhất.
mô hình lợi thế cạnh tranh chuỗi
Tái hiện mô hình cạnh tranh nhìn từ chuỗi giá trị doanh nghiệp bằng sơ đồ

Vừa rồi mình đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin về lợi thế cạnh tranh. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ xác định và có cách tối ưu tốt nhất, định vị thương hiệu trên thị trường. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau của Future Brand Việt Nam.

Tài liệu tham khảo bài viết này:

https://www.investopedia.com/terms/c/competitive_advantage.asp

https://www.techtarget.com/searchcio/definition/competitive-advantage

https://corporatefinanceinstitute.com/resources/management/competitive-advantage/