Strategic Planner là gì? Chia sẻ trải nghiệm công việc ở vị trí Strategic Planner
Trong ngành truyền thông có một vị trí làm Strategic Planner bao gồm các công việc định hướng cho các công ty và doanh nghiệp. Vậy công việc Strategic Planner là gì với những yếu tố nào? Và mình là Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết thông qua nội […]
Trong ngành truyền thông có một vị trí làm Strategic Planner bao gồm các công việc định hướng cho các công ty và doanh nghiệp. Vậy công việc Strategic Planner là gì với những yếu tố nào? Và mình là Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu khái niệm Strategic Planner
Đối với các Newbie hoặc Junior, chắc hẳn việc định nghĩa về một Strategic Planner sẽ gặp khó khăn nhất định. Nhiều người có quan điểm rằng chỉ những người đã có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm mới có thể thực hiện công việc này. Vậy Strategic Planner là làm gì và những tố chất nào cần có của một Strategic Planner?
1.1 Bắt nguồn từ 2 khái niệm Planning và Strategy ?
Trước khi tìm hiểu về định nghĩa, cũng như vai trò của Strategic Planner là làm gì. Với cá nhân Triangle Head mình, bạn phải hiểu đúng thuật ngữ gốc là Strategic Planning là gì trước. Vì khi hiểu đúng thì bạn mới rõ được những vai trò, trách nhiệm mà một strategic Planner cần phải có là gì.
Theo những kiến thức và cũng như những tài liệu Marketing mà Triangle Head mình tham khảo được, thì thuật ngữ Strategic Planning được ra đời qua việc kết hợp từ 2 định Strategy và Planning. Cụ thể:
“Strategy” (chiến lược) xuất phát từ chữ “stratiyeia”, gồm 2 từ Hy Lạp cổ là “Stratos” (quân đội) và “Ago” (dẫn dắt/di chuyển/hướng dẫn). Từ này nhằm chỉ chiến lược cổ xưa mà các tướng lĩnh dùng để triển khai lực lượng chinh chiến. Chiến lược sẽ xác định cụ thể mục tiêu và phương pháp chinh phục mục tiêu đó dựa trên nguồn lực sẵn có.
Còn Planning có thể được xem là một cách thức quản lý cơ bản, bao gồm việc vạch ra các đầu việc nào cần làm, khi nào làm, làm như thế nào và ai sẽ làm. Đó là một quá trình trí tuệ đặt ra các mục tiêu chiến dịch và phát triển cùng với sự ứng biến các hướng hành động khác nhau, nhằm để đạt được mục tiêu được đề ra trước đó.
Vậy khi kết hợp cả hai khái niệm Strategy và Planning lại với nhau ta sẽ ra được thuật ngữ Strategic Planning dùng để chỉ các quy trình xác định phương hướng, các cách tiếp cận sao cho đạt được mục tiêu hiệu quả. Sau đó, lên kế hoạch chi tiết cho chiến lược dài hạn nhằm phát triển hiệu quả trong kế hoạch truyền thông thực tế. Đây cũng có được xem là nguồn gốc của thuật ngữ Strategic Planner
1.2 Strategic Planner là ai?
Strategic Planner là một vị trí mô tả, những người có kinh nghiệm trong việc vạch ra định hướng phát triển và chiến lược cho một dự án Marketing. Bên cạnh đó, Strategic Planner cũng được xem là vị trí then chốt giúp “chỉ đường dẫn lối” cho Team Creative đi đúng hướng và truyền cảm hứng mạnh mẽ trong đội ngũ sáng tạo.
Theo kinh nghiệm của mình, vị trí Strategic Planner trên thị trường việc làm Marketing hiện nay chủ yếu chỉ có ở các Agency. Bên cạnh đó, vị trí này còn được phân ra nhiều biến thể khác nhau:
- Event Strategic Planner: Bạn sẽ đảm nhận việc lên kế hoạch tổ chức các buổi sự kiện, chương trình cho chiến dịch Marketing. Đối với các bạn Newbie và Junior, đây là vị trí khởi đầu trong sự nghiệp planner tương đối lý tưởng.
- Media Planner: Đây là vị trí đảm nhận việc lên kế hoạch cho các ấn phẩm Marketing xuất hiện trên các kênh truyền thông (Social Media, Website, Forum, App, Pr,…).
- Creative Planner: Đối với vị trí planner này, công việc đa phần sẽ thuần về việc định hướng ý tưởng cho các hoạt động Marketing Below the Line, có thể kể đến như hoạt động Activation, TVC, POSM, Marketing Outdoor.
- Integrated Strategic Planner: Vị trí này tương đối khó đối với các bạn Junior hoặc Newbie. Một Integrated Strategic Planner phải có kỹ năng lập chiến lược tổng quan cho một chiến dịch Marketing, từ Event, Media, Brand, Creative,… Trong đó, các dự án của vị trí này đảm nhận thường kéo dài từ 1 năm trở lên. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi cao về chuyên môn và kinh nghiệm.
- Strategic Planning Executive: Đây là một biến thể tương đồng với của vị trí Strategic Planner. Trong khi Strategic Planner chủ yếu thực hiện công việc định hướng, Planning Executive sẽ thiên về đưa ra các đề xuất, cách tổ chức các hoạt động Marketing dựa vào định hướng trước đó.
Tùy vào từng vị trí, bạn sẽ có trách nhiệm và vai trò riêng của mình. Vậy những trách nhiệm đó là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu xem một Strategic Planner cần phải có những tố chất gì nhé!
2. Những tố chất tạo nên một Strategic Planner
Trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, Strategic Planner đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, định hình và triển khai các chiến lược quảng cáo hiệu quả. Để trở thành một Strategic Planner thành công, cần phát triển hình ảnh thương hiệu cá nhân đáng tin cậy và chuyên nghiệp là điều cần thiết.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh một Strategic Planner chuyên nghiệp.
2.1 Kiến thức (Knowledge)
Đối với một Strategic Planner, bạn bắt buộc nắm vững kiến thức về Marketing, phân tích dữ liệu, truyền thông, quan hệ công chúng,… Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ về các công cụ quảng cáo, phân tích thị trường, cập nhật thông tin đối thủ cạnh tranh. Và sử dụng công cụ phân tích dữ liệu tích hợp truyền thông hay quan hệ công chúng vào chiến lược quảng cáo.
Những kiến thức bạn cần phải nắm để trở thành Strategic Planner:
- Các hình thức Marketing khác nhau: Inbound / Outbound Marketing, Neuromarketing, Brand Marketing, Trade Marketing, …
- Các phương pháp luận và phương pháp định hướng: Brand Positioning Scale, Value Proposition Metric, Brand ideas Blueprint, Brand Roadmap Module,…
- Các kiến thức tổng thể khác: Kiến thức về người tiêu dùng, thị trường, đối thủ, đối thủ và một số các thuật ngữ cơ ban: Concept, Brand Story, Marketing Framework,…
2.2 Tư duy (mindset)
Để thực hiện công việc của một Strategic Planner, bạn cần có các tư duy sau đây:
- Tư duy chiến lược: Strategic Planner cần có tư duy chiến lược để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về tình hình hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.
- Tư duy phân tích: Biết cách thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, từ đó đưa ra những phân tích có ý nghĩa. Việc này nhằm hiểu rõ hơn về tình hình và xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
- Tư duy sáng tạo: Tìm hiểu, áp dụng những xu hướng mới, công nghệ mới và phương pháp tiếp thị mới để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
- Tư duy phân loại và ưu tiên: Xác định, đánh giá được mức độ ưu tiên của các nhiệm vụ, quyết định nào quan trọng nhất và cần ưu tiên thực hiện trước.
- Tư duy thích ứng: Biết cách nhận biết, đánh giá các thay đổi và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng chiến lược vẫn phù hợp và hiệu quả.
- Tư duy học hỏi và cập nhật: Thường xuyên theo dõi các xu hướng mới, cập nhật kiến thức để chắc chắn chiến lược của thương hiệu luôn phù hợp với thị trường và khách hàng.
2.3 Kỹ năng (skill)
Strategic Planner là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dựa trên yêu cầu của khách hàng. Bạn phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong công ty bao gồm Data Analysis, Art Director, Digital Strategist, Media Planner, Copywriter và cả Client.
Với vai trò làm chiến lược, Strategic Planner tham gia vào các quá trình quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Có thể kể đến như phát triển sản phẩm mới, xây dựng kịch bản, lựa chọn KOL, quản lý dự án và nắm bắt xu hướng về ẩm thực, thời trang, giải trí, công nghệ,…
Điều này đòi hỏi kỹ năng Strategic Planner phải có là giao tiếp tốt, biết xử lý các tình huống khác nhau. Nó hỗ trợ thuyết phục khách hàng và dẫn dắt trong các buổi brainstorm ý tưởng.
Mặt khác, Strategic Planner cũng góp phần quan trọng vào việc tạo ra những chiến lược quảng cáo hiệu quả và thành công. Kỹ năng lên kế hoạch chi tiết và sáng tạo của Strategic Planner giúp Team Creative trong việc phát triển ý tưởng chính xác và phù hợp với mục tiêu của khách hàng.
Nhìn chung, với quan niệm của mình, một Strategic Planner cần phải trang bị những kỹ năng như sau:
- Khả năng giao tiếp nội bộ team
- Kỹ năng thuyết trình
- Quản lý dự án
- Tự học hỏi, tìm tòi
- Khả năng dẫn dắt, recap buổi họp
- Thông thạo các công cụ làm Proposal
- Sắp xếp và lên kế hoạch dựa vào thời gian thực
3. Công việc của Strategic Planner qua góc nhìn của Triangle Head
Vai trò của Strategic Planner trong doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của sự phát triển nhanh chóng của thị trường, nhiệm vụ của Strategic Planner là tìm kiếm những chiến lược đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các nhiệm vụ của Strategic Planner theo góc nhìn của Triangle Head cụ thể như sau:
3.1 Công việc tổng quan của Strategic Planner
Dựa vào những kỹ năng đã đề cập ở trên, Strategic Planner phải vận dụng vào triển khai chiến dịch Marketing trong rất nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể, công việc của Strategic Planner ở Agency bao gồm:
- Nhận Brief (tóm tắt) từ bộ phận Account và hiểu rõ yêu cầu cụ thể của khách hàng.
- Triển khai chiến dịch quảng cáo của khách hàng dựa trên thông tin từ Brief.
- Đề xuất các giải pháp và chiến dịch tối ưu trong quá trình chạy quảng cáo để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Tổng hợp và phân tích dữ liệu, đưa ra báo cáo về tiến độ và kết quả của chiến dịch.
- Đề xuất các cải tiến và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả và đạt được mục tiêu của khách hàng.
- Lập bảng báo giá và kế hoạch truyền thông theo yêu cầu từ khách hàng.
- Phân phối ngân sách sao cho phù hợp và tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
- Theo dõi và xử lý các lỗi và thay đổi trong quá trình triển khai chiến dịch.
- Quản lý và đánh giá các chỉ số và kết quả của chiến dịch để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.
- Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh từ các bộ phận khác theo yêu cầu của quản lý.
3.2 Công việc theo cấp bậc
Cấp bậc công việc của Strategic Planner có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty và ngành nghề. Dưới đây là một số cấp bậc công việc phổ biến trong lĩnh vực này:
- Strategic Planner Assistant/Junior Strategic Planner: Đây là cấp bậc thấp nhất trong công việc Strategic Planner. Những người ở cấp này thường hỗ trợ các Strategic Planner cao cấp trong việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích thông tin.
- Strategic Planner: Đây là cấp bậc trung bình trong công việc Strategic Planner ở Agency. Những người này có trách nhiệm chủ đạo trong việc nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, đưa ra đề xuất chiến lược, thực hiện các kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
- Senior Strategic Planner: Đây là cấp bậc cao nhất trong công việc Strategic Planner. Những người ở cấp này có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của công ty. Senior Strategic Planner cũng là người đứng đầu các dự án, đảm bảo rằng các mục tiêu tiếp thị và quảng cáo được thành công.
Ngoài ra, còn có các cấp bậc công việc cao hơn như Brand Manager hoặc Brand Director. Những cấp bậc công việc này tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc tổ chức của công ty như sau:
- Brand Manager: Người quản lý có trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược tổng thể. Họ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích thị trường, đưa ra kế hoạch và phương pháp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Brand Manager cũng giám sát và đánh giá hiệu quả của các chiến lược đã triển khai.
- Brand Director: Quản lý cao cấp có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành hoạt động về kế hoạch chiến lược. Vị trí này tham gia định hướng và phát triển các chiến lược dài hạn, đồng thời cũng chịu trách nhiệm đánh giá và giám sát chiến lược đã triển khai.
4. Áp lực khi phỏng vấn vị trí Strategic Planner
Strategic Planner không phải là một công việc dễ dàng. Để trở thành một Strategic Planner giỏi, đòi hỏi ở bạn về kiến thức sâu trong lĩnh vực kinh doanh và khả năng phân tích, sáng tạo, quản lý thời gian hiệu quả. Trong quá trình phỏng vấn để xin việc vào vị trí này, áp lực có thể là một trong những yếu tố gây căng thẳng và lo lắng cho ứng viên.
4.1 Góc nhìn của bạn ở vị trí này
Dưới đây là một số áp lực bạn có thể phải đối mặt:
- Áp lực về kiến thức và kỹ năng: Bạn có thể cảm thấy áp lực khi phải chứng minh khả năng phân tích, đánh giá và lập kế hoạch chiến lược. Vì có thể bạn sợ không đủ kiến thức hoặc không biết cách áp dụng kiến thức của mình vào thực tế.
- Áp lực về thời gian: Trong một cuộc phỏng vấn, bạn thường chỉ có một thời gian ngắn để tư duy, phân tích và đưa ra các phương án giải quyết. Điều này có thể tạo ra áp lực về thời gian và có thể lo sợ không thể hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định.
- Áp lực về đánh giá: Trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ được đánh giá về khả năng phân tích, logic, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Áp lực này có thể làm cho bạn cảm thấy bị đánh giá và lo lắng về sự thành công của mình.
- Áp lực về kỹ năng giao tiếp: Strategic Planner thường phải làm việc với nhiều bộ phận có liên quan, truyền đạt ý tưởng hay kế hoạch của mình một cách rõ ràng và thuyết phục. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực về kỹ năng giao tiếp và sợ không thể thể hiện được ý tưởng của mình một cách hiệu quả.
- Áp lực từ cạnh tranh: Strategic Planner là một vị trí quan trọng và được săn đón nhiều trong ngành Marketing và quản lý. Do đó, cạnh tranh để giành được vị trí này rất khốc liệt. Bạn phải cạnh tranh với những người có kinh nghiệm và có kiến thức sâu về lĩnh vực này.
4.2 Case study bạn đã làm
Trong quá trình phỏng vấn ứng viên cho vị trí Strategic Planner, việc bạn kể lại các case study mà bạn đã làm, là một cách hiệu quả để đánh giá khả năng và kỹ năng của ứng viên. Bằng việc yêu cầu ứng viên trình bày lại hoặc gửi các Proposal bạn đã làm, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng phân tích, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề của ứng viên một cách chi tiết và cụ thể.
Đối với các bạn Marketer đã hoặc chưa làm ở vị trí Strategic Planner này, thì khi mà các bạn gửi case study qua hãy đảm bảo việc bạn điều chỉnh và làm rõ các hạng mục sau:
- Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đúc kết hướng đi chiến dịch.
- Phương pháp luận mà bạn đang định hướng.
- Cách trình bày các hoạt động Marketing mà bạn đề xuất, hãy luôn cân nhắc tính liên kết ở các hoạt động.
Không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẽ xem toàn bộ bài proposal của bạn. Hãy cố gắng sắp xếp và trình bày case study của mình hợp lý để thu hút và nhận được điểm cộng trong mắt họ.
4.3 Cách bạn trình bày, thuyết trình case study
Triangle Head sẽ chia sẻ những cách để bạn có thể ứng phó với áp lực trong quá trình thuyết trình case study của bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Tự tin trong việc trình bày ý kiến: Trong vị trí Strategic Planner, bạn cần có khả năng trình bày ý kiến một cách rõ ràng và logic. Trong quá trình phỏng vấn, hãy tự tin và dứt khoát khi trình bày ý kiến của mình. Sử dụng ngôn từ chính xác và tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ hoặc không chính xác.
- Sự hiểu biết về ngành công nghiệp và công ty: Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên bổ sung kiến thức về ngành công nghiệp và công ty mà bạn đang ứng tuyển. Tìm hiểu về các dự án, thành tựu, chiến lược của công ty để có thể trả lời các câu hỏi liên quan một cách chính xác và tự tin.
- Đưa ra nhiều ví dụ phân tích: Với vị trí Strategic Planner, kỹ năng phân tích và tư duy chiến lược là rất quan trọng. Trong quá trình thuyết trình, cách để phần phân tích thị trường của bạn không nên rập khuôn, thì với kinh nghiệm của mình bạn nên đưa ra ví dụ phân tích và từ đó dẫn đến kết quả mà bạn đúc kết được. Cụ thể như thế nào bạn có thể tham khảo qua các bài việc về kỹ năng phân tích thị trường của Triangle Head mình.
- Sự sáng tạo và khả năng đưa ra ý tưởng mới: Nhà tuyển dụng thường mong đợi ứng viên có khả năng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới. Trong phỏng vấn, hãy chia sẻ những ý tưởng độc đáo và khác biệt mà bạn có thể mang đến cho công ty. Sử dụng các ví dụ cụ thể và minh họa rõ ràng để trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Trong vị trí Strategic Planner, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là rất quan trọng. Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng, lắng nghe và tương tác tốt với những người khác. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong nhóm và giải quyết xung đột một cách hiệu quả.
5. Tổng kết
Tóm lại, Strategic Planner đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình, triển khai chiến lược tiếp thị và quảng cáo cho một công ty. Công việc này đòi hỏi kiến thức sâu về thị trường, khả năng phân tích dữ liệu và tư duy chiến lược để đưa ra những đề xuất hiệu quả.
Đồng thời, Strategic Planner cũng cần sẵn sàng thích ứng, cập nhật những thay đổi trong thị trường để đảm bảo chiến lược triển khai là hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của công ty. Để thành công trong vai trò này, cần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và cập nhật kiến thức liên tục.
Tài liệu tham khảo bài viết:
https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/strategic-planner-skills
https://www.techtarget.com/searchcio/definition/strategic-planning/
https://www.nibusinessinfo.co.uk/content/purpose-strategic-planning/