Bản sắc thương hiệu là gì? Cách phân tích và đánh giá bản sắc một thương hiệu
Có nhiều người cho rằng bản sắc thương hiệu là văn hóa, là tầm nhìn, là triết lý và tính cách mà brand đang hướng đến. Tuy nhiên, một số ý kiến khách lại có quan điểm bản sắc thương hiệu chính là logo, kiểu chữ, màu sắc, hình minh họa, video,… hiện hữu trước […]
Có nhiều người cho rằng bản sắc thương hiệu là văn hóa, là tầm nhìn, là triết lý và tính cách mà brand đang hướng đến. Tuy nhiên, một số ý kiến khách lại có quan điểm bản sắc thương hiệu chính là logo, kiểu chữ, màu sắc, hình minh họa, video,… hiện hữu trước mắt người dùng.
Vậy bản sắc thương hiệu là gì mà có vị trí quan trọng như thế? Các yếu tố cấu thành? Và cách phân tích, đánh giá, quản lý như thế nào thì hiệu quả?
Tất cả sẽ được Triangle Head chia sẻ đến bạn ngay sau đây. Hãy cùng mình theo dõi nhé bạn!
1. Bản sắc thương hiệu tạo nên từ những yếu tố nào?
Trước khi tìm hiểu đi sâu hơn về thuật ngữ này, mình sẽ làm rõ về khái niệm bản sắc thương hiệu để bạn có thể nắm vững. Bản sắc thương hiệu là tập hợp các yếu tố về mặt cảm tính, lý tính của thương hiệu; được thể hiện rõ nét ra bên ngoài.
Nó có thể bao gồm chiến lược, thông điệp, hình ảnh hay những điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh,… Đây được xem là một trong các mô hình hỗ trợ tốt cho quá trình nhận diện thương hiệu.
Tổng quát thì có 6 yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu dưới đây:
Tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu
Đầu tiên, mình nói đến tầm nhìn thương hiệu, đây là một yếu tố khá quan trọng để hình thành bản sắc thương hiệu. Một tầm nhìn đánh đúng vào nhu cầu đối tượng khách hàng cần đi thẳng vào vấn đề bạn muốn truyền tải, ngắn gọn, súc tích. Bạn chỉ nên thể hiện tầm nhìn của thương hiệu trong một vài từ, đừng viết một bài luận dài đến 500 từ.
Gắn liền với tầm nhìn thì sứ mệnh thương hiệu cũng cần sự quan tâm của mỗi doanh nghiệp. Sứ mệnh thương hiệu được xem là tốt nhất khi nó thể hiện được bạn là ai, bạn đang ủng hộ điều gì. Và cũng tương tự như tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu nên đơn giản, ngắn gọn nhưng đảm bảo thông tin truyền đạt.
Tuyên ngôn thương hiệu
Để hình thành được một bản sắc thương hiệu có nét đặc trung riêng, thì cần phải có một tuyên ngôn vì đây có thể được xem là kiêm chỉ nam để giúp việc định hướng được các hoạt động cần thiết củng cố tâng ý nghĩa, cũng như điều hướng suy nghĩ của khách hàng về đặc tính bản sắc thương hiệu của bạn.
Tuyên ngôn thương hiệu được nhắc đến chính là Slogan (hoặc Tagline). Đó là một cụm từ súc tích, ý nghĩa về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu mà bạn mong muốn gửi đến những khách hàng của mình. Việc tuyên ngôn thương hiệu cũng cần dựa vào bản sắc thương hiệu để hình thành nên.
Ngay sau khi có được khẩu hiệu tốt nhất, bạn hãy tung ra thị trường làm tuyên ngôn, đại diện cho thương hiệu của mình. Việc này nhằm tuyên bố với tất cả người dùng thông điệp của bạn cũng như để họ có thể ghi nhớ về thương hiệu của bạn được tốt hơn.
Đặc tính nhận diện cơ bản
Đặc tính nhận diện cơ bản hay có thể gọi là Brand Identity cũng khá là yếu tố khá quan trọng, tuy không tạo nên được tầng ý nghĩa cho bản sắc thương hiệu như yêu tố tuyên ngôn và tầm nhìn sứ mệnh, nhưng yếu tố này mang lại những hình ảnh liên tưởng đầu tiên khi đối tượng khách hàng mục tiêu tiếp cận đến.
Việc xây dựng các đặc tính cần thiết để nhận diện thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Bạn hãy suy nghĩ đến những đặc tính nào thể hiện tốt về bản chất thương hiệu, khác biệt so với đối thủ. Đó có thể là một cụm từ hay những từ ngữ có liên quan đến thương hiệu, làm nổi bật chúng trên thị trường có đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.
Câu chuyện thương hiệu (Brand Story)
Người dùng và cả giới truyền thông rất yêu thích những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. Vì thế, bạn hãy tạo nên một câu chuyện thương hiệu hay lịch sử thương hiệu một cách lôi cuốn, hấp dẫn. Và đồng nghĩa với việc Brand Story sẽ là phương pháp giúp việc thể hiện bản sắc thương hiệu của bạn một cách tốt nhất.
Câu chuyện thương hiệu của bạn nên tạo điểm nhấn và sự khác biệt càng nhiều càng tốt so với đối thủ. Bên cạnh đó, câu chuyện này cũng là thông tin hữu ích cho website của bạn, tạo độ uy tín cho thương hiệu đối với người dùng.
Tính cách thương hiệu
Hãy suy nghĩ và tạo ra cho thương hiệu một tính cách để dựa vào đó mà người dùng nhận ra thương hiệu của bạn giữa vô số thương hiệu trên thị trường. Mình ví dụ như các cửa hàng, siêu thị thường chọn “tính cách” tiết kiệm. Với tính cách này, họ thường xuyên tung ra những chương trình ưu đãi, giảm giá cho khách hàng của mình.
Giá trị cốt lõi thương hiệu
Mỗi thương hiệu nên tạo cho mình giá trị cốt lõi riêng biệt. Các giá trị này hỗ trợ nâng cao sứ mệnh, tầm nhìn của thương hiệu. Hãy cố gắng tinh gọn giá trị thương hiệu trong một hoặc hai câu thôi bạn nhé. Đừng tạo nên một giá trị quá rườm rà, phức tạp.
Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi thương hiệu cần làm rõ lý do vì sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
2. Cách phân tích bản sắc thương hiệu
Việc phân tích bản sắc thương hiệu rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Điểm khác biệt trong thương hiệu được người dùng nhận diện tốt được xem là yếu tố then chốt, có khả năng giúp bạn tạo nên bản sắc của riêng thương hiệu mình.
Mình giới thiệu đến bạn ma trận bản sắc thương hiệu Romaniuk. Đây là một trong các mô hình hiệu quả hỗ trợ cho bạn rất tốt trong quá trình nhận diện thương hiệu
Ma trận Romaniuk gồm 2 yếu tố cơ bản: Uniqueness (Điểm độc đáo) và Prevalence (Tính phổ cập). Tức bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu và tạo ra điểm độc đáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình, chỉ có doanh nghiệp của bạn mới có. Bên cạnh đó là kiểm soát tần suất quảng bá sự khác biệt của sản phẩm/dịch vụ để nhắc nhớ thương hiệu đến với người dùng.
3. Các bước xây dựng và triển khai bản sắc thương hiệu
Bước 1: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh
Để có thể nghiên cứu, phân tích tốt các đối thủ cạnh tranh, bạn cần nắm rõ 5 yếu tố sau đây:
- Khách hàng: Cần tạo cho khách hàng sự yêu thích về thương hiệu của bạn. Bằng cách nào? Hãy nghiên cứu, tìm hiểu những gì trong ngành/lĩnh vực của bạn mà khách hàng mong muốn, giúp họ tiếp cận tốt với thương hiệu.
- Sứ mệnh: Nên tạo một tầm nhìn, một sứ mệnh rõ ràng cho doanh nghiệp của bạn. Bởi điều này sẽ giúp khách hàng hiểu về bạn hơn, bạn đang cung cấp gì, mục tiêu của bạn ra sao. Cũng từ đó mà bạn tạo được nét riêng biệt cho doanh nghiệp của mình.
- Nhân cách: Cá tính thương hiệu đôi khi còn thể hiện ở khía cạnh khác ngoài thương hiệu cá nhân. Nó có thể là màu sắc, là logo, là hình ảnh đại diện để khách hàng có thể nhận diện, ghi nhớ và khắc sâu thương hiệu của bạn vào tâm trí họ.
- Đề xuất giá trị và cạnh tranh: Về mặt giá trị, bạn cần liệt kê được điều mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng là duy nhất, là điểm khác biệt so với các đối thủ cùng ngành hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên theo dõi đối thủ để biết được đâu là kỹ thuật xây dựng thương hiệu thành công và không hiệu quả.
Bước 2: Đưa ra các ý tưởng bản sắc thương hiệu dựa vào điểm mạnh và yếu
Sau khi nghiên cứu và phân tích các đối thủ thì đây là bước bạn bắt đầu có những ý tưởng đầu tiên trong việc xây dựng bản sắc thương hiệu của mình. Một phương pháp khá hữu hiệu để bạn có được ý tưởng là dựa vào điểm mạnh cùng điểm yếu của thương hiệu.
Bước 3: Phác thảo Brand Story bám sát ý tưởng đề ra
Nếu bạn mong muốn thương hiệu của mình ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp của bạn cần có Brand Story. Một câu chuyện thương hiệu hay, cảm xúc, nói về ước mơ, thông điệp truyền tải.
Khi câu chuyện thương hiệu được quảng bá rộng rãi, lúc này sẽ góp phần định vị được các giá trị cốt lõi của thương hiệu. Từ đó, giúp thương hiệu đến với khách hàng một cách thuận lợi nhất.
Bước 4: Adapt bản sắc thương hiệu trên các Platform Marketing
Thiết kế Logo
Trong quá trình xây dựng bản sắc thương hiệu, logo được xem là một phần quan trọng. Không những thế, nó còn là một trong những yếu tố dễ nhận biết nhất của thương hiệu.
Logo có mặt ở khắp mọi nơi, từ danh thiếp, quảng cáo trực tiếp cho đến các trang web. Tuy là yếu tố quan trọng như logo chưa phải là yếu tố duy nhất. Bên cạnh đó, bạn cần chú trọng đến chất lượng sản phẩm, bao bì, cách trình bày dịch vụ,… Mọi thứ cần nhất quán để tạo sự quen thuộc đối với người tiêu dùng.
Định hướng content
Sau phần logo, điều bạn nên nghĩ tiếp theo là định hướng về mặt nội dung cho thương hiệu của mình. Một nội dung hay, hấp dẫn sẽ dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng hơn so với những nội dung nhàm chán, không kích thích người dùng.
Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng được khách hàng chấp nhận. Vì thế, bạn cần có chiến lược content ngay từ đầu, phân bổ tỷ trọng nội dung cho các kênh, đảm bảo hướng đến đúng đối tượng mục tiêu.
Key Visual
Trong các chiến dịch Marketing, Key Visual đóng vai trò quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng thông qua các ý tưởng độc đáo về mặt hình ảnh, hỗ trợ chiến lược truyền thông đi đúng mục đích đã đề ra.
Triển khai Key Visual, bạn sẽ dễ dàng thu hút và tăng độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu của mình. Để có được một Key Visual tốt, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Ít chữ, tập trung vào nội dung, hình ảnh, màu sắc muốn thể hiện
- Phù hợp và có khả năng chạm đến tâm trí của khách hàng
- Thiết kế đơn giản, mang hàm ý sâu sắc
- Ý tưởng độc đáo, không bị trùng lặp so với đối thủ
- Nhất quán với logo, tính cách thương hiệu
- Quan tâm đến cảm xúc của mỗi khách hàng
- Nên áp dụng trên những kênh truyền thông như Social Media, TVC, Digital, POSM,…
Các kênh nhận diện
Để nhận diện thương hiệu tốt, bạn nên đầu tư vào các kênh truyền thông phù hợp với thương hiệu của mình. Có thể là kênh Google Search Ads, SEO, Social Media, Youtube, KOLs,…
Trước khi chọn kênh để triển khai, bạn nên nghiên cứu, phân tích đối thủ cùng ngành để có được sự lựa chọn thông minh và mang lại hiệu quả cao.
Hoạt động Brand Marketing
Cuối cùng, cách hoạt động vận hành Brand Markerting của bạn cũng rất cần thiết. Bạn có thể dựa vào mô hình 4P trong Marketing bao gồm: Product (Sản phẩm) – Price (Giá bán), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá).
Từ mô hình này, bạn bắt đầu lên ý tưởng về sản phẩm, giá bán cho sản phẩm cùng các địa điểm phân phối sản phẩm. Từ đó mà có chiến dịch quảng bá sản phẩm thích hợp với đối tượng mục tiêu của mình.
Bước 5: Lan tỏa bản sắc thương hiệu
Đối tượng khách hàng
Sau khi đã hoàn thiện bản sắc của thương hiệu, nơi đầu tiên bạn cần lan tỏa và cũng là nơi sẽ mang về doanh thu cho bạn chính là đối tượng khách hàng bạn đang hướng đến.
Nhắc càng nhiều về bản sắc thương hiệu, bạn sẽ càng giúp khách hàng ghi nhớ sâu sắc về thương hiệu của mình.Điều này sẽ hỗ trợ bạn rất tốt trong việc nhận diện thương hiệu và khâu bán hàng.
Nội bộ doanh nghiệp
Bên cạnh các đối tượng khách hàng thì bạn cũng cần truyền tải bản sắc thương hiệu trong nội bộ doanh nghiệp. Bởi nội bộ hiểu được tường tận bản sắc mà thương hiệu hướng đến sẽ dễ dàng quảng bá ra bên ngoài, đặc biệt là tiếp cận tốt các đối tượng khách hàng mục tiêu.
4. Quản lý bản sắc thương hiệu không phải dễ
Vấn đề quản lý bản sắc thương hiệu được đánh giá là không dễ dàng. Thế nên, bạn hãy dùng hết sức của mình để bảo vệ những gì mà đã tạo dựng. Dưới đây là một số gợi ý cho việc quản lý, bạn có thể tham khảo:
- Tổ chức, quản lý tốt các tài sản mang tính khác biệt của thương hiệu.
- Có khả năng phân biệt giữa 2 thuật ngữ brand assets và files assets để quá trình quản lý được thuận lợi nhất.
- Cần được sử dụng đồng nhất cho tất cả các chiến dịch Marketing mà bạn triển khai.
- Thông tin in trên các bao bì sản phẩm cũng cần được đồng nhất.
- Điểm độc đáo về sản phẩm/dịch vụ của bạn không bị trùng so với đối thủ cạnh tranh.
- Hãy tập trung vào những phản hồi của khách hàng đối với điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn.
- Khi thay đổi các thành tố trong thương hiệu, bạn cần đảm bảo sự đồng nhất với tên thương hiệu của mình.
Thế là Triangle Head đã điểm qua tất cả thông tin về bản sắc thương hiệu là gì cũng như tầm quan đối với mỗi doanh nghiệp là như thế nào. Hy vọng bạn sẽ ứng dụng thành công cho thương hiệu của mình.
Hẹn gặp bạn trong những bài viết sau từ Future Brand Vietnam!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://99designs.com/blog/tips/brand-identity/