Brand manager là gì? Những kỹ năng cơ bản cần có để trở thành Brand Manager
Thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần tạo ra những chiến lược xây dựng, quản trị thương hiệu khác biệt. Để làm được điều này không thể nào không nhắc đến sự đóng góp và vai trò quan trọng của Brand Manager. Vậy bạn có […]
Thị trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần tạo ra những chiến lược xây dựng, quản trị thương hiệu khác biệt. Để làm được điều này không thể nào không nhắc đến sự đóng góp và vai trò quan trọng của Brand Manager. Vậy bạn có biết công việc cụ thể mà một Brand Manager sẽ làm hay không? Và những kỹ năng nào cần cho vị trí này?
Hãy cùng mình là Triangle Head tìm hiểu những thông tin về Brand Manager qua nội dung dưới đây nhé. Và bài viết này cũng sẽ đề cập cho bạn những câu hỏi thường gặp để bạn thực sự nắm rõ và có được định hướng rõ ràng hơn khi có mục tiêu trở thành một Brand Manager.
1. Tìm hiểu vị trí Brand Manager là gì?
Brand Manager là gì? hay Brand Marketing Manager là một chức vụ thường thấy ở các công ty/ doanh nghiệp (client xét theo góc độ công ty Agency) với nhiệm vụ hỗ trợ hoặc quản lý chính cho một thương hiệu nhất định. Họ sẽ là người lên kế hoạch, trình bày ý tưởng, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, tạo ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, vì trị này còn sẽ triển khai những hoạt động marketing phù hợp với thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, một Brand Marketing Manager cũng sẽ là người chủ động tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phối hợp với CEO (Giám đốc điều hành) để tìm kiếm giải pháp hiệu quả nhất cho thương hiệu. Và dĩ nhiên, giải pháp được chọn phải có điểm nổi bật hơn đối thủ trên thị trường.
2. Mô tả công việc Brand Manager là làm gì?
2.1. Quản lý thương hiệu
Xây dựng định vị thương hiệu
Đầu tiên công việc của Brand Manager chính là xây dựng khâu định vị thương hiệu. Đó là quá trình xác định cụ thể các chuỗi giá trị thương hiệu sẽ mang đến cho người dùng thông qua mô hình 6P trong Marketing. Mô hình 6P bao gồm:
- Proposition: lời hứa của thương hiệu dành cho người tiêu dùng, chữ P này đại diện cho tính cách thương hiệu, len lỏi vào insight để làm thỏa mãn nhu cầu của Consumer. Thỏa mãn ở đây là điều họ cần và họ thích.
- Product: Sản phẩm cần đảm bảo chất lượng tốt nhất để tạo niềm tin từ người tiêu dùng.
- Place: Điểm bán và nên tạo ấn tượng, “thương nhớ” đối với người tiêu dùng về các hoạt động ở điểm bán đó.
- Price: Giá cả cần sự phù hợp, không quá rẻ cũng không quá đắt. Đây được xem là yếu tố “quyền lực”, có khả năng ảnh hưởng đến value và volume của thương hiệu.
- Packaging: đầu tư một bao bì, mẫu mã đẹp cho sản phẩm để thu hút người tiêu dùng.
- Promotion: quảng bá thương hiệu, cần bạn là “người kể chuyện” khéo léo và thu hút.
Nắm vững tài chính để dự báo doanh thu và lên ngân sách
Ở mỗi phòng ban của các doanh nghiệp đều được hoạch định một ngân sách riêng để sử dụng cho các hoạt động nhất định.
Marketing được xem là phòng ban gặp nhiều rủi ro khi có năm dùng ngân sách nhiều, vượt phần chỉ tiêu đề ra. Nhưng có năm lại không sử dụng cho bất kỳ chi phí nào.
Thế nên, việc dự báo doanh thu, lên ngân sách để sử dụng sao cho hiệu quả cũng là công việc Brand Manager cần phải đảm nhận.
Quản lý bộ phận thiết kế và sáng tạo
Ý tưởng sẽ được thực hiện thành công khi Brand Manager truyền tải được tinh thần của “bộ phong cách thương hiệu” đến bộ phận thiết kế và sáng tạo.
Ví dụ như đó là sự phá cách về slogan, logo, sứ mệnh, hình ảnh đại diện,… Tất cả đều vì mục tiêu cuối cùng là thỏa mãn cho người tiêu dùng.
Đánh giá chiến dịch Marketing
Một trong những công việc quan trọng của Brand Manager là đánh giá các chiến dịch Marketing. Đặc biệt là những chiến dịch truyền thông.
Thương hiệu cần sự ảnh hưởng và trong quá trình tạo ảnh hưởng thì không thể nào thiếu được truyền thông. Việc truyền thông sẽ giúp thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng tiềm năng.
2.2. Lập chiến lược
Định hướng hoạt động tại điểm bán
Việc bạn sử dụng các phương tiện truyền thông sẽ giúp người tiêu dùng ghi nhớ thương hiệu của bạn vào tâm trí. Còn điểm bán chính là thời điểm họ đã bắt đầu mua hàng. Lúc này đòi hỏi ở Brand Manager phải biết cách kết hợp với Trade Marketing để xây dựng hình ảnh thương hiệu ở điểm bán.
Để thu hút nhiều khách hàng, điểm bán của bạn cần đồng nhất về khuyến mãi, trưng bày hàng hóa cùng guideline, thông điệp mà thương hiệu hướng đến.
Lập kế hoạch và xây dựng campaign Marketing
Một công việc quan trọng khác mà Brand Manager cần thực hiện là lên kế hoạch và tiến hành xây dựng các chiến dịch Marketing hiệu quả. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng tốt.
Một điểm cần lưu ý là trước khi xây dựng campaign thì nên audit lại những gì đã triển khai trước đó. Việc này nhằm rút kinh nghiệm và có phương án tạo những chiến dịch Marketing chất lượng hơn, thu hút được người tiêu dùng tốt hơn.
Xác định và phân bổ các kênh Media
Trong các chiến dịch truyền thông hiện nay, Media được xem là kênh đóng vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên, Brand Manager cần nắm bắt và phân bổ chính xác cho từng kênh Media phù hợp với hành vi người dùng và thương hiệu.
Bạn nên nằm lòng câu nói “triển khai chiến dịch đúng người, đúng thời điểm và đúng địa điểm”.
Lập Plan Long Term và Short Term
Khi lập kế hoạch, bạn nên chia thành 2 hạng mục: plan dài hạn và plan ngắn hạn. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, thay đổi phương án nếu cần trong quá trình triển khai các kế hoạch đã hoạch định.
Kế hoạch dài hạn có thể từ 1 – 3 năm hoặc 3 – 5 năm. Còn kế hoạch ngắn hạn nên từ 3 – 6 tháng hoặc 6 tháng – 1 năm.
Vừa rồi mình đã mô tả công việc Brand Manager và những trách nhiệm mà vị trí này cần đảm nhận. Ở nội dung tiếp theo, mình sẽ thông tin đến bạn các kỹ năng cần thiết để đủ điều kiện trở thành Brand Manager. Theo dõi ngay sau đây nhé bạn.
3. Những kỹ năng cần có để trở thành Brand Manager
Tập trung và trách nhiệm
Kỹ năng Brand Manager đầu tiên cần trau dồi là sự tập trung và tinh thần trách nhiệm. Tập trung sẽ giúp bạn giải quyết nhanh tất cả công việc, vấn đề xảy ra. Tập trung để suy nghĩ được những phương án quản lý thương hiệu tuyệt vời, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Bên cạnh sự tập trung, tinh thần trách nhiệm cũng không kém phần quan trọng. Trách nhiệm ở đây là sự nhận biết và ý thức về công việc bạn cần phải làm. Và bạn phải có trách nhiệm hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng cho công việc đó.
Một Brand Manager có trách nhiệm sẽ là tấm gương tốt để các cộng sự, thành viên trong đội nhóm noi theo. Và dĩ nhiên kết quả công việc cũng sẽ từ đó mà hiệu quả hơn nhiều lần.
Khả năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo là yếu tố, kỹ năng cốt lõi cho bất kỳ ai đảm nhiệm vị trí quản lý. Và trong trường hợp này, Brand Manager cũng không ngoại lệ. Một người có khả năng lãnh đạo tốt khi họ thấu hiểu đồng đội, nhân viên của mình. Họ biết phải sử dụng nguồn lực hiện có của mình như thế nào để đảm bảo được toàn bộ các công việc.
Ngoài ra, người lãnh đạo đòi hỏi cần có khả năng giải quyết vấn đề tốt và ra những quyết định sáng suốt nhất.
Sáng tạo
Sáng tạo được xem là yếu tố cần cho những ai theo đuổi ngành branding và có định hướng trở thành Brand Manager. Sáng tạo ở đây được biết đến là tạo ra những chiến lược quản lý thương hiệu vượt trội so với đối thủ. Không những vậy, chiến lược đó cũng phải thu hút được người dùng và khiến họ “hành động” và quảng bá sản phẩm của mình cho người khác.
Khả năng phân tích
Để có thể đảm nhận vị trí, một kỹ năng Brand Manager cần phải có nữa, chính là kỹ năng phân tích và nó đóng vai trò vô cung quan trọng. Phân tích để biết được nhu cầu của người tiêu dùng, để biết được thị trường đang cần gì, để biết đối thủ cạnh tranh họ đang làm những gì cho thương hiệu của họ,… Để từ đó mà bạn có thể hình thành nên các kế hoạch, chiến lược đúng đắn, mang lại hiệu quả cho công ty/doanh nghiệp.
Trình bày quan điểm
Một Brand Manager cần có lập trường, chính kiến riêng và mạnh dạn trình bày những quan điểm của mình với cấp trên. Đã là quản lý thì bạn hãy bỏ đi thói quen nhút nhát, rụt rè và hay sợ sai.
Trình bày quan điểm của mình để cho cấp trên tiếp thu ý kiến của bạn và cân nhắc có nên triển khai đề xuất của bạn hay không. Nếu có thì bạn đã đóng góp cho sự phát triển của công ty ngày càng lớn mạnh. Nếu không thì bạn xem đó là bài học kinh nghiệm để bản thân mình phát triển hơn mỗi ngày.
Kỹ năng tóm tắt
Bạn nên ghi nhớ rằng bản thân Brand Manager không phải là người làm tất cả các công việc. Họ chỉ là chiếc cầu nối giúp tóm tắt lại các vấn đề cho đối tác/nhân viên của mình thực thi trên những điều mà họ mong muốn.
Thế nên, để công việc được hiệu quả thì đòi hỏi ở Brand Manager kỹ năng tóm tắt, phản hồi tốt. Kỹ năng này không chỉ giúp chính bản thân họ phát triển mà còn hỗ trợ cho các bộ phận liên quan chủ động trong công việc hơn.
Nắm tâm lý khách hàng
Khi đảm nhận vai trò Brand Manager, bạn cần trang bị và trau dồi cho bản thân kỹ năng nắm bắt tâm lý của khách hàng. Hay trong Marketing thường đề cập đến thuật ngữ Consumer Insight.
Việc nắm được những sự thật ngầm hiểu của khách hàng sẽ giúp bạn hoạch định được các hoạt động tiếp thị cụ thể và hiệu quả.
Với hàng triệu thông tin xuất hiện mỗi giây, Brand Manager cần nhạy bén và yêu cầu về khả năng hệ thống cao để có được những dữ liệu chi tiết và rõ ràng nhất. Các dữ liệu này sẽ là cơ sở để bạn phát triển thương hiệu thông qua việc kết nối toàn bộ chúng vào Brand Value của doanh nghiệp.
Xử lý rủi ro
Ở cấp lãnh đạo, Brand Manager cần dự phòng các phương án để quản trị các rủi ro, sự cố khủng hoảng của thương hiệu.
Để dập tắt các thông tin ảnh hưởng đến thương hiệu, Brand Manager cần thực hiện hàng rào truyền thông Marketing mạnh mẽ, vững chắc. Hàng rào này được triển khai thông qua việc truyền thông những điểm mạnh, những thành tựu nổi bật hoặc những chính sách có lợi mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng.
Ngoài ra, Brand Manager cũng cần khéo léo và khôn ngoan để ứng phó với các tình huống của báo chí. Điều này nhằm tạo thiện cảm đối với dư luận và giải quyết tốt vấn đề, tránh gây ảnh hưởng đến thương hiệu.
4. Một số câu hỏi thường gặp về công việc của Brand Manager
Phần cuối bài viết, mình sẽ chia sẻ cho bạn những câu hỏi thường gặp nhất khi nói về công việc Brand Manager.
Học gì để trở thành Brand Manager?
Thường thì các Brand Manager trước đó theo học các trường cao đẳng, đại học đào tạo về kinh tế, kinh doanh, marketing hoặc tài chính,… Bên cạnh theo học ở trường chính quy, dân lập, bạn cũng có thể đầu tư học các khóa học uy tín liên quan về xây dựng, quản trị thương hiệu.
Tuy nhiên, học phải đi đôi với hành. Bởi chỉ có thực hành, cọ xát với thực tế, bạn mới có được những kinh nghiệm quý báu, những kiến thức chuyên môn vững chắc hơn. Vì thế, hãy trau dồi bản thân mỗi ngày thông qua đọc sách, triển khai các dự án thực tế để tích lũy nhiều hơn kinh nghiệm của bản thân nhé bạn.
Nếu bạn chưa biết gì về Brand hoặc chỉ biết cơ bản thì bạn có thể tìm kiếm các công ty/doanh nghiệp để được thực tập, học hỏi thêm kinh nghiệm từ những người đi trước. Khi đó, bạn có thể chọn lọc được những kiến thức tốt nhất cho mình.
Brand Manager và Brand Marketing có giống nhau không?
Trên thực tế thì giữa Brand Manager và Brand Marketing có mối quan hệ chặt chẽ, nhưng tuyệt nhiên chúng không giống nhau. Brand Marketing là thuật ngữ áp chỉ hành động quảng bá thương hiệu với những chiến lược nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ trở thành khách hàng hiện hữu.
Còn Brand Manager thì dùng để chỉ chức vụ của một nhà quản trị thương hiệu. Đảm nhận các công việc quản lý, phát triển hình ảnh, tài sản, giá trị của thương hiệu mà mình đã nói ở trên. Bên cạnh đó, vị trí này còn quản lý việc đo lường hiệu quả chiến lược thương hiệu sau khi thực thi.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ các yêu cầu của vị trí Brand Manager để bạn phấn đấu, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm kiến thức về quản trị thương hiệu của Triangle Head mình viết nhé phần nào sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức để trở thành Brand Manager. Chúc bạn thành công!
Tài liệu tham khảo bài viết này:
https://www.coursera.org/articles/brand-manager/
https://targetjobs.co.uk/careers-advice/job-descriptions/brand-manager-job-description/