Brand Voice là gì? Bật mí cách ứng dụng Brand Voice vào thực tế xây dựng thương hiệu
Khi xây dựng thương hiệu, phần lớn doanh nghiệp sẽ chú trọng vào các khâu hình ảnh, màu sắc, phong cách thiết kế, logo,.. Tuy nhiên, bạn thường bỏ qua yếu tố quan trọng không kém – Brand Voice. Với một Brand Voice phù hợp, thương hiệu của bạn trở nên thu hút hơn, dễ […]
Khi xây dựng thương hiệu, phần lớn doanh nghiệp sẽ chú trọng vào các khâu hình ảnh, màu sắc, phong cách thiết kế, logo,.. Tuy nhiên, bạn thường bỏ qua yếu tố quan trọng không kém – Brand Voice.
Với một Brand Voice phù hợp, thương hiệu của bạn trở nên thu hút hơn, dễ nhận diện hơn so với đối thủ. Triangle Head sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu Brand Voice là gì và làm cách nào để ứng dụng một cách hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
1. Khái quát về định nghĩa Brand Voice là gì?
Trong thời đại công nghệ số, Brand Voice ngày càng trở nên quan trọng. Nó dường như hiện hữu trong hầu hết các công việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy Brand Voice là gì? Và brand tone of voice là gì?
Brand Voice hay tiếng nói thương hiệu là tính cách mang nét riêng biệt, độc đáo mà thương hiệu thể hiện trong tất cả hoạt động truyền thông của mình. Nó phải được đồng nhất trên mọi kênh thông tin của thương hiệu. Nhất quán từ trang web, mạng xã hội, bài đăng trên blog đến cả sản phẩm quảng cáo, Email, thông báo của công ty.
Ngoài ra ý nghĩa Brand Voice còn là sự thể hiện chi tiết về cách mà bạn truyền tải. Từ nội dung, kèm theo thái độ, cảm xúc trong từng tình huống cụ thể. Điều này góp phần thổi hồn vào tiếng nói thương hiệu càng thêm đặc sắc, mang tính thuyết phục cao. Nó có thể được thay đổi thường xuyên nhưng chung quy phải dựa trên nền tảng là Brand Voice.
Vai trò Brand Voice trong xây dựng thương hiệu được thể hiện rõ thông qua việc hỗ trợ thương hiệu có độ nhận diện cao. Đặc biệt trở nên nổi bật hơn giữa hàng trăm, hàng nghìn thương hiệu khác. Đồng thời, nó còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng đến thương hiệu của bạn. Từ đó duy trì được lượng khách hàng trung thành.
Ngoài ra, một Brand Voice ấn tượng có thể thu hút được nhóm khách hàng tiềm năng trước khi họ tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
2. Cách ứng dụng Brand Voice vào thương hiệu
Sau khi có cái nhìn khái quát về định nghĩa cũng như vai trò của Brand Voice, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để ứng dụng vào cách xây dựng Brand Voice trong các chiến dịch Brand Marketing phải không nào. Dưới đây là 5 bước cơ bản, mà với Triangle Head mình sẽ giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả khi triển khai Brand Voice.
Bước 1: Bắt đầu với sứ mệnh hoặc tuyên bố giá trị của công ty bạn
Sứ mệnh hoặc giá trị của công ty có thể giúp bạn xác định một số đặc điểm chính trong Brand Voice. Không những thế, bạn còn biết được nhóm từ ngữ phù hợp để giao tiếp với khách hàng.
Ví dụ như một trong những giá trị của A Good Company là “ tính minh bạch”. Vì thế, mọi nội dung của họ được chia sẻ một cách rõ ràng, thẳng thắn và trực tiếp.
Bước 2: Nghiên cứu Target Audience để có định hướng Brand Voice
Muốn biết Brand Voice có thành công hay không, hãy nhìn vào đánh giá của khách hàng. Bạn hiểu càng rõ về đối tượng khách hàng của mình thì việc ứng dụng Brand Voice càng dễ dàng, hiệu quả hơn.
Một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:
- Khách hàng của bạn thuộc đối tượng nào? (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi,…)
- Họ thích nội dung nghiêm túc hay hài hước hơn?
- Họ có lắng nghe những người có tầm ảnh hưởng hay không?
- Họ thích nội dung ngắn hay dài?
Bước 3: Audit lại Brand Voice của thương hiệu có giống với định hướng
Hãy phân tích những yếu tố, đặc điểm chính trong các nội dung, hoạt động hàng đầu được nhiều yêu thích từ khách hàng. Từ đó xem xét mức độ phù hợp để ứng dụng Brand Voice với thương hiệu của bạn.
Một số gợi ý bạn có thể cân nhắc:
- Chúng phù hợp với mục đích và giá trị thương hiệu của bạn đến mức nào?
- Chúng có bắt kịp xu hướng không?
- Chúng có thể được cải thiện hơn nữa không?
- Những khía cạnh thành công nào có thể được nhân rộng trên toàn bộ thương hiệu?
Bước 4: Tạo bộ hướng dẫn sử dụng Brand Voice cho các ấn phẩm Marketing
Bạn có biết ý nghĩa Brand Voice nằm ở đâu không? Đó chính là tạo nên sự nhất quán trong cách trình bày cho thương hiệu. Và điều này có thể giúp doanh thu tăng đến 33%. Để làm được điều đó, trước hết nên xây dựng cẩm nang hướng dẫn sử dụng Brand Voice. Đặc biệt tổ chức các buổi đào tạo về cách dùng cho Content Creator của bạn.
Ngoài ra, việc tạo dựng Brand Tone of Voice cho mỗi trường hợp giúp tối ưu hóa khả năng sử dụng Brand Voice hơn:
- Truyền thông phương tiện: ngắn gọn, rõ ràng, mang tính chuyên môn.
- Truyền thông trên mạng xã hội: vui tươi, hài hước, giản dị, có thể sử dụng biểu tượng cảm xúc và GIF.
Bước 5: Review và adapt Brand Voice ra các ấn phẩm Marketing thực tế
Xã hội ngày một hiện đại, ngôn ngữ cũng ngày càng phát triển không ngừng. Những từ sử dụng cách đây 3 hoặc 5 năm có thể đã không còn phù hợp với xu hướng ngày nay. Vì vậy, việc xem xét và chỉnh sửa lại Brand Voice thường xuyên là điều cần thiết.
Bạn cần chỉnh ít nhất là mỗi năm một lần. Hoặc trong các sự kiện lớn dẫn đến thay đổi chiến lược tiếp thị của công ty.
3. Một số ví dụ về Brand Voice bạn nên tham khảo
Nếu bạn vẫn còn chưa nắm rõ hoặc muốn biết chi tiết hơn thì hãy tham khảo một số ví dụ về Brand Voice dưới đây.
Spotify
Spotify là một ứng dụng cung cấp âm nhạc đến từ các hãng thu âm như EMI, Sony,…
Spotify phát triển Brand Voice thông qua ngôn ngữ hài hước, dí dỏm và trực tiếp. Đồng thời thường xuyên cập nhật các nội dung theo xu hướng ngày nay. Điều này được thể hiện trên tất cả kênh xã hội của Spotify.
Starbucks
Starbucks được biết đến là một thương hiệu cà phê nổi tiếng khắp thế giới. Brand Voice của Starbucks vừa mang màu sắc “chức năng” (Functional Voice), vừa mang nét “ biểu cảm” (Expressive Voice). Chúng hòa quyện vào nhau tạo ra những câu chuyện cà phê nồng nàn, quyến rũ.
Functional Voice được sử dụng chủ yếu để nội dung rõ ràng, mang đến trải nghiệm dễ dàng, nhanh chóng tại cửa hàng. Trong khi đó, Expressive Voice là phương tiện giúp Starbucks làm nổi bật cá tính. Ngoài ra, thu hút khách hàng qua những điều thú vị, mới mẻ.
Mailchimp
MailChimp là một nền tảng tự động hóa Marketing thông qua Email. Thương hiệu này giúp quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Ngôn ngữ vui vẻ, thoải mái, giản dị là cốt lõi trong Brand Voice của MailChimp.
Họ luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, không sử dụng các thuật ngữ chuyên môn gây khó hiểu. MailChimp giao tiếp với khách hàng một cách hóm hỉnh, thân mật nhưng không hề gượng ép và suồng sã.
Trên đây là tất cả thông tin về Brand Voice, một trong các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu mà mình chia sẻ đến bạn. Hy vọng khi tường tận về Brand Voice là gì, cách ứng dụng nó vào xây dựng thương hiệu, bạn sẽ có được một tiếng nói thương hiệu thu hút. Đặc biệt sẽ tạo ấn tượng tốt đối với người dùng cũng như các khách hàng tiềm năng. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau của Future Brand Việt Nam.