Phân tích swot bản thân: Áp dụng đánh giá bản thân trong 10 phút

Phân tích SWOT bản thân: Định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân

SWOT là một trong các phương pháp phân tích hữu hiệu về bài toán kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó bao gồm việc mổ xẻ các vấn đề về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Không những ứng dụng cho các tổ chức, SWOT còn rất phù hợp để phân tích […]

SWOT là một trong các phương pháp phân tích hữu hiệu về bài toán kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó bao gồm việc mổ xẻ các vấn đề về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Không những ứng dụng cho các tổ chức, SWOT còn rất phù hợp để phân tích định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân.

Vậy lợi ích khi phân tích SWOT bản thân là gì? Nó dành cho những đối tượng nào? Nội dung cụ thể của việc phân tích SWOT ra sao? Và nên làm gì sau khi đã hoàn tất phân tích SWOT cá nhân?

Trong nội dung bài viết này, Triangle Head sẽ giúp bạn từng bước có được những kiến thức cần thiết để trả lời chính xác nhất cho những câu hỏi ở trên. Cùng mình tìm hiểu ngay nào!

1. Đối tượng nên sử dụng phân tích SWOT là ai?

SWOT được biết đến là mô hình phân tích phổ biến hiện nay về Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). SWOT cá nhân được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

  • Marketer
  • Chủ doanh nghiệp
  • Các nhà quản lý
  • Chuyên viên cấp cao
  • Quản lý nhân sự
  • Bác sĩ
  • Kỹ sư
  • Sinh viên
  • Và ngay cả chính bản thân của bạn

Với Triangle Head mình, thì việc SWOT bản thân cũng không giới hạn đối tượng nào nên áp dụng, mà đây là công việc khá tốt để giúp bạn có thói quen nhìn nhận và đánh giá những gì mà mình đã đạt được trong thời gian qua.

Nếu xét theo phương diện vĩ mô hơn cụ thể đối với các chiến dịch Personal Branding / Personal Marketing, thì việc thực SWOT về bản thân được xem định hướng và cơ sở lý luận dùng để đề xuất các hoạt động triển khai trong chiến dịch nâng cao nhận diện hoặc hình ảnh cá nhân.

2. Lợi ích phân tích SWOT bản thân, tại sao cần thực hiện?

Nếu nói về lợi ích phân tích swot bản thân thì vô cùng nhiều, qua đây Triangle Head mình sẽ đưa ra cho bạn một số lợi ích khá phù hợp với các bạn Junior / Newbie Marketer và cả những bạn đang muốn xây dựng hình ảnh Personal Branding của mình:

  • Bạn sẽ dễ dàng nhận thức, tăng vốn hiểu biết của mình về những sở trường và chuyên môn
  • Hỗ trợ bạn thiết lập mục tiêu cải thiện khuyết điểm.
  • Nhận biết những cơ hội xung quanh mình, tận dụng chúng một cách triệt để.
  • Hiểu được tầm nhìn, giá trị cốt lõi cũng như mục đích sống.
  • Theo dõi, quản lý hiệu quả về mặt thời gian.
  • Tránh được cạm bẫy tiềm ẩn trong cuộc sống.
  • Giúp bạn xây dựng định vị thương hiệu cá nhân được tốt hơn.
  • Hỗ trợ bạn trong việc quản lý phát triển và rèn luyện những định hướng bản thân

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào nắm được lợi ích phân tích SWOT cá nhân là như thế nào rồi đúng không nào. Ngay bây giờ, hãy cùng Triangle Head mình khám phá các yêu tố của SWOT nhé!

3. Các yếu tố trong mô hình phân tích SWOT bản thân

Ở nội dung này, mình sẽ giới thiệu cũng như phân tích chi tiết về mô hình SWOT cho bản thân. Đặc biệt, ở mỗi yếu tố, mình sẽ đưa ra ví dụ cụ thể nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề và có thể thực hành tốt nhất.

Cụ thể trong việc phân tích bản thân theo công thức SWOT, bạn cần phải dựa vào 4 yếu tố Strength – Weak – Opportunities – Threaten để phân tích, và những yếu tố này sẽ có những công năng khác nhau. Chi tiết như thế nào, hay cũng mình tìm hiểu yếu tố đầu tiên là Strength trước nhé!

Strength (Điểm mạnh)

Phân tích điểm mạnh của bản thân để giúp bạn duy trì và phát huy chúng một cách tốt nhất. Và cũng để bạn biết được lĩnh vực nào đang làm nổi bật chính bạn với những phẩm chất, kỹ năng, chuyên môn tuyệt vời.

swot bản thân
Phân tích Strength – Điểm mạnh

Để bạn có đáp án chính xác ở yêu tố Strength trong bản thân mình khi phân tích mô hình SWOT bản thân, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để có được kết quả chính xác nhất, gồm:

  • Bản thân tôi có thể làm tốt những điều gì?
  • Điều gì khiến tôi trở nên khác biệt so với người khác?
  • Năng khiếu/khả năng bẩm sinh của tôi là gì?
  • Khả năng/kỹ năng đặc biệt nào tôi đã xây dựng trong suốt thời gian qua?
  • Người khác thường trân quý, ngưỡng mộ tôi ở phẩm chất nào?
  • Tôi có được những lợi thế gì so với người khác (có thể là trình độ, giải thưởng, mối quan hệ,…)?
  • Tôi đã đạt được những thành tựu gì cho đến thời điểm hiện tại?
  • Chuyên môn nào của tôi đã làm hài lòng sếp/giáo viên/giảng viên,..?
  • Tôi có những tài nguyên gì để sử dụng cho lợi thế của mình?
  • Những giá trị cốt lõi mà chỉ tôi có được là gì?

Đây là các câu hỏi cơ bản nhất khi bạn tiến hành phân tích điểm mạnh của mình. Để làm rõ hơn, mình sẽ chia sẻ đến bạn một ví dụ về phân tích Strength bằng cách trả lời một số câu hỏi ở trên.

  • Tôi là người rất sáng tạo.
  • Tôi luôn làm hài lòng khách hàng của mình bằng những góc nhìn, nhận định mới mẻ cho thương hiệu của họ.
  • Tôi có khả năng giao tiếp tốt với team của tôi và cả khách hàng.
  • Tôi có khả năng tìm ra những góc độ về marketing bằng cách đặt những câu hỏi cụ thể.
  • Tôi rất tự tin khi cam kết mang đến thành công cho những khách hàng của mình.

Một kinh nghiệm Triangle Head mình muốn chia sẻ thêm, để việc đưa ra đáp án được minh bạch nhất, khi bạn liệt kê các trả lời hãy nhớ đưa ra những bằng chứng thuyết phục rằng mình đang sở hữu điểm mạnh đó như thế nào. Vì như thế sẽ giúp bạn tránh được việc trả lời qua sở thích hoặc bạn nghĩ vậy.

Weakness (Điểm yếu)

Mỗi người một tính cách, mang những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Không có một ai là hoàn hảo cả. Vì thế, việc nhìn nhận điểm yếu của bản thân cũng là một cách để giúp bạn cải thiện chúng, biến những điều tiêu cực xung quanh bạn thành những điều tích cực.

Ngoài ra, biết được điểm yếu bản thân nằm ở đâu sẽ giúp bạn lựa chọn tốt hơn về công việc, về con đường sự nghiệp của mình.

swot bản thân
Phân tích Weakness – Điểm yếu

Một số câu hỏi về yếu tố WEAK khi phân tích bản thân theo phương pháp SWOT, bạn có thể tham khao như sau:

  • Điều gì tôi không thể làm tốt nhất?
  • Tôi có thói quen xấu nào? Những đặc điểm tiêu cực mà tôi thường thể hiện là gì?
  • Cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè, người thân,… khi nói về điểm yếu của tôi sẽ là gì?
  • Những lĩnh vực nào mà tôi cần cải thiện?
  • Tôi có thói quen gì chưa tốt khi làm việc? (ví dụ như vô kỷ luật, chưa kiểm soát được cảm xúc, chưa lắng nghe,…)
  • Các công việc/nhiệm vụ tôi thường lảng tránh (do tôi không tự tin hoặc không thích làm) là gì?
  • Tôi có những nỗi sợ hãi nào trong công việc khiến tôi trở thành người chưa quyết đoán (như sợ rủi ro, thiếu tự tin,…)?

Ví dụ cụ thể về phân tích điểm yếu, trong sơ đồ SWOT của bản thân như sau:

  • Tôi thường đẩy nhanh tiến độ công việc nên tôi hay bỏ một số công việc nhỏ trong danh sách dẫn đến chất lượng công việc chính bị bị ảnh hưởng.
  • Tôi bị căng thẳng khi đảm đương quá nhiều công việc/dự án.
  • Tôi hay mất tự tin trước các buổi thuyết trình, chưa dẫn dắt được người nghe vào câu chuyện của mình. Tôi rất sợ hãi khi phải đối diện với đám đông nên hầu như các buổi hội thảo, sự kiện tôi đều căng thẳng.

Điểm mạnh (Strength) và điểm yếu (Weakness) chính là 2 yếu tố bên trong cần được phân tích kỹ lưỡng. Bởi nó xuất phát từ chính con người bạn, tính cách, phẩm chất, kỹ năng chuyên môn của bạn. 

Sau khi đã biết được điểm mạnh, yếu của bản thân, việc tiếp theo là bạn cần phân tích 2 yếu tố bên ngoài cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threat) trong mô hình SWOT.

Opportunity (Cơ hội)

Nếu bạn mong muốn phát triển thì luôn luôn có những cơ hội tồn tại cho bạn. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã ứng dụng rất tốt cơ hội để phát triển chính bản thân và tổ chức của họ.

phân tích swot bản thân
Phân tích Opportunity – Cơ hội

Vậy làm sao để biết cơ hội của mình ở đâu? Bạn hãy tự mình trả lời các câu hỏi dưới đây nhé:

  • Lĩnh vực/ngành hàng nào đang phát triển vượt bậc hiện nay?
  • Những thay đổi nào sẽ mang lại lợi ích cho bản thân tôi trong con đường sự nghiệp?
  • Ngành tôi đang theo đuổi liệu có bị tụt dốc và thay thế bằng một ngành khác? Và tôi có cơ hội để phát triển ở ngành mới hay không?
  • Làm thế nào tôi có thể kết hợp giữa việc kinh doanh hiện tại và những new trend (xu hướng mới) trên thị trường?
  • Còn nơi nào trên thị trường mà tôi có thể chiếm vị thế lớn được hay không?
  • Tôi gặp phải vấn đề trong sự nghiệp/công ty của tôi, và tôi cần làm gì để giải quyết tốt?
  • Tôi có thể làm điều gì đó khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của tôi hay không?
  • Tôi đã có được mạng lưới xã hội thật sự tốt cho lợi thế kinh doanh của mình hay chưa?

Sau đây là các ví dụ về phân tích cơ hội:

  • Trưởng phòng của tôi xin nghỉ sinh sớm. Và tôi là người sẽ đảm nhận những công việc/trách nhiệm của cô ấy. Đây cũng là một cơ hội để tôi phát triển sự nghiệp của mình.
  • Tôi được tham gia vào một buổi hội thảo tiếp thị lớn nhất nhì trong lĩnh vực tôi đang kinh doanh. Điều này sẽ giúp tôi có được kiến thức rộng hơn và xây dựng được mạng lưới chiến lược tầm cỡ hơn.
  • Thời gian gần đây, đối thủ của tôi bị phê bình là dịch vụ phục vụ khách hàng của họ rất kém. Vấn đề này cũng là một cơ hội để doanh nghiệp của tôi vượt mặt đối thủ với dịch vụ chăm sóc khách hàng nổi trội hơn.

Threat (Nguy cơ)

Song song với cơ hội thì một vấn đề cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Và các mối nguy cơ này đôi khi bạn không thể kiểm soát được.

Thế nên, bạn cần chủ động lường trước những mối đe dọa và có biện pháp dự phòng. Từ đó mà bạn mới có thể xử lý chúng hiệu quả nhất.

mô hình swot bản thân
Phân tích Threat – Thách thức

Những câu hỏi nên tự vấn bản thân khi phân tích về Threat (Nguy cơ) như:

  • Trong việc training/triển khai công việc, điều gì đã cản trở tôi khiến tôi ngày càng thụt lùi?
  • Mục tiêu hiện tại của tôi bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài nào?
  • Vị trí/dự án của tôi đang phụ trách có bị thay thế bởi đồng nghiệp của tôi hay không?
  • Sự xuất hiện công nghệ mới có đe dọa vị trí của tôi ở công ty hay không?
  • Lĩnh vực tôi đang làm việc có bị thay đổi trong thời gian tới không?
  • Thị trường cạnh tranh lĩnh vực tôi làm việc như thế nào?
  • Điểm yếu của tôi đang đe dọa công việc tôi triển khai như thế nào?

Dưới đây là ví dụ phân tích về Threat (Nguy cơ) để bạn có thể nắm rõ thông tin mà mình vừa chia sẻ:

  • Bạn A, anh ấy là đồng nghiệp của tôi với khả năng thuyết trình cực tốt. Và anh ấy đang cạnh tranh với tôi ở vị trí Trưởng phòng.
  • Dịch Covid 19 ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cắt giảm nhân sự. Và công ty tôi đang làm việc cũng đang xem xét để cắt giảm phần lớn nhân sự.
  • Nhân sự công ty bị thiếu hụt và tôi phải tăng ca. Điều này ảnh hưởng đến sự sáng tạo của tôi.

Mình vừa chia sẻ đến bạn phân tích bản thân theo phương pháp SWOT gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cùng với đó là các ví dụ bài SWOT mẫu về bản thân để bạn dễ hình dung. Vậy sau khi phân tích SWOT, bạn cần thực hiện tiếp theo những điều gì? Hãy cùng mình theo dõi ngay nào.

4. Cần làm gì sau khi hoàn thành phân tích SWOT bản thân?

Xác định kết quả và định hướng mục tiêu

Việc xác định kết quả sau khi phân tích SWOT bản thân được thực hiện bằng 2 phương pháp phổ biến: sự phù hợp và chuyển đổi.

Sự phù hợp ở đây là kết nối 2 yếu tố cùng tính chất lại với nhau. Mình ví dụ như kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (hay còn gọi là chiến lược S – O). Sự kết hợp này sẽ giúp bạn theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của mình. Ngược lại, nếu kết hợp giữa điểm yếu và thách thức (chiến lược W – T) thì bạn nên thiết lập các phương án phòng thủ, hạn chế điểm yếu ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Yếu tố thứ 2 là chuyển đổi, tức là biến những điều tiêu cực trở nên tích cực hơn bao giờ hết. Hay có thể nói là chuyển điểm yếu thành điểm mạnh, chuyển những mối đe dọa thành cơ hội. Ví dụ bạn là người có tính cách hướng ngoại thì một môi trường nội tâm sẽ không phù hợp với bạn. Nhưng môi trường bán hàng thì lại rất ư là thích hợp và giúp bạn trở nên nổi trội hơn.

Hãy hành động ngay

Ngay sau khi định hướng được kết quả và mục tiêu, bạn cần làm tiếp theo là vạch ra kế hoạch hành động ngay lập tức. Ông bà xưa có câu “Học đi đôi với hành”, vì thế, việc hành động rất quan trọng để tạo ra được kết quả như bạn mong muốn.

Thường xuyên đánh giá các kết quả đạt được

Việc đánh giá những kết quả đạt được một cách thường xuyên sẽ giúp bạn nhận ra được những điểm cần phát huy và những điểm cần cải thiện. Vì vậy, bạn cần thiết lập các phép đo ngay bây giờ để có thể đo lường, đánh giá các kết quả sau khi phân tích SWOT bản thân bạn nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Triangle Head chia sẻ đến bạn về phân tích SWOT bản thân. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn phân tích cũng như ứng dụng tốt công thức SWOT. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau từ Future Brand Việt Nam!

Tài liệu tham khảo bài viết:

https://bschool.pepperdine.edu/blog/posts/personal-swot-analysis-guide.htm

https://www.futurelearn.com/info/courses/social-innovation-global-solutions-for-a-sustainable-future/0/steps/97217

https://slidemodel.com/personal-swot-analysis-quick-guide/