Social Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức cơ bản về Social Marketing
Chào các bạn, mình là Triangle Head, mình lại tiếp tục đồng hành cùng các bạn, trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về Social Marketing. Công việc này hiện nay khá “hot” và được nhiều bạn Junior Marketer lựa chọn. Đây là một công việc đòi hỏi sự năng động, […]
Chào các bạn, mình là Triangle Head, mình lại tiếp tục đồng hành cùng các bạn, trong bài viết hôm nay, chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về Social Marketing. Công việc này hiện nay khá “hot” và được nhiều bạn Junior Marketer lựa chọn.
Đây là một công việc đòi hỏi sự năng động, kiến thức Marketing vững vàng và một số kỹ năng cần thiết đi kèm. Trong bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn social marketing là gì, những kiến thức và thông tin mà các bạn cần biết nhé.
1. Tìm hiểu social marketing là gì?
Khái niệm social marketing
Đầu tiên để tìm hiểu social marketing chuyên sâu và những gì liên quan thì các bạn cần phải biết được marketing social là gì trước. Tiếp thị xã hội hay Social Marketing là một trong những lĩnh vực Marketing được công nhận là riêng biệt vào những năm 1970.
Theo mình tìm hiểu, các chuyên gia định nghĩa Social Marketing là phương thức mà doanh nghiệp thực hiện để hoàn thành trách nhiệm xã hội, đưa các hình ảnh tích cực của công ty để thúc đẩy việc bán sản phẩm.
Một định nghĩa khác nói rằng Social Marketing là việc tiếp thị tạo ra sự thay đổi của xã hội bằng cách sử dụng các kỹ thuật Marketing truyền thống, thay đổi hành vi khách hàng bằng việc nâng cao một nhận thức nào đó.
Việc này không giúp mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp mà chỉ thông qua các hình ảnh, hành vi có lợi cho xã hội để tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng. Marketing Social có mục tiêu cốt lõi là đưa ra một tiêu chuẩn, tăng cường nhận thức, thay đổi niềm tin, thái độ, cảm xúc và lôi kéo lực chú ý với các đối tượng khách hàng mục tiêu.
Một số lầm tưởng về Social marketing
Tuy đã xuất hiện rất lâu nhưng khái niệm Social Marketing vẫn còn bị hiểu lầm hoặc là nhầm lẫn với một số thuật ngữ khác tương đối giống như Social Media Marketing, Green Marketing, Commercial Marketing hay Trade Marketing. Mình sẽ giúp các bạn làm rõ những thuật ngữ này trong phần định nghĩa dưới đây:
- Social Media Marketing: Mục đích của hình thức Marketing này là sử dụng các nền tảng mạng xã hội (như Facebook, Twitter, YouTube, LinkedIn….) để xây dựng và kết nối cộng đồng trực tuyến, phục vụ cho các chiến dịch Marketing.
- Green Marketing: Đây là hình thức một doanh nghiệp truyền thông về những dòng sản phẩm thân thiện với môi trường (hộp nhựa có thể tái sử dụng, chai nước bằng chất liệu thân thiện với môi trường), đây không phải là Social Marketing
- Commercial Marketing: dù có một yếu tố mang lợi ích cho xã hội trong các chiến dịch Marketing về một sản phẩm thì các chiến dịch này vẫn không phải Marketing Social bởi vì mục đích trọng tâm của những chiến dịch này vẫn là bán hàng và lợi nhuận doanh nghiệp chứ không phải lợi ích xã hội.
Nên nhớ mục đích trọng yếu của Social Marketing phải là các hoạt động bao quát các vấn đề xã hội, có khả năng tiếp cận và thay đổi hành vi xã hội, giúp xã hội phát triển tốt hơn. Marketing Social sẽ thường được các cơ quan chính phủ, tổ chức phi lợi sử dụng. Tuy nhiên, đôi khi các doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng chiến lược Social Marketing để lan tỏa những thông điệp của mình.
2. Vai trò của Social Marketing trong một chiến dịch Marketing
Social Marketing đóng vai trò khá quan trọng không chỉ với xã hội mà còn với các nhà điều hành doanh nghiệp. Thông qua việc lên một ý tưởng để đóng góp cho xã hội hay tuyên truyền một nhận thức và giúp thu hút về một vấn đề của xã hội, doanh nghiệp đã gián tiếp xây dựng giá trị của mình. Từ đó các công ty cũng có được sự ủng hộ của người tiêu dùng nhờ chạm vào được cảm xúc của họ.
Các bạn có thể gói gọn một số tác động cụ thể của tiếp thị xã hội như sau:
- Nâng cao ý thức và nhận biết của cộng đồng
- Lan tỏa thông điệp và hành động sống tốt và vì cộng đồng
- Xoá bỏ tệ nạn, cải thiện cuộc sống con người
- Tăng lượng tiêu thụ sản phẩm mà có ích cho cộng đồng
3. Các hình thức Social Marketing phổ biến hiện nay
Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì Marketing social cũng ngày càng lớn mạnh, các hình thức Social Marketing cũng được phát triển để phục vụ cho các chiến lược phù hợp khác nhau. Hãy cùng mình tìm hiểu, social marketing gồm những gì và những hình thức nào phổ biến hiện nay nhé.
Social Networks
Social Networks là một trong những hình thức của Social Marketing dựa trên sự phát triển của các nền tảng website và mạng xã hội. Đây là hình thức sử dụng các dịch vụ kết nối cộng đồng có điểm chung như sở thích, nhu cầu…nhầm cập nhật thông tin và kiến thức. Những người trong cộng đồng này được gọi là “cư dân mạng”.
Một số kênh được sử dụng là Social Network khá phổ biến hiện nay như Facebook, Twitter, Instagram, Google+….Và việc đánh giá hiệu quả của Social Networks sẽ dựa trên khả năng kết nối, tiếp cận và chia sẻ cộng đồng.
Social News
Đây là hình thức marketing cung cấp tin tức về xã hội, giải trí hoặc các lĩnh vực khác trên websites để thu hút những người có sự quan tâm về các lĩnh vực này. Social News sẽ được đánh giá theo số lượt xem, đọc, vote bài, comment…..Ngoài việc theo dõi các tin tức được cung cấp hàng ngày, người xem còn có thể bình luận để đánh giá về tin tức đó, trao đổi thông tin và đưa ra các câu hỏi của mình.
Social Bookmarking Sites
Hình thức này cho phép người dùng những trang web lưu trữ và quản lý dữ liệu, chia sẻ thông tin khách hàng. Đối với doanh nghiệp, đây là một hình thức giúp tăng lượt truy cập cho website của mình và giúp tăng hạng từ khóa tìm kiếm của website nhờ hình thức SEO. Ngoài ra, hình thức này còn giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Những trang bookmarking lớn nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện này là linkhay.com, tagvn.com, ishare.vn, vietclick.com,… Các Marketer có thể tham khảo và sử dụng những trang bookmarking này để hỗ trợ quảng bá và chia sẻ thông tin của doanh nghiệp được hiệu quả.
Social Blog Comments and Forums
Trong Social Marketing, Blog và forum là hai phương tiện phổ biến và có ảnh hưởng nhất, có thể thu hút khách hàng truy cập và đọc thông tin. Hai phương tiện này hỗ trợ SEO Offpage và tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm cho website của doanh nghiệp.
Hình thức blog và forum cũng là một dạng tương tác thân thiện giúp doanh nghiệp trao đổi và gửi thông tin đến người dùng, cũng dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận những đóng góp từ phía người tiêu dùng.
Social Microblogging
Về cơ bản, Microblogging là một dạng blog cho phép kết nối và trò chuyện với khách hàng nhanh chóng. Là một nơi để doanh nghiệp và khách hàng trao đổi những hình ảnh, câu nói, video…giúp lan truyền thông điệp cho các chiến dịch. Microblogging hỗ trợ tạo mạng lưới lan truyền cho chiến dịch của các thương hiệu doanh nghiệp vô cùng hiệu quả.
4. Quy trình làm Social Marketing là làm gì?
Theo kinh nghiệm của mình, để bắt tay vào làm một kế hoạch cho Social Marketing, các bạn cần biết làm Social Marketing là làm gì, một quy trình thực hiện sẽ như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu với mình nhé.
Phân tích môi trường và nghiên cứu đối tượng Social Marketing
Tiến sĩ Carol Bryant đã khẳng định rằng Social Marketing luôn cần thấu hiểu người tiêu dùng. Các dữ liệu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng hành vi người tiêu dùng sẽ phải luôn được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên.
Các công việc cần phải làm để đảm bảo các mẫu nghiên cứu đạt được chất lượng là:
- Phân loại mục đích nghiên cứ để việc thu thập thông tin sơ bộ được chính xác, hỗ trợ cho những bước lập kế hoạch đầu tiên.
- Phân loại nguồn thông tin để chọn ra thông tin liên quan và có ích cho chiến lược Social Marketing
Xác định mục đích và khách hàng mục tiêu
Là bước tiếp theo trong một quy trình của Social Marketing. Việc đánh giá phân khúc khách hàng sẽ dựa trên các hành vi ứng xử của khách hàng. Để có cái nhìn khách quan và lựa chọn khách hàng đúng, cần chú ý đến các yếu tố:
- Địa lý
- Nhân khẩu học
- Tâm lý
- Hành vi
Sau đó, hãy xác định mục đích, mục tiêu chiến lược của kế hoạch theo 3 mục đích sau:
- Hành vi: bạn muốn khách hàng thực hiện những gì?
- Kiến thức : bạn muốn khách hàng biết những gì?
- Niềm tin: bạn muốn khách hàng tin tưởng những gì?
Xây dựng và phát triển chiến lược Social Marketing
Thách thức của bạn trong bước này là cần phải có một chiến lược truyền thông làm sao có thể đánh vào tâm trí của khách hàng mục tiêu một cách sâu sắc nhất bằng một cách càng đơn giản càng tốt. Bạn phải có một thông điệp đủ ấn tượng để khách hàng nhớ càng lâu càng tốt.
Các hoạt động mà bạn nên tập trung trong chiến lược này chính là:
- Tập trung vào hành vi của đối tượng
- Nêu những lợi ích thông điệp mang lại
- Định hướng cách thức tiếp cận của thương hiệu
- Phân tích các rào cản sẽ gặp
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Quản lý và đánh giá chiến lược Social Marketing
Bước sau cùng trong quá trình này chính là đánh giá chiến lược. Philip Kotler từng nói rằng: “Social Marketing nói riêng và Marketing nói chung là một trò chơi học tập. Bạn là người đưa ra quyết định, chứng kiến kết quả và học hỏi từ kết quả. Sau đó, bạn đưa ra các quyết định tốt hơn.”
Để đánh giá mức độ hay sự thành công của chiến lược bạn có thể đo lường qua các chỉ số sau:
- Thông tin đầu vào: chỉ số này chính là những nguồn lực mà bạn đã sử dụng để có thể thực hiện chiến lược của mình như chi phí, thời gian, con người, kênh phân phối…..
- Hoạt động đầu ra: đây là số lượng các hoạt động mà bạn đã thực cho các đối tượng mục tiêu như các ấn phẩm, sự kiện….
- Thành quả đạt được: chỉ số này đo lường những phản ứng từ các khách hàng mục tiêu đối với các hoạt động ở trên như độ hài lòng, nhận thức, phản ứng hay niềm tin…
- Mức tác động: đo lường mức độ ảnh hưởng tác động của chiến dịch lên các vấn đề xã hội như môi trường, sức khoẻ, đời sống…
- Lợi suất đầu tư: chỉ số này nói lên sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận và việc thay đổi hành vi so với các chi phí đã đưa ra khi thực hiện chiến dịch.
5. ví dụ về quy trình Social Marketing của WaterSense (2006-2012)
WaterSense là một chương trình hợp tác phát triển bởi cơ quan Bảo vệ Môi trường Hòa Kỳ với mục đích tiết kiệm nước và cấp chứng nhận, dán nhãn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiết kiệm nước hiệu quả.
Nhận thấy bối cảnh việc tiết kiệm nước ngày càng tăng ở Hoa Kỳ. WaterSense đã đưa ra thông điệp “Mỗi giọt nước đều có giá trị” với mục đích làm giảm các tài nguyên thủy lợi. Cụ thể chiến dịch này như sau:
Khách hàng mục tiêu: họ chú trọng vào các chủ hộ gia đình, đặc biệt là những người quan tâm đến việc tiết kiệm tiền hóa đơn điện nước.
Product: Các thiết bị vệ sinh được chứng nhận nhãn WaterSense phải đạt về mặt hiệu quả, hiệu suất và mức độ uy tín của thương hiệu, thông qua việc giám sát và kiểm duyệt liên tục
Price: Chiến lược giá cả được nhấn mạnh bằng việc tiết kiệm nước, ví dụ như:
- Người tiêu dùng có thể giảm hóa đơn tiền nước tối đa 30% khi sử dụng sản phẩm có nhãn WaterSense
- Một gia sử dụng các sản phẩm có nhãn WaterSense có thể giảm từ 20% – 60% lượng nước tiêu thụ tương đương hơn 120 đô mỗi năm
Place: Các sản phẩm có nhãn Watersense được tìm thấy ở cửa tiệm cung cấp thiết bị gia đình, các nhà phân phối lẻ và kênh thương mại điện tử
Promotion: Để nâng cao nhận thức về nhãn WaterSense và nhu cầu sử dụng nước, họ đã thực hiện chương trình “Fix a Leak Week” vào tháng 3 hằng năm. Trọng tâm khuyến khích người tiêu dùng áp dụng những bước cơ bản để tìm và sửa chữa các chỗ rò rỉ ước tính gây lãng phí 1 nghìn tỷ gallon nước mỗi năm.
Kết quả, các sản phẩm có nhãn WaterSense đã tăng trưởng đều đằng trong suốt thời gian thực hiện chiến dịch. Một kết quả báo cáo năm 2012, ước tính Watersense đã giúp người tiêu dùng tiết kiệm 487 tỷ gallon nước và hơn 8.9 tỷ đô trong hóa đơn tiền nước
6. Một số mẹo và chiến lược Social Marketing
Nắm các ý tưởng cơ bản của Social Marketing
Với Social Marketing, việc nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tinh sẽ cần được tiến hành liên tục trước và cả trong khi thực hiện chiến dịch để giúp các Marketer nắm được mọi thông tin, vấn đề, hành vi của cộng động để họ phát triển các chiến lược thật sự hiệu quả.
Có một sự hiểu biết sâu sắc và có giá trị về cộng đồng và xã hội sẽ giúp các marketer nắm được thị trường và có một chiến dịch thành công.
Thiết kế một khẩu hiệu hấp dẫn
Một chiến dịch sẽ luôn cần một khẩu hiệu, có được một khẩu hiệu dễ nhớ và hấp dẫn sẽ lôi cuốn người tham gia, giúp chiến dịch lưu lại nhanh chóng và lâu dài trong tâm trí người tiêu dùng
Hình ảnh có thể là tất cả
Như hai ví dụ về chiến dịch Social Marketing ở trên, những hình ảnh là một sự tác động mạnh mẽ nhất, đặc biệt là khi nó minh hoạ về vấn đề xã hội sẽ xảy ra. Hãy lựa chọn hoặc đưa ra các hình ảnh truyền thông trực quan và ý nghĩa để giúp chiến dịch thành công
Hy vọng những thông tin mà mình mang đến ở trên sẽ giúp các Marketer và nhất là các Junior hiểu được vai trò và ý nghĩa của Social Marketing. Hẹn gặp lại các bạn vào bài chia sẻ Marketing Mix tiếp theo của Triangle Head mình nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm tại: