Storytelling là gì? Mẹo luyện tập nâng cao kỹ năng viết storytelling hiệu quả
Khi triển khai các chiến lược về Marketing, storytelling là một trong các yếu tố không thể thiếu. Vậy storytelling là gì? Nó có lợi ích như thế nào đối với việc xây dựng Brand Story? Bí quyết gì có thể viết storytelling một cách điêu luyện, gây ấn tượng mạnh cho người đọc? Và […]
Khi triển khai các chiến lược về Marketing, storytelling là một trong các yếu tố không thể thiếu. Vậy storytelling là gì? Nó có lợi ích như thế nào đối với việc xây dựng Brand Story? Bí quyết gì có thể viết storytelling một cách điêu luyện, gây ấn tượng mạnh cho người đọc? Và có những phương pháp đánh giá storytelling nào?
Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng Triangle Head để có được những giải đáp chi tiết nhất cho các vấn đề ở trên nhé.
1. Tìm hiểu định nghĩa Storytelling là gì?
Hiện nay, storytelling được nhiều doanh nghiệp ứng dụng và tạo hiệu quả rất tốt trong việc quảng bá thương hiệu của họ. Vậy thế nào là storytelling? Storytelling được hiểu là kể chuyện.
Đối với storytelling marketing cần được xây dựng bài bản, tạo những câu chuyện thật sự lý thú, chạm đến cảm xúc của mỗi người dùng. Từ đó, họ có thể thấu hiểu được những giá trị thông điệp của thương hiệu được gửi gắm trong câu chuyện.
Câu chuyện của bạn sẽ thật hay, độc đáo hơn khi đưa vào nét đặc trưng, khác biệt của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp.
Thuật ngữ storytelling hình thành như thế nào?
Năm 2005, nhóm tác giả Springer đã xuất bản quyển sách “Storytelling, Branding in Practice”, mở đầu sự hình thành của thuật ngữ storytelling. Quyển sách này đã nêu lên tầm quan trọng của việc “kể chuyện”.
Dựa theo quyển Storytelling, Branding in Practice, thì định nghĩa storytelling là một cách thức hay một phương pháp kể chuyện có sự dẫn dắt vào ngữ cảnh cụ thể. Qua việc sử dụng các nghệ thuật tương tác, mô tả hay thuật lại lời nói và hành động, nhằm bộc lộ các yếu tố và hình ảnh của câu chuyện đồng thời khuyến khích trí tưởng tượng của người nghe.
Và khi áp dụng phương pháp này, trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Thì storytelling chính là yếu tố then chốt để tạo nên những cảm xúc kết nối khách hàng của thương hiệu, thông qua các ấn phẩm Marketing như Brand Story, Content Social, kịch bản TVC,…
Lợi ích storytelling trong xây dựng Brand Story
Vai trò của Storytelling đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong quá trình xây dựng Brand Story. Qua đây, Triangle Head mình sẽ chia sẻ cho bạn một số lợi ích khi áp dụng Storytelling như sau:
Tăng giá trị cảm xúc cho câu chuyện
Lợi ích storytelling có thể kể đến đầu tiên chính là làm tăng giá trị cảm xúc cho Brand Story. Câu chuyện của bạn kể càng cảm xúc thì càng có khiến người đọc dễ dàng cảm nhận, đồng cảm. Vì thế, hãy kể chuyện một cách tự nhiên, chân thật, thêm vào càng nhiều yếu tố cảm xúc càng tốt. Khi ấy, bạn sẽ thấy storytelling của mình mang đến hiệu quả ngạc nhiên.
Tạo tính liên kết và mạch dẫn trong câu chuyện
Riêng cá nhân Triangle Head mình, thì yếu tố này còn hơn cả lợi ích, vì nó chính xác là vai trò storytelling khi được áp dụng vào Brand Story. Bằng việc bạn kể câu chuyện thương hiệu, với một ngữ cảnh thực tế và đưa ra nhiều ví dụ cụ thể, thì câu chuyện của bạn càng có tính xác thực và càng có sự cuốn hút.
Với kinh nghiệm của mình, thì thông thường các thương hiệu sẽ lông ghép ngữ cảnh khách hàng cũ hoặc thân thiết vào Brand Story. Bởi chính họ đã trải nghiệm qua sản phẩm / dịch vụ của thương hiệu cũng như đã thấu hiểu hết những giá trị mà thương hiệu mang lại.
Với phương pháp này ngoài việc giúp Brand Story duy trì tốt những khách hàng cũ thân thiết. Mà còn tạo ấn tượng, thu hút những khách hàng tiềm năng tìm đến thương hiệu của bạn.
Thiết lập vị trí dẫn đầu cho thương hiệu
Biết cách áp dụng kỹ năng Storytelling trong việc xây dựng Brand Story, sẽ giúp câu chuyện dễ đi vào tiềm thức khách hàng hơn là những phương pháp mô tả thương hiệu đơn giản. Cụ thể hơn, phương pháp Storytelling đòi hỏi bạn phải hiểu cũng như tận dụng nhiều ngữ cảnh cụ thể trên thị trường.
Và khi có sự đầu tư trong việc nghiên cứu thị trường kết hợp phương pháp Storytelling, thì Brand Story lúc này mới mang lại những lợi hứa giá trị thực tế từ thương hiệu. Chỉ có vậy, thương hiệu mới có được sử thể chiếm lĩnh được vị trí thương hiệu dẫn đầu trên thị trường hiện nay.
Vì thế, hãy đầu tư cho câu chuyện của bạn thật hấp dẫn, thu hút đông đảo người dùng.
2. Phương pháp để luyện viết storytelling là gì?
Nội dung tiếp theo đây, mình sẽ giới thiệu đến bạn cách viết storytelling sao cho hiệu quả nhất. Hãy theo dõi ngay nhé bạn!
Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn chủ đề
Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng. Bởi nếu chọn chủ đề chưa tốt sẽ dẫn đến storytelling của bạn thất bại. Vì thế, bạn hãy nghiên cứu một cách kỹ càng các chủ đề. Đặc biệt, bạn phải tìm được nhân vật chính cho câu chuyện của mình. Nhân vật này sẽ tạo điểm nhấn cho câu chuyện hoàn thiện hơn. Và tất nhiên nhân vật tô điểm không ai khác ngoài sản phẩm/dịch vụ của bạn kinh doanh.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu, bạn cũng nên đứng ở vị trí khách hàng để suy nghĩ. Làm thế nào để khách hàng họ nhìn thấy bản thân họ trong câu chuyện của bạn thì bạn đã thành công trong việc tạo storytelling rồi đấy.
Một lưu ý nhỏ là khi chọn lọc các chủ đề cho câu chuyện thì phải luôn cân nhắc đến các yếu tố về bản sắc thương hiệu là gì nhé!
Bước 2: Phác thảo bản nháp các ý tưởng
Sau khi đã có được chủ đề hướng đến, bạn tiến hành phác thảo các ý tưởng bằng bản nháp. Các ý tưởng ở đây có thể là một kịch bản cho câu chuyện, lời hứa hoặc lợi ích của thương hiệu dành cho khách hàng,…
Hãy liệt kê toàn bộ những ý tưởng mà bạn suy nghĩ được bạn nhé. Điều này sẽ rất hữu ích cho các công đoạn tiếp theo.
Bước 3: Tham khảo các bài viết cùng chủ đề
Việc tham khảo những bài viết cùng chủ đề là ý tưởng thông minh. Bởi từ các dữ liệu này, bạn sẽ tìm được nguồn cảm hứng tốt cho câu chuyện của mình. Đặc biệt, đây cũng là cơ sở để bạn có thể dựa vào mà phác thảo sơ bộ storytelling cho thương hiệu của chính bạn.
Bước 4: Tạo sườn bài cho cốt truyện Storytelling
Khi thu thập đầy đủ các thông tin, bạn cần tạo cốt truyện riêng cho thương hiệu thông qua việc lên sườn bài. Sườn bài là những ý ngắn gọn nhưng bao quát được cốt truyện. Tùy vào chủ đề bạn chọn lựa mà sẽ có cốt truyện khác nhau.
Nhưng chung quy các doanh nghiệp thường sử dụng cốt truyện nêu bật sản phẩm/dịch vụ, cam kết với khách hàng để tạo niềm tin cho họ. Một khi khách hàng tin tưởng thì câu chuyện thương hiệu sẽ dễ dàng ngự trị trong tâm trí của họ.
Nếu bạn chưa có đủ dữ liệu về khách hàng để tạo được cốt truyện hay thì bạn có thể tiếp cận họ thông qua lý thuyết “Vòng tròn Vàng” (Golden Circle) của Simon Sinek. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng lý thuyết này thông qua bài viết câu chuyện thương hiệu từ Future Brand Viet Nam.
Bước 5: Triển khai bài viết
Với tất cả những gì có được, bước cuối cùng này, bạn bắt tay vào triển khai ngay storytelling của mình. Bạn cứ viết theo những thông tin bản thân đã có cùng với những suy nghĩ của mình. Nghĩ được gì thì hãy viết ra hết.
Sau đó, bạn hãy tiến hành tinh chỉnh sao cho câu chuyện của bạn được trau chuốt về câu văn cũng như thể hiện được tính thu hút, lôi cuốn khách hàng. Hãy nhớ không chỉ nội dung hay mà còn cần trình bày sao cho hấp dẫn người đọc nữa nhé bạn!
3. Những tiêu chí đánh giá một storytelling là gì
Tiêu chí storytelling như thế nào được gọi là hay, là ấn tượng? Để đánh giá được điều này, bạn cũng cần có những phương pháp nhất định. Dưới đây mình giới thiệu đến bạn 6 phương pháp cơ bản nhất để đánh giá một câu chuyện hay và hấp dẫn.
Mục tiêu bài viết được xác định rõ ràng
Để đánh giá Storytelling hay cần đảm bảo yếu tố mục tiêu của bài viết thật minh bạch, rõ ràng. Nếu bạn chưa rõ ràng trong mục tiêu câu chuyện của mình thì khách hàng họ sẽ không thấu hiểu được hết nội dung bạn truyền tải. Từ đó dẫn đến việc khó khăn trong kết nối cảm xúc với họ.
Phải có nút thắt trong câu chuyện
Trong mỗi câu chuyện bạn kể, hãy tìm cho nó một nút thắt cao trào. Nút thắt này sẽ có nhiệm vụ liên kết các chuỗi hành động và sẽ là điều mà khách hàng họ nhớ nhất để đánh giá storytelling của bạn có thật sự thuyết phục và lôi cuốn hay không.
Điều đọng lại ở bài viết
Triển khai storytelling mà không đọng lại gì cho khách hàng thì nó quả là câu chuyện tồi tệ. Thế nên, khi thực hiện storytelling, bạn nên lưu ý khéo léo chèn vào điều bạn muốn đọng lại trong tâm trí khách hàng nhất. Đó có thể là một thông điệp chẳng hạn.
Tốt nhất nên có một nhân vật
Nhân vật sẽ là linh hồn của câu chuyện. Vì thế, bạn hãy tạo một nhân vật có tính cách gần gũi với khách hàng mục tiêu của mình nhé. Bởi điều đó sẽ khiến họ dễ dàng cảm nhận được bản thân mình trong chính câu chuyện kể của bạn.
Tiêu đề không quá khó hiểu
Tiêu đề cho một storytelling nên dễ hiểu để người đọc có thể click vào bài viết của bạn. Một tiêu đề khó hiểu về mặt ngữ nghĩa sẽ khiến những khách hàng của bạn lướt qua câu chuyện như một cơn gió. Tuy nhiên, tiêu đề bạn đặt cũng không cần quá rõ ràng. Điều này nhằm mục đích gợi sự tò mò, mong muốn tìm hiểu của khách hàng.
Đảm bảo được tính trải nghiệm nội dung
Tính trải nghiệm là yếu tố không thể thiếu trong mỗi câu chuyện bạn kể. Nó sẽ hỗ trợ bạn trong việc đưa khách hàng đến gần với thương hiệu hơn. Thế nên, khi đánh giá một storytelling hay thì bạn đừng bỏ qua khía cạnh về tính trải nghiệm nội dung nhé.Thế là Triangle Head vừa thông tin đến bạn toàn bộ các kiến thức về storytelling là gì, cách viết storytelling hiệu quả cùng những phương pháp đánh giá storytelling hay, hấp dẫn.
Hy vọng với những gì mình chia sẻ hôm nay, ngay trong bài viết này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc triển khai storytelling, kết nối cảm xúc thương hiệu đến với người dùng. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau từ Future Brand Vietnam!
Tài liệu tham khảo cho bài viết này:
https://ihworld.com/ih-journal/issues/issue-43/why-storytelling-is-important/
https://storynet.org/what-is-storytelling/
https://yoast.com/what-is-storytelling-and-why-should-you-use-it/