Branding là gì? Những điều cần biết về Branding ở kỷ nguyên 4.0

Branding là gì? Định hướng cơ bản ngành Branding cho các Junior và Newbie

Hiện nay, các Junior còn khá mông lung về ngành Branding là gì và chưa biết làm Branding nhằm mục đích gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào người tiêu dùng, cổ đông hay các nhân viên? Chiến lược Branding nào thật sự phù hợp cho doanh nghiệp? Đây là nguyên nhân chính khiến […]

Hiện nay, các Junior còn khá mông lung về ngành Branding là gì và chưa biết làm Branding nhằm mục đích gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào người tiêu dùng, cổ đông hay các nhân viên? Chiến lược Branding nào thật sự phù hợp cho doanh nghiệp? Đây là nguyên nhân chính khiến các Junior thường rụt rè, thiếu tự tin khi ứng tuyển ở vị trí này.

Để giải quyết nỗi lo này, mình là Triangle Head sẽ giúp bạn khái quát rõ ràng về Branding là gì? Công việc branding cụ thể sẽ làm những gì? Và một số kinh nghiệm các Junior cần tích lũy khi nhập môn.

branding là gì
Tìm hiểu Branding là gì?

Tìm hiểu tổng quát Branding là gì?

Trước khi tìm hiểu về branding là gì, mình sẽ điểm qua một số thông tin về brand là gì, sai lầm và nguồn gốc branding.

Brand là gì? 

Brand hay nhãn hiệu, thương hiệu là các hình ảnh, ý tưởng khi người dùng nghĩ đến các dịch vụ/sản phẩm nhất định. Nó có thể là những biểu tượng, cảm xúc,… khơi gợi, nhắc nhớ sản phẩm của thương hiệu.

Ví dụ như cũng là thương hiệu về nước ngọt, nhưng Coca-Cola và Pepsi lại có cách truyền thông, tiếp cận và định vị thương hiệu khác nhau. Tìm hiểu chi tiết về brand là gì và các thông tin có liên quan từ Future Brand Việt Nam.

Sai lầm trong Branding

Hiện nay, khái niệm về Branding vẫn có nhiều bạn chưa sử dụng đúng lúc và đúng chỗ. Từ đó vô tình làm mất đi ý nghĩa vô có về Branding.

Bạn sẽ thấy vô số câu trả lời về “branding là gì” khi tìm kiếm trên Google trong thời gian chưa đến 1 phút đồng hồ. Phần lớn các bài chia sẻ sẽ chỉ ra Branding chính là quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Từ chiến lược này giúp thương hiệu tiếp cận và thuyết phục hành vi của khách hàng theo hướng có lợi cho mình.

Tuy nhiên, đây chưa phải là định nghĩa đầy đủ. Trước khi hiểu đúng về Branding là gì thì mời bạn cùng mình tìm hiểu về nguồn gốc của Branding.

Nguồn gốc thuật ngữ Branding ra đời khi nào?

Branding xuất hiện trong giai đoạn cách mạng nông nghiệp của loài người. Nó có nguồn gốc từ chữ “brandr”, mang ý nghĩa “đốt cháy lên”. Con người thuở sơ khai đốt rơm, cỏ nhằm khôi phục lại dinh dưỡng cho đất, thực hiện vụ mùa tiếp theo

nguồn gốc branding
Branding xuất phát từ chữ “Brandr”

Ngọn lửa thời bấy giờ được xem như là tiền thân của logo các thương hiệu. Tuy nhiên, Branding không chỉ nhìn nhận về mặt thiết kế logo mà còn là quá trình chinh phục cảm nhận của người dùng đối với thương hiệu. Những người dùng này có thể là nhóm đối tượng ở phễu cuối hoặc nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến.

Bạn có thể thấy, brand là một danh từ tập hợp những cảm xúc tích cực của người dùng đối với thương hiệu. Còn branding là động từ, là các hành động cụ thể để có được những nhận thức đó.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm cụ thể các mốc thời gian thuật ngữ Branding phát triển như thế nào, thì ngay đây Triangle Head mình sẽ giới thiệu sơ lược các mốc thời gian để bạn tìm đọc thêm:

  • 1500’s: Sự khởi đầu của thương hiệu
  • 1750’s – 1870’s: Cuộc cách mạng công nghiệp
  • 1870’s -1920’s: Kỹ nguyên phát minh
  • 1920’s -1950’s: Thương hiệu được phát sóng
  • 1950’s-1960’s: Sự ra đời của thương hiệu hiện đại
  • 1960’s-1990’s: Cải tiến về thuật ngữ Branding

Chi tiết bạn có thể tìm đọc tại đây nhé

Định nghĩa thuật ngữ Branding là gì?

Branding là quá trình xây dựng và kết hợp hài hòa giữa các khía cạnh về ngôn ngữ, hình ảnh, trải nghiệm thương hiệu,… Nhằm tạo nên khối cảm xúc lớn đến khách hàng giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ. Có thể kể đến là việc đặt tên, lựa chọn màu sắc đại diện hoặc truyền tải thông điệp ý nghĩa đến khách hàng.

Một định nghĩa khác về branding theo Bill Chiaravalle, tác giả sách “Branding for Dummies”: branding là toàn bộ quá trình bạn thể hiện tầm nhìn, ý tưởng thương hiệu của mình một cách nhất quán để từ đó các quan niệm tích cực dần được hình thành trong tâm trí của mỗi khách hàng.

Tóm tắt lại định nghĩa Branding là gì từ hai nhận định trên, thì bạn có thể hiểu một cách đơn giản là những chiến lược hoạt động cải thiện nhận thức và phát tán hình ảnh thương hiệu đến với công chung theo mục tiêu doanh nghiệp đề ra.

Tại sao làm Branding ngày càng trở nên quan trọng?

Việc xây dựng thương hiệu ngày càng chiếm vị trí quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Sau đây là một số lý do khiến việc làm Branding trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình của một doanh nghiệp phát triển.

Giúp thương hiệu dễ nhận diện trong “đại dương thông tin”

Hiện nay, người dùng được tiếp cận với một lượng lớn thông tin trên các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội. Vì thế, làm thế nào để họ có thể dễ dàng nhận diện được thương hiệu của bạn trong vô số những thương hiệu cùng lĩnh vực?

Cách tốt nhất là bạn cần có logo mang màu sắc, thông điệp của riêng mình. Với phương pháp này, bạn sẽ có cơ hội tạo ấn tượng ban đầu với người dùng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, logo chỉ là một trong các nhận định được đề cập đến quan trọng với doanh nghiệp, chứ nó chưa phải là tất cả.

tầm quan trọng của branding
Branding hỗ trợ tăng trưởng nhận diện thương hiệu

Bên cạnh việc làm Branding cũng cần phải nắm bắt được thị trường mục tiêu, tạo các sản phẩm/dịch vụ của bạn trở thành công cụ biết nói. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động thu hút khách hàng, xúc tiến bán hàng và có được mối quan hệ bền lâu với khách hàng của bạn.

Một minh chứng cụ thể là khi nhắc đến Macbook, người dùng sẽ nghĩ ngay đến Apple. Đây là cách mà Apple đã giúp người dùng có thể nhận diện được thương hiệu của mình.

Tăng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Một khi bạn xây dựng thương hiệu và phát triển nó tốt thì giá trị sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng theo đó mà tăng lên. Ví dụ như không phải tự nhiên mà giá thành một chiếc điện thoại Apple lại đắt hơn so với đối thủ cùng ngành, bởi họ đã có chiến lược xây dựng thương hiệu từ trước với một thông điệp nhất quán và có tính liên tưởng thực tế.

Và đỉnh điểm là chiến dịch Branding của Apple vào năm 1984 đã mang lại kết quả hơn mong đợi. Cũng kể từ đó, Apple đã có thể tự mình định giá cho các sản phẩm máy tính của mình mà không cần so sánh giá thành thị trường.

cơ bản branding
Branding tạo giá trị tăng trưởng thương hiệu

Tạo sợi dây liên kết với khách hàng

Sử dụng chiến lược Branding để kết nối với khách hàng chưa bao giờ là lỗi thời. Nếu bạn xây dựng thương hiệu tốt và đủ mạnh thì bạn đã có được ấn tượng ban đầu tích cực đối với người tiêu dùng.

Dần dà, niềm tin của họ đối với thương hiệu của bạn càng lớn mạnh. Và cũng là lúc họ sẽ quyết định mua hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Vậy làm thế nào để người dùng tin tưởng thương hiệu của bạn? Một trong những phương pháp tốt nhất là bạn nên cho họ cảm nhận các thông điệp mà bạn truyền tải trên các sản phẩm/dịch vụ của mình luôn đồng nhất với nhau.

Tương tự như Apple đã cho ra đời chiến dịch truyền tải thông điệp “Think Different” trong tất cả các sản phẩm mà họ tung ra thị trường. Và kết quả họ nhận lại là doanh số tăng vọt hơn mong đợi.

Điều này chứng minh cho sức mạnh lời hứa luôn quan trọng. Nó sẽ giúp bạn có được nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong cuộc chiến cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

Hỗ trợ quản lý các phòng ban

Thông thường, khi một thương hiệu phát triển lớn mạnh thì sẽ có sự ảnh hưởng tích cực đến các phòng ban đang làm việc tại doanh nghiệp đó.

Kinh doanh, Marketing, PR, Nhân sự,… được cho là các phòng ban sẽ ảnh hưởng nhiều trong các chiến lược Branding của doanh nghiệp. Bởi khi làm việc tại một nơi uy tín, được người tiêu dùng quan tâm nhiều, họ sẽ cảm thấy tự hào và hài lòng hơn. Đây cũng là động lực khiến họ nỗ lực, mang lại nhiều giá trị cả cho công ty của bạn.

Tối ưu hiệu quả của quảng cáo truyền miệng

Quảng cáo truyền miệng đóng vai trò như một chiếc đòn bẩy hay điểm tựa. Đây được xem là phương pháp marketing 0 đồng hiệu quả nhất và thúc đẩy nhanh quá trình nhận thức thương hiệu.

Với cách này, bạn sẽ cải thiện được nhận thức của khách hàng sẵn có đối với thương hiệu của mình. Đồng thời, đây cũng là phương pháp giúp bạn tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và quảng bá câu chuyện tốt đẹp của thương hiệu.

Tạo được lòng tin của khách hàng chính là bạn đang xây dựng cho mình nguồn doanh thu và lợi nhuận tốt nhất. Và Branding góp phần không nhỏ vào quá trình này, giúp thương hiệu có nhiều dữ liệu để người dùng thay bạn kể, lan truyền đến với nhiều người hơn.

Xây dựng niềm tin trên thị trường

Khi người dùng nhìn vào các thông điệp mà bạn truyền tải cùng diện mạo thương hiệu chuyên nghiệp, họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Từ đó, bạn sẽ thu được nhiều khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng trở thành người tiêu dùng. Vì thế, trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, bạn nên đặt vấn đề niềm tin của khách hàng lên hàng đầu nhé.

Ở phần nội dung tiếp theo, mình sẽ thông tin đến bạn về chạy branding là gì, tức review một cách chung nhất về chính xác công việc làm Branding là gì? Hãy theo dõi cùng mình ngay sau đây bạn nhé.

Chính xác làm Branding là làm gì?

Để giúp bạn hình dung được dễ dàng về làm Branding là làm gì? Dưới đây, mình sẽ liệt kê cho bạn các hạng mục công việc nổi bật khi nhận triển khai xây dựng thương hiệu cho một doanh nghiệp bất kỳ.

Định vị thương hiệu (Brand Positioning)

Đây là công việc đầu tiên và rất quan trọng khi bạn nhận một dự án về Branding. Hiểu một cách đơn giản thì Định vị thương hiệu sẽ là công việc phân tích, đánh giá các giá trị nội lực của thương hiệu đó có đang đi đúng với thị trường.

Đặc biệt, công việc này còn xác định được vị trí thương hiệu ở đâu trong tâm trí khách hàng. Từ đó, bạn có thể khái quát được các hoạt động giúp phát triển hoặc cải thiện thương hiệu. Khi làm công việc định vị thương hiệu, bạn cần rèn luyện kỹ năng phân tích, nghiên cứu và lên chiến lược xây dựng.

Một số thông tin bắt buộc bạn phải tiếp cận khi triển khai định vị thương hiệu, bao gồm:

  • Thông tin khách hàng mục tiêu
  • Nghiên cứu, phân tích kỹ các đối thủ cạnh tranh về các khía cạnh: cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu,…
  • Thuộc tính sản phẩm: giá trị cốt lõi sản phẩm/dịch vụ, văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị thương hiệu
  • Lập sơ đồ định vị dựa trên chất lượng và giá cả của sản phẩm.
branding là làm gì
Công việc làm branding là làm gì

Quản trị thương hiệu (Brand Management)

Đối với công việc quản trị thương hiệu, bạn cần có kỹ năng:

  • Phân tích đối thủ
  • Nhạy bén với thị trường
  • Thường xuyên cập nhật xu hướng mới

Vai trò một nhà quản trị thương hiệu ngoài việc kiểm tra tiến độ, còn phải xây dựng mối quan hệ giữa sản phẩm/dịch vụ, nguồn lực với nhận thức của khách hàng. Điều này sẽ giúp tạo bước đệm thúc đẩy tiến độ, gia tăng giá trị nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Khi thực hiện công việc quản trị thương hiệu, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình về các kiến thức cơ bản sau:

  • Cách xây dựng Brand ambassador (đại sứ thương hiệu)
  • Thiết lập Brand awareness (nhận thức thương hiệu)
  • Tạo dựng Brand engagement (cam kết thương hiệu)
  • Thực thi Brand implementation (triển khai thương hiệu)

Kết hợp các kiến thức Branding vào quá trình thực thi quản trị thương hiệu sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát và có nhiều kinh nghiệm hơn cho các dự án sau này.

kiến thức branding
Branding bao hàm những công việc gì

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (Brand identity)

Bộ nhận diện thương hiệu xuất hiện nhằm giúp người dùng phân biệt thương hiệu so với đối thủ. Công việc này đòi hỏi bạn lên ý tưởng, phân tích, khả năng trình bày, am hiểu đồ họa. Đặc biệt, bạn phải biết nên tạo cho mình quy trình làm việc chuyên nghiệp với team design để xây dựng bộ nhận diện tốt nhất cho khách hàng.

Dưới đây là một số gợi ý về kiến thức Branding bạn nên tham khảo khi bắt đầu thực hiện công việc này, gồm:

  • Giá trị thương hiệu
  • Bộ hướng dẫn hệ thống nhận diện (Brand Guide)
  • Tagline, slogan
  • Logo
branding là làm gì
Branding là công việc xây dựng nhận diện thương hiệu

Khi xây dựng về hệ thống nhận diện thương hiệu, bạn cần nhìn nhận vấn đề một cách bao quát nhất để đảm bảo không bị sai sót khi triển khai bộ nhận diện thương hiệu nhé.

Xây dựng định vị sản phẩm (Product Positioning)

Công việc này được đánh giá là khá tương đồng với xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, đối với việc triển khai định vị sản phẩm thì bạn sẽ tập trung vào một sản phẩm cụ thể dựa trên các chiến lược Branding.

Một chiến lược định vị sản phẩm tốt bạn cần phải:

  • Thực hiện nghiên cứu: khách hàng, đối thủ, thị trường, giá trị.
  • Phân tích tên sản phẩm dựa trên 4 yếu tố: liên quan, thích hợp, độc nhất, phù hợp cho một câu chuyện.
  • Tính nhất quán của sản phẩm: thông điệp, tone giọng sản phẩm, logo, màu sắc.
  • Khẳng định giá trị mang lại: ngữ cảnh, giải pháp, nhu cầu.

Qua các yếu tố trên, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm đòi hỏi bạn cần có tính sáng tạo, khoa học, kỹ năng phân tích. Hãy trau dồi các kỹ năng này, việc thực thi sẽ vô cùng đơn giản đối với bạn.

học branding là làm gì
Branding xây dựng chiến lược định vị sản phẩm

Xây dựng thương hiệu nhân sự (Employer Branding)

Employer Branding có thể được xem là một công việc đại diện cho uy tín của thương hiệu. Dưới góc độ là tuyển dụng thay vì trên thị trường. Để xây dựng được thương hiệu nhận sự bạn phải cần nắm vững:

  • Employer Value Proposition (giá trị hấp dẫn người lao động)
  • Cách xây dựng hình ảnh tuyển dụng
  • Định hướng của thương hiệu
  • Khả năng phân tích số liệu: độ tiếp cận, tỷ lệ nghỉ việc, chất lượng tuyển dụng

Bên cạnh đó, việc phối hợp tốt với bộ nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự thành công trong chiến dịch Branding.

căn bản về học branding
Branding hỗ trợ xây dựng nội bộ doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding)

Với việc xây dựng thương hiệu cá nhân , bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn. Một khi thương hiệu cá nhân mạnh thì sẽ kéo theo thương hiệu doanh nghiệp cũng trở nên vững mạnh.

Để xây dựng tốt về thương hiệu cá nhân, các Junior cần triển khai đủ 9 bước dưới đây:

  • Định vị bản thân của bạn: Bạn là ai?
  • Bạn được mọi người xung quanh đánh giá như thế nào?
  • Tầm nhìn, mục tiêu cụ thể của bạn ra sao?
  • Kiến tạo thương hiệu cá nhân của bạn bằng cách tạo ra câu chuyện thương hiệu, logo thuộc về bạn,…
  • Sử dụng hệ sinh thái như trang blog chia sẻ, các mạng xã hội để kết nối thông tin và kênh truyền thông chính của bạn.
  • Tạo mối quan hệ với những người có sự ảnh hưởng lớn trong ngành, xây dựng các group cộng đồng chia sẻ hoặc tổ chức các sự kiện offline.
  • Xây dựng nội dung chia sẻ cuốn hút và phù hợp với lĩnh vực bạn kinh doanh.
  • Chia sẻ nội dung và tương tác với người dùng.
  • Theo dõi và lắng nghe phản hồi từ người dùng.

Bạn có thể tìm đọc thêm: personal branding là gì

học branding là học gì
Branding giúp xây dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh

Với những nội dung trên, mình tin chắc rằng bạn đã biết được công việc khi làm branding là gì hay branding là nghề gì. Khi triển khai, bạn cũng nên tìm hiểu các loại thương hiệu để có được chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình nhé.

Kinh nghiệm nhập môn cho các Junior khi làm Branding

Ở phần cuối bài viết. Mình sẽ điểm qua kinh nghiệm nhập môn Branding để các Junior nắm và dễ triển khai nhé.

Nắm vững các thuật ngữ thương hiệu

Để có thể đi sâu vào ngành, ngoài việc tìm hiểu khái niệm Branding là gì Junior và Newbie PHẢI tìm hiểu thêm các thuật ngữ về thương hiệu và xây dựng thương hiệu để không phải gặp khó khăn trong qua trình tìm hiểu cũng như giao tiếp trong công việc. Những thuật ngữ mà Triangle Head mình khuyên bạn nên tìm hiểu đó là:

  • Brand (thương hiệu)
  • Brand Differentiation (khác biệt hóa thương hiệu)
  • Brand Awareness (độ nhận biết thương hiệu)
  • Brand Equity (tài sản thương hiệu)
  • Brand Loyalty (lòng trung thành với thương hiệu)

Tập thói quen cởi mở và chia sẻ

Đối với lĩnh vực Marketing nói chung và Branding nói riêng thì sự chia sẻ và cởi mở trở nên quan trọng. Thế nên, nếu bạn định hướng phát triển công việc của mình theo Branding. Thì ngay bây giờ hãy tập thói quen cởi mở và chia sẻ nhiều hơn bạn nhé.

Hạn chế tạo “định nghĩa” khi học hỏi

Trong quá trình tiếp cận, học hỏi về Branding. Bạn nên thu thập các kiến thức ở nhiều góc nhìn chia sẻ khác nhau. Từ đó, bạn sẽ có được thông tin đa chiều để phân tích và thực thi branding tốt hơn.

Branding trên website đang là xu thế

Kinh nghiệm cuối cùng mà mình muốn đề cập đến cho các Junior chính là việc Branding trên website đang là xu thế hiện nay. Bởi công cụ tìm kiếm ngày càng được người dùng sử dụng phổ biến. Tận dụng nó, sẽ giúp thương hiệu tiếp cận đối tượng dễ dàng hơn.

Muốn thực thi tốt công việc này, bạn nên tìm hiểu và học nhiều hơn nữa về kiến thức branding là gì. Và Future Brand Việt Nam sẽ giúp được bạn. Bởi vì chúng tôi đã hệ thống toàn bộ kiến thức về ngành Branding nói riêng và Marketing nói chung. Phần nào giúp bạn có thể học hỏi và thực thi nhanh chóng.

Triangle Head mình vừa chia sẻ đến bạn xong nội dung về Branding là gì. Bên cạnh đó là 5 yếu tố quyết định sự quan trọng của quá trình làm branding. Đặc biệt, bài viết cũng đã cho bạn cái nhìn hoàn thiện nhất về công việc của một Brand Executive. Còn bây giờ, mình xin chào và hẹn gặp lại các bạn nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://blog.hubspot.com/marketing/branding

https://www.brandingmag.com/2015/10/14/what-is-branding-and-why-is-it-important-for-your-business/

https://innova-jp.com/branding/