Employer Branding là gì? Định hướng thương hiệu nhà tuyển dụng

Employer Branding là gì? Khái niệm thương hiệu nhà tuyển dụng cơ bản dành cho Junior

Employer Branding là gì? Nhiều người cho rằng, đó là một vị trí độc lập như một bộ phận trong công ty. Thế nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng. Vì đây là một phần không thể tách rời của vị trí Brand Marketing. Employer Branding là bao hàm các công việc nhằm quản […]

Employer Branding là gì? Nhiều người cho rằng, đó là một vị trí độc lập như một bộ phận trong công ty. Thế nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng. Vì đây là một phần không thể tách rời của vị trí Brand Marketing.

Employer Branding là bao hàm các công việc nhằm quản lý và tạo hình ảnh cho công ty dưới tư cách nhà tuyển dụng.Trong bài viết dưới đây hãy cùng Triangle Head tìm hiểu rõ hơn về chủ đề Employer Branding là gì nhé.

employer branding là làm gì
Employer Branding và vai trò trong doanh nghiệp

1. Tìm hiểu khái niệm Employer Branding là gì?

Employer Branding (Thương hiệu Tuyển dụng) là một thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động xây dựng hình ảnh tuyển dụng của một thương hiệu, qua việc xây dựng và kết hợp các yếu tố bản sắc, giá trị, trải nghiệm thương hiệu nhằm giúp hình ảnh tuyển dụng trở nên nổi bật, khác biệt, thu hút được nhiều ứng viên.

thế nào là employer branding
Định nghĩa Employer Branding là gì?

Một trong những yếu tố bạn cần đầu tư là trải nghiệm thực tế của ứng viên và nhân viên tại doanh nghiệp. Trường hợp họ có trải nghiệm rất tốt khi phỏng vấn như môi trường chuyên nghiệp, phúc lợi xứng đáng,… thì chắc chắn rằng họ sẽ chia sẻ điều này với bạn bè, gia đình và các mối quan hệ của mình. Điều này giúp doanh nghiệp có được hình ảnh tích cực trong mắt mọi người.

Ngược lại, nếu họ có trải nghiệm tệ trong buổi phỏng vấn thì có thể những điều tiêu cực ấy sẽ được lan truyền đến người khác. Từ đó, hình ảnh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định.Vì vậy, một chiến lược Employer Branding hiệu quả sẽ là một trụ cột vững chắc cho các bộ phận tuyển dụng của thương hiệu có thể dễ dàng chiếm được suy nghĩ và cảm xúc của các ứng viên dẫn đến “khao khát” muốn được đồng hành cùng doanh nghiệp. Đây cũng có thể được xem là một phần quan trọng trong công thức thu hút và chiêu mộ nhân tài.

2. Tại sao Employer Branding lại quan trọng với một doanh nghiệp?

Cách hiệu quả để thu hút các ứng viên

Employer Branding sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá những giá trị cốt lõi, tách biệt hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh, giúp thu hút những tài năng tham gia ứng tuyển. Ngoài ra, để việc xây dựng trở nên hiệu quả cũng chính là cách để doanh nghiệp có thể chủ động tuyển dụng những nhân tài phù hợp với văn hóa công ty.

Hơn hết, quá trình tuyển dụng sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn khi nhà tuyển dụng đã tìm được các ứng viên phù hợp với văn hóa thương hiệu bằng việc phỏng vấn online, nhờ đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian tuyển dụng cũng như giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.

Bạn nên nhớ rằng, thể hiện được môi trường văn hóa, hay chiến lược tầm nhìn của công ty là rất quan trọng. Employer Branding còn giúp gắn kết các nhân viên lại với nhau bởi họ đã hiểu rõ của công ty của mình, cũng như biết được mục tiêu mà cả nhóm đang muốn hướng đến.

employer branding là gì
Tìm hiểu khái niệm employer branding là gì

Một trong những phương thức PR thương hiệu

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng xây dựng Employer Branding hiệu quả chính là phương thức PR “có một không hai” cho các doanh nghiệp.

Một hình ảnh nhà tuyển dụng thành công sẽ được phản ánh qua mức độ hài lòng công việc của các ứng viên khi đảm nhận công việc từ đó việc sẵn sàng quảng bá hình ảnh thương hiệu đó là điều tất nhiên họ sẽ làm. Những đánh giá của nhân viên là nguồn thông tin có giá trị nhất cho sự thành công của các chiến lược tuyển dụng nói riêng và hình ảnh thương hiệu nói chung.

Để tạo được hình ảnh tuyển dụng thành công, khi và chỉ khỉ doanh nghiệp mang đến được môi trường làm việc thoải mái, chuyên nghiệp cho nhân viên. Đây chính là cách PR vô cùng tuyệt vời, giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ.

Góp phần củng cố văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược Employer Branding phải luôn đi cùng với xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng một môi trường văn hóa tích cực, doanh nghiệp đã tạo ra nhận thức cho các ứng viên về thương hiệu của nhà tuyển dụng.

Những quyền lợi như khen thưởng khi họ có thành tích tốt hay cố gắng trong công việc, tạo dựng những chương trình phúc lợi linh hoạt hoặc giúp họ cân bằng trong cuộc sống và công việc là những ý tưởng tốt để bạn xây dựng một Employer Branding hiệu quả.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một nhân viên nhận được sự hỗ trợ của công ty thì sẽ gắn kết và có mức hài lòng cao hơn với doanh nghiệp, dẫn đến hiệu suất làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, văn phòng mở hiện đại, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, cơ sở vật chất giải trí đều là những yếu tố giúp ứng cử viên tăng nhận thức về văn hóa của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả hai bên trong quá trình tuyển dụng.

employer branding là làm gì
Chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng giúp củng cố văn hóa cho doanh nghiệp

3. Bật mí công việc Employer Branding là làm gì?

Vậy công việc Employer Branding là làm gì? Để xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

Đánh giá nhận diện thương hiệu hiện tại

Việc đầu tiên mà bạn nên làm đó chính là nhận định chỗ đứng về thương hiệu của doanh nghiệp mình trong nhân viên cũng như trong công chúng.

Một bản khảo sát nhỏ đến nhân viên cũng như khách hàng với những câu hỏi liên quan là đã có thể giúp bạn tìm hiểu được mức độ hài lòng của công chúng với thương hiệu doanh nghiệp của bạn như thế nào. Dựa trên mức độ khảo sát để tìm ra những phương án giúp nâng tầm thương hiệu.

Song song với đó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của hai bộ phận quan trọng là HR và L&D, để đưa ra mục tiêu cho chiến lược Employer Branding cụ thể. Một số mục tiêu mà bạn nên quan tâm đó là:

  • Nâng cao vị thế của doanh nghiệp
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh hoàn hảo so với đối thủ
  • Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong thời gian dài
xây dựng employer branding
Đánh giá nhận diện thương hiệu là bước đầu tiên

Xây dựng hoặc tái cấu trúc EVP

EVP là gì? Tên đầy đủ Employee Value Proposition, là một thuật ngữ chỉ những đặc trưng của một tổ chức/doanh nghiệp dùng để thu hút và hấp dẫn người lao động.

EVP có thể là những thứ hữu hình như lương thưởng, chế độ đãi ngộ, các chương trình tập huấn, đào tạo, teambuilding,… hoặc cũng có thể là những thứ vô hình thuộc về giá trị của doanh nghiệp như một môi trường làm việc ổn định, sự gắn kết nội bộ,…

Dưới đây là các chỉ số EVP mà mình nghĩ bạn cần phải quan tâm khi xây dựng Employer Branding:

  • Lượt truy cập từ trang tuyển dụng công ty
  • Tỷ lệ chấp nhận công việc sau khi phỏng vấn
  • Employee satisfaction rate (mức độ hài lòng của nhân viên)
  • Applicant-to-interview ratios (tỷ lệ người nộp đơn và phỏng vấn)

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cũng như cách xây dựng yếu tố này. Hãy tìm đọc ngay bài viết EVP là gì của mình nhé.

Lên quy trình tuyển dụng nhân lực rõ ràng

Một trong những bước để xây dựng chiến lược Employer Branding hiệu quả chính là lên một quy trình tuyển dụng nhân lực rõ ràng. Ví dụ, Unilever Việt Nam, đưa ra một quy trình phỏng vấn 5 vòng cụ thể cho các ứng viên bao gồm:

  • Vòng 1: Vòng hồ sơ, ứng viên sẽ nộp CV trực tiếp tại doanh nghiệp.
  • Vòng 2: Vòng Test áp lực, ứng viên sau khi được thông qua CV sẽ phải làm những bài test áp lực về tài chính và GMAT.
  • Vòng 3: Phỏng vấn sơ bộ, ứng viên sẽ phỏng vấn với phòng nhân sự
  • Vòng 4: Phỏng vấn chuyên môn, ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi bộ phận chuyên môn, nơi mà phóng viên trực tiếp ứng tuyển
  • Vòng 5: Xử lý tình huống, bộ phận chuyên môn sẽ đưa ra những tình huống và yêu cầu ứng viên đưa ra giải pháp xử lý.
chiến lược employer branding
Xây dựng chiến lược rõ ràng giúp cả doanh nghiệp đánh giá ứng viên tốt nhất

Một quy trình tuyển dụng rõ ràng không chỉ có lợi cho ứng viên, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp nắm bắt những kỹ năng cần thiết của ứng viên để thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau này.

Xây dựng trang thông tin nội bộ

Bạn cũng hiểu được rằng giao tiếp rất quan trọng đúng không nào? Để nhanh chóng trao đổi, giải đáp các thắc mắc, cũng như để nắm bắt hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân viên, mỗi công ty đều cần xây dựng một cổng thông tin nội bộ riêng.

Một số kênh hỗ trợ bạn lên kế hoạch truyền thông nội bộ, mà mình nghĩ bạn có thể áp dụng thử với doanh nghiệp đó là:

  • Intranet
  • Base HRM
  • Google Workspace
  • Project management tools

Một ví dụ về Employer Branding bạn có thể tham khảo đó là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia. Bằng các tạo ra một ứng dụng thông minh trên điện thoại thông qua hệ thống Sidekick. Các nhân viên có thể quản lý mọi khía cạnh công việc của mình từ việc truy cập danh bạ của các nhân viên khác đến thanh toán, và theo dõi thời gian làm việc…

Nâng cao trải nghiệm của ứng viên

Bạn đã sẵn sàng đưa ra thông điệp, lời kêu gọi của mình đến những ứng viên tiềm năng, thế nhưng bạn có biết sử dụng kênh thông tin nào chưa? Có vô số cách để bạn đến gần với ứng viên, thế nhưng một trong những cách quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả từ lúc bắt đầu đó chính là gia tăng trải nghiệm nhân sự.

Trong việc thuyết phục một ứng viên tài năng, đôi khi bạn có thể giao tiếp với họ ngoại tuyến. Cho dù đó là giao tiếp bằng điện thoại hay giao tiếp trực tiếp thì trải nghiệm mà ứng viên có được, phải phù hợp với thương hiệu tuyển dụng của bạn, nếu không đảm bảo bạn sẽ đánh mất họ vào tay vào nhà tuyển dụng khác.

Một chiến dịch Employer Branding rõ ràng, cần phải có một thông tin tuyển dụng chi tiết và dễ hiểu, cùng với một môi trường phỏng vấn thoải mái,… là những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm của các ứng viên từ khi họ bắt đầu tìm kiếm đến khi họ ứng tuyển vào vị trí.

employer branding hiệu quả
Nâng cao trải nghiệm ứng viên rất quan trọng

Xây dựng các trang tuyển dụng

Các trang mạng xã hội là kênh truyền thông được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để xây dựng chiến lược Employer Branding để thu hút nhân tài. Những con số biết nói này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về lý do bạn nên có sự đầu tư mạnh mẽ này:

  • 1/4 ứng viên lựa chọn các trang mạng xã hội để tìm kiếm công việc
  • 7/ 10 người trong độ tuổi từ 18 – 34 cho biết họ đã tìm được công việc thông qua các trang mạng xã hội
  • 50% các nhà tuyển dụng cho biết họ đã cho thấy các ứng viên có chuyên môn cao ứng tuyển công việc.

Vậy có phải các ứng viên sẽ bị thu hút bởi các hình ảnh tốt đẹp mà nhà tuyển dụng đưa lên trên trên Facebook hay LinkedIn? Câu trả lời là có đấy. Theo khảo sát có đến 9 trên 10 ứng viên quyết định ứng tuyển vào các doanh nghiệp có hình ảnh tích cực trên các mạng xã hội.

Những doanh nghiệp này phải thường xuyên tương tác, phản hồi các thắc mắc các ứng viên. Đồng thời nên đưa ra những hình ảnh tích cực, môi trường làm việc thân thiện, văn hóa cũng như tin tuyển dụng thường xuyên trên Facebook hay LinkedIn.

Lên content tuyển dụng và xây dựng hình ảnh nhà tuyển dụng

Mục tiêu của chiến lược nội dung đó chính là thu hút ứng viên bằng cảm xúc. Các kể chuyện thông minh tinh tế, chính là cách để bạn cá nhân hóa doanh nghiệp, mang đến sự khác biệt thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn với các đối thủ cùng ngành.

Thông qua việc kể chuyện bằng hình ảnh và văn bản, hãy nói về hành trình xây dựng doanh nghiệp cũng như từng nhân viên cụ thể. Những câu chuyện như thế này, chắc chắn sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với ứng viên, để họ biết rằng công ty bạn có những con người cụ thể chứ không phải là những con người “vô danh”.

Xây dựng nội dung tuyển dụng
Mẫu sơ đồ nội dụng tuyển dụng

Khi triển khai một chiến dịch Employer Branding, bạn luôn cần phải phối hợp giữa HR và Brand team. Đồng thời cần phải luôn thống nhất cũng như luôn đi theo định hướng của doanh nghiệp. Hy vọng sau bài viết của Triangle Head, bạn đã biết Employer Branding là gì? cũng như các bước để triển khai hiệu quả.

Phân tích văn hóa công ty

Việc phân tích văn hóa công ty thật sự rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp và có tác động mạnh mẽ đến Employer Branding. Thế nên, bạn cần tập trung tối ưu văn hóa công ty không chỉ với thiết kế thu hút mà còn là những trải nghiệm bạn cung cấp cho ứng viên.

Để có được dữ liệu chính xác để phân tích văn hóa công ty, bạn cần lắng nghe từ chính nhân viên của mình. Hãy tìm hiểu về điều họ nghĩ rằng sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt và điều gì khiến họ yêu thích doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể thu thập thông tin bằng hình thức gặp trực tiếp hoặc thông qua các cuộc khảo sát ẩn danh.

Thiết lập chương trình Employee Advocacy

Employee Advocacy là chương trình, là một phương thức tuyệt vời để bạn quảng bá, nâng cao hình ảnh và sự công nhận cho thương hiệu. Chương trình này thông qua sự nuôi dưỡng, vận động nhân viên như một người phát ngôn tin cậy ủng hộ cho doanh nghiệp/thương hiệu của bạn trên các diễn đàn mạng xã hội. 

Một số nội dung thường được chia sẻ như tin tức công ty, cập nhật sản phẩm, trao thưởng,… Những chia sẻ này góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng của doanh nghiệp.

Theo Entrepreneur, các nội dung do nhân viên chia sẻ sẽ đạt được mức độ tương tác cao, gấp 8 lần so với bài đăng trên kênh chính của thương hiệu. Vì thế, thiết lập chương trình Employee Advocacy rất cần thiết đối với công việc Employer Branding nói riêng và thương hiệu nói chung.

4. Các bước xây dựng chiến lược Employer Branding

Bước 1: Xác định EVP

EVP (Employee Value Proposition) được hiểu là những gì mà thương hiệu/tổ chức của bạn đại diện. Đó có thể là các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh hay văn hóa công ty. Những yếu tố này cần mang sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài đến với công ty của bạn.

Các chỉ số cho thấy chỉ có 61% các công ty xây dựng EVP phát triển tốt. Thế nên, khi xác định EVP, bạn cần lưu ý đến khía cạnh thực tế. Đừng vì hấp dẫn, thu hút ứng viên mà tạo một EVP xa vời, khó nắm bắt.

Hãy biến tổ chức của bạn trở thành một nơi làm việc tốt nhất để có thể thu hút nhân tài tốt hơn. Điều này cũng làm rõ cho câu nói phổ biến về Employer Branding là “Thương hiệu nhà tuyển dụng bắt đầu từ bên trong”.

Bước 2: Hiểu những thách thức của TA và nhu cầu trong tương lai

Trong xây dựng Employer Branding, một điều bạn cần lưu tâm nhiều là thách thức của việc tuyển dụng hiện tại. Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp để có kế hoạch tuyển dụng phù hợp nhất.

Ví dụ như hiện tại thương hiệu tập trung vào Digital nhưng định hướng tương lai dịch chuyển qua Brand. Điều này nói cho bạn biết cần lên kế hoạch tuyển dụng ở một số vị trí tương ứng như Brand Executive, Brand Manager,…

Bước 3: Xác định mục tiêu chiến lược Employer Branding

Xác định mục tiêu rõ ràng cho chiến lược Employer Branding là một phần không thể thiếu. Việc này giúp quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng được thuận lợi hơn và đo lường sự tác động của Employer Branding một cách tốt nhất.

Các mục tiêu phổ biến khi xây dựng Employer Branding mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

  • Giúp tăng traffic (lưu lượng truy cập) vào các trang web nghề nghiệp
  • Hỗ trợ tăng số lượng ứng viên, chất lượng cao
  • Tăng số lượng giới thiệu việc làm
  • Tăng xếp hạng của Glassdoor
  • Tăng sự tương tác của nhân viên đối với những sáng kiến xây dựng thương hiệu cho quá trình tuyển dụng
  • Những bài đăng liên quan đến Employer Branding được tăng mức độ tương tác
  • Cải thiện tỷ lệ chấp nhận phiếu mua hàng nhiều hơn
  • Cải thiện trải nghiệm của NPS (Net Promoter Score) và của ứng viên
  • Giảm tỷ lệ bỏ ứng dụng
  • Giảm tối thiểu thời gian cùng chi phí cho việc outsource

Bước 4: Xác định tính cách ứng viên

Tính cách ứng viên sẽ là đại diện cho những công việc hoàn hảo mà bạn sẽ giao phó cho họ. Vì thế, hãy xác định tính cách ứng viên dựa trên nhân viên của bạn là cách hiệu quả nhất. 

Bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau để có được chân dung ứng viên với tính cách mà bạn mong muốn hướng đến:

  • Ứng viên thuộc thế hệ nào? 
  • Điều quan trọng họ mong muốn đạt được cho sự nghiệp của mình là gì? Sự thăng tiến, tiền lương, môi trường làm việc, văn hóa công ty,… hay một điều gì khác?
  • Nơi mà ứng viên tìm kiếm cơ hội làm việc?
  • Loại nội dung tuyển dụng mà họ thấy có giá trị?
  • Tần suất ứng viên dành thời gian cho mạng xã hội hay không?
  • Ứng viên bạn mong muốn là người chủ động hay thụ động?

Khi có đầy đủ các câu trả lời, bạn sẽ thấy việc chọn nội dung cho Employer Branding và quảng bá chúng trở nên khá dễ dàng.

Bước 5: Tối ưu hóa các kênh Employer Branding

Hiện nay, có nhiều kênh thực hiện tốt việc quảng bá Employer Branding, thu hút sự chú ý của các ứng viên. Theo nghiên cứu của LinkedIn, 3 kênh mà các tổ chức thường dùng trong Employer Branding gồm: trang web chính của công ty (chiếm 69%), mạng nghề nghiệp trực tuyến (chiếm 61%) và các phương tiện truyền thông xã hội (chiếm 47%).

Vì thế, các tổ chức thương hiệu cần xác định cụ thể và thực hiện tối ưu hóa những kênh mà mình đã chọn để quảng bá Employer Branding.

Bước 6: Thu hút nhân viên của bạn

Có nhiều cách để thu hút ứng viên, nhưng cách hiệu quả và tốt nhất vẫn là giới thiệu những nhân viên hiện tại đang đồng hành cùng doanh nghiệp. 

Theo LinkedIn thì lượt xem của các tin tuyển dụng tăng cao khi nhân viên chia sẻ thông tin lên mạng xã hội của công ty. Một số kênh mà bạn nên khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ như Facebook, video trên Youtube, trang web nghề nghiệp,…

Có thể nói, nhân viên là một trong những quyền năng mạnh mẽ, giúp thương hiệu của bạn đạt được sự tin cậy. Và cũng từ điều này mà hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch Employer Branding.

Bước 7: Tham gia C-Suite

Employer Branding được xây dựng cần sự tương tác ở các vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp, thường được gọi tắt là C-Suite. Họ nên là những người tiên phong ủng hộ các sáng kiến trong chiến lược Employer Branding và là hình mẫu cho nhân viên và ứng viên.

Một ví dụ điển hình như 75% người được khảo sát tại Hoa Kỳ cho rằng việc CEO (giám đốc điều hành) hay các C-Suite truyền thông về sứ mệnh, văn hóa làm việc, những điều tích cực trên mạng xã hội sẽ rất đáng tin cậy (theo Glassdoor).

Bước 8: Đảm bảo trải nghiệm ứng viên một cách tích cực

Employer Branding sẽ không dừng lại khi có ứng viên nộp đơn mà sẽ còn kéo dài trong việc xem xét kinh nghiệm của họ trong quá trình tuyển chọn.

Theo Talent Adore khảo sát có đến 78% trải nghiệm tổng thể ứng viên đối với doanh nghiệp chính là đánh giá cao con người. 

Nếu thương hiệu mang đến trải nghiệm tiêu cực cho ứng viên thì có khả năng bạn sẽ mất đi nhiều nhân tài cũng như khách hàng tiềm năng. Bởi các ứng viên này sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ đến với bạn bè, những trang mạng xã hội,… những điều họ cảm thấy, những việc họ trải qua với doanh nghiệp của bạn.

Thế nên, hãy đảm bảo rằng mang lại trải nghiệm tốt nhất và tích cực nhất đối với ứng viên ứng tuyển vào công ty của mình nhé bạn.

Bước 9: Đo lường sự thành công và tối ưu hóa dựa trên thông tin chi tiết

Dựa trên những gì bạn đã vạch ra ở các bước trên, bạn xem xét và đo lường mức độ thành công của nó như thế nào. Để từ đó, bạn cải thiện thêm (nếu có) nhằm hoàn thiện chiến lược Employer Branding của mình.

Dưới đây là một số yếu tố bạn cần kiểm tra trong quá trình đo lường sự thành công của chiến dịch Employer Branding:

  • Phản hồi và xếp hạng: Thường xuyên kiểm tra các phản hồi, xếp hạng của ứng viên và nhân viên trên trang Fanpage của doanh nghiệp. Đối với những phản hồi tiêu cực, doanh nghiệp có thể chọn lọc và cải thiện tốt hơn.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân tài: Đo lường xem doanh nghiệp có tỷ lệ giữ chân nhân tài thấp hay cao. Từ đó, lên phương án tối ưu nhằm giúp doanh nghiệp phát triển.
  • Nguồn tuyển dụng: Theo dõi các ứng viên tiếp cận doanh nghiệp từ nguồn tuyển dụng nào nhiều nhất. Điều này hỗ trợ bạn biết cách đặt sự nỗ lực của mình trong Employer Branding ở đâu thì hiệu quả.
  • Sự hài lòng của nhân viên: Sử dụng khảo sát ẩn danh để đo lường trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp.

Sau khi đã có kế hoạch đầy đủ, bước tiếp theo là bạn thực hiện tối ưu hóa các thông tin chi tiết. Theo dõi hiệu quả chiến lược Employer Branding của bạn để thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp và hoàn cảnh hiện tại.

5. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Triangle Head mình về công việc, cũng như tổng quan cho bạn các bước xây dựng chiến lược Employer Branding. Với cá nhân mình thì đây là một ngành vừa mới cũng vừa khá hot, phù hợp với các bạn Junior / Newbie Marketer có thể thử sức quá.

Bên cạnh bạn đang mong muốn tìm hiểu khái quát về kiến thức Branding, cũng như những nền tảng cơ bản nhất thì đừng bỏ qua bài viết Branding là gì? của Triangle Head mình nhé.

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://builtin.com/employer-branding

https://www.robertwalters.be/insights/hiring-advice/blog/is-employer-branding-a-marketing-or-hr-function.html

https://resources.workable.com/hr-terms/what-is-employer-branding