Chiến lược phát triển sản phẩm là gì? 3 cách phát triển sản phẩm

Hướng dẫn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cơ bản và thực thi cho Junior

Hiện nay, để có được nguồn doanh thu đột phá thì đòi hỏi bạn cần có chiến lược phát triển sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Và việc tìm hiểu về những chiến lược phát triển sản phẩm cũng giúp ích rất nhiều cho Junior. Đặc biệt là trong quá […]

Hiện nay, để có được nguồn doanh thu đột phá thì đòi hỏi bạn cần có chiến lược phát triển sản phẩm vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh. Và việc tìm hiểu về những chiến lược phát triển sản phẩm cũng giúp ích rất nhiều cho Junior. Đặc biệt là trong quá trình giải quyết các dự án cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Nhắc đến các kiến thức về chiến lược phát triển sản phẩm, người ta thường nghĩ đến những chiến lược rất chuyên ngành và rất khó để triển khai. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ không làm bạn thất vọng. Mình sẽ tinh gọn, cụ thể từng kiến thức để giúp cho bạn nắm vững một cách nhanh chóng nhất, nhất là các Junior.Còn chần chừ gì nữa, hãy cùng mình, Triangle Head tìm hiểu ngay nội dung về chiến lược phát triển sản phẩm mới trong marketing sau đây!

1. Khái niệm chiến lược phát triển sản phẩm là gì?

Trước khi đến với khái niệm chiến lược phát triển sản phẩm thì bạn nên tìm hiểu qua về phát triển sản phẩm là gì. Phát triển sản phẩm là quá trình đổi mới sản phẩm từ khái niệm đến cung cấp cho người dùng một sản phẩm cụ thể với chất lượng tốt hơn.

Có thể nhắc đến 7 giai đoạn phát triển sản phẩm phổ biến sau:

  • Phát triển ý tưởng: ở giai đoạn đầu tiên này đòi hỏi bạn phải động não suy nghĩ những sản phẩm mới, độc nhất và phương pháp cải thiện sản phẩm hiện tại phù hợp hơn với thị trường.
  • Chỉnh sửa, lựa chọn: quá trình này cần thẩm định lại ý tưởng tiềm năng nhất để phát triển mạnh hơn so với đối thủ.
  • Tạo nguyên mẫu: phác họa ý tưởng sản phẩm của bạn thành nguyên mẫu để xem tính khả thi về thu hút các đối tượng khách hàng mục tiêu như thế nào.
  • Phân tích: đánh giá thị trường và những vấn đề có thể xảy ra đến sản phẩm mà bạn dự định phát triển.
  • Thử nghiệm thị trường: việc thử nghiệm thường quảng bá ở một số nhóm đối tượng hoặc thị trường nhỏ sẽ giúp bạn có được phản hồi tốt, xấu từ khách hàng cũng như hiệu quả sản phẩm mà bạn đang phát triển.
  • Thương mại hóa: bước cuối cùng nếu sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao thì sẽ tung sản phẩm ra thị trường rộng hơn và thúc đẩy phát triển cho sản phẩm đó.
chiến lược phát triển sản phẩm mới
Thế nào là chiến lược phát triển sản phẩm

Mình vừa khái quát những thông tin cơ bản về phát triển sản phẩm. Vậy chiến lược phát triển sản phẩm được định nghĩa ra sao? Chiến lược phát triển sản phẩm là kế hoạch thúc đẩy sản phẩm của một doanh nghiệp để cải thiện sao cho sản phẩm phù hợp nhất với thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ đạt được các lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, nhằm tăng trưởng doanh số, thu về lợi nhuận.

2. Các chiến lược phát triển sản phẩm phổ biến

Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn những chiến lược nghiên cứu và phát triển sản phẩm phổ biến nhất. Nó bao gồm tất cả 4 chiến lược:

Chiến lược tiếp cận định hướng thị trường

Chiến lược này sẽ giúp bạn xác định một cách chính xác nhất về nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Mình gợi ý cho bạn một số cách để tạo ra chiến lược tiếp cận để định hướng thị trường tốt nhất như:

  • Tận dụng tối đa nguồn lực hiện có để tạo ra các sản phẩm mang giá trị mới, thu hút khách hàng
  • Có thể hợp tác với những đơn vị có nguồn lực hùng hậu hoặc mua lại chiến lược tiếp cận định hướng thị trường
  • Nghiên cứu, phân tích sản phẩm của đối thủ để áp dụng vào sản phẩm của mình và làm mới nó
  • Tạo ra những kỹ thuật, công nghệ đi đầu thị trường, phát triển nhanh hơn so với đối thủ
  • Quảng bá, kích thích mua hàng bằng phương pháp khuyến mãi, combo,…
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ sau bán hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn
phát triển sản phẩm
Chiến lược tiếp cận định hướng thị trường

Triển khai chức năng chất lượng (Quality Function Deployment)

Đây là một trong các chiến lược phát triển sản phẩm được áp dụng nhiều ở Nhật Bản. QFD ra đời từ năm 1966 với nhiệm vụ chuyển đổi những nhu cầu của khách hàng thành những kế hoạch rõ ràng để có thể sản xuất các sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu đó.

Phương pháp QFD hỗ trợ cho bạn trong quá trình cải thiện, phát triển sản phẩm hiện có hoặc tạo mới. Ứng dụng QFD thường có 4 giai đoạn chính:

  • QFD1: Ma trận hoạch định
  • QFD2: Ma trận thiết kế
  • QFD3: Ma trận điều hành
  • QFD4: Ma trận kiểm soát
chiến lược phát triển sản phẩm mới trong marketing
Chiến lược phát triển sản phẩm UFD

Fuzzy front-end (FFE)

Fuzzy front-end là phương pháp dẫn bạn đi từ quá trình tìm kiếm cơ hội mới cho sản phẩm của mình thông qua việc lên ý tưởng và hình thành chính xác một khái niệm cụ thể về sản phẩm. Và khái niệm bạn đưa ra cho sản phẩm cần có các tiêu chí cụ thể, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Năm 2001, Koen và cộng sự của mình đã phân biệt 5 phần tử front-end trong phát triển chiến lược sản phẩm mới như sau:

  • Nhận dạng cơ hội: cơ hội ở đây được đề cập đến là các cơ hội kinh doanh, về phát triển công nghệ,… Và những cơ hội này sẽ được xác định theo một cấu trúc cụ thể.
  • Phân tích cơ hội: yếu tố này có tác dụng chuyển những cơ hội đã xác định ở trên thành những vấn đề để tiến hành phân tích. Có thể là phân tích thị trường, nhóm đối tượng mục tiêu hoặc nghiên cứu kỹ thuật,…
  • Ý tưởng Genesis: giai đoạn này là thời điểm bạn khởi tạo ra các ý tưởng về sản phẩm từ việc phân tích cơ hội.
  • Lựa chọn ý tưởng: từ nhiều ý tưởng, bạn chọn ra một ý tưởng tốt nhất, có tiềm năng nhất để triển khai.
  • Phát triển ý tưởng và công nghệ: sau khi chọn được ý tưởng để phát triển sản phẩm, bạn tiến hành lên chiến lược về mặt ngân sách đầu tư, phân tích sự cạnh tranh, yếu tố thành công, quá trình sản xuất,…
phát triển sản phẩm là gì
Phân tích cơ hội là một trong 5 phần tử quan trọng của phương pháp FFE

User – centered design (UCD)

UCD là phương pháp thiết kế lấy người dùng làm trọng tâm để đưa ra các đặc điểm, môi trường, quy trình tạo ra sản phẩm,… Để nắm bắt các yêu cầu chính yếu của người dùng, bạn nên sử dụng các phương pháp điều tra để hỗ trợ như: nghiên cứu, phân tích ngữ cảnh; thử nghiệm nguyên mẫu;…

Một thiết kế sản phẩm cần đảm bảo tính thẩm mỹ, hữu ích cũng như chất lượng sản phẩm. Để thiết kế sản phẩm theo UCD, bạn cần nắm vững một số nguyên tắc:

  • Hiểu biết một cách tường minh về người dùng, về môi trường cũng như nhiệm vụ
  • Trong thời gian thiết kế sản phẩm, người dùng cần được tham gia và góp ý
  • Thiết kế phù hợp với định hướng doanh nghiệp, điều chỉnh cho phù hợp với việc lấy người dùng làm trọng tâm
  • Quy trình thiết kế lặp đi lặp lại
  • Mẫu thiết kế giải quyết được vấn đề về trải nghiệm người dùng
  • Người thiết kế cần có kỹ năng chuyên nghiệp và nhất là có quan điểm đa ngành
quá trình phát triển sản phẩm mới
Chiến lược phát triển sản phẩm bằng thiết kế UCD

3. Junior cần làm gì khi được tham gia một chiến dịch phát triển sản phẩm?

Khi có cơ hội tham gia chiến dịch xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới, các Junior sẽ phải cần thực hiện tốt 3 điều sau đây:

Đọc Brief thật kỹ

Điều đầu tiên Junior cần quan tâm đến là đọc kỹ brief, tức các tóm tắt có liên quan về chiến lược phát triển dòng sản phẩm. Việc này sẽ giúp cho bạn nắm rõ được các thông tin cũng như quy trình làm việc một cách chi tiết nhất. Có thế, bạn mới triển khai đúng ý định của người xây dựng chiến lược sản phẩm mới.

Cố gắng theo sát chỉ dẫn cấp trên

Do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc theo sát chỉ dẫn của cấp trên sẽ là phương án thích hợp cho các Junior. Việc thực hiện đúng những chỉ dẫn không những tích lũy cho bạn nhiều bài học kinh nghiệm mà còn giúp bạn có được ấn tượng tốt đối với sếp của mình.

Hỏi khi không rõ công việc đảm nhận

Khi nghe trình bày chiến lược phát triển sản phẩm mới mà bạn chưa hiểu rõ điều gì thì nên hỏi ngay lập tức để tránh trường hợp thực thi sai về sau. Đặc biệt, một khi bạn còn mơ hồ về công việc bản thân đảm nhận thì nên liên hệ với cấp trên để được giải thích chi tiết, rõ ràng. Từ đó, bạn mới có thể triển khai tốt được công việc.

Trên đây là thông tin mà mình chia sẻ đến bạn về các chiến lược phát triển sản phẩm mới. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích nhất khi bắt đầu lên chiến lược mới cho doanh nghiệp của mình hoặc triển khai cho các dự án mà bạn tham gia.

Ngoài ra, nếu bạn đang quá trình tìm hiểu những kiến thức cơ bản về xây dựng thương hiệu sản phẩm thì có thể tham khảo bài viết “định vị sản phẩm” của Triangle Head mình nhé.

Bài viết này được tham khảo từ:

https://corporatefinanceinstitute.com/resources/knowledge/strategy/ansoff-matrix/

https://smallbusiness.chron.com/examples-product-development-strategy-3219.html

https://www.bizkurage.com/entry/new-product-development-strategy