Nguyễn Duy Anh, Tác giả tại Future Brand Việt Nam

Big idea là gì? Cách xây dựng Big idea trong Marketing Plan

Trong các chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC), nếu nói Insight khách hàng là vấn đề khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thì xác định Big idea giống như một giải pháp để giải quyết mọi khó khăn. Vậy Big idea là gì? Cách xây dựng Big idea trong […]

Trong các chiến dịch truyền thông tích hợp (IMC), nếu nói Insight khách hàng là vấn đề khiến nhiều thương hiệu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thì xác định Big idea giống như một giải pháp để giải quyết mọi khó khăn. Vậy Big idea là gì? Cách xây dựng Big idea trong chiến dịch Marketing cần những gì? Cùng mình là Triangle Head tìm hiểu ngay nào.

Big idea
Big idea là gì? Cách xây dựng trong Marketing Plan như thế nào?

1. Thế nào là Big idea là gì?

Big idea (ý tưởng lớn) được xem là ý tưởng chủ đạo, là thông điệp phía sau chiến dịch Brand Marketing. Vậy Big ideas mang đến cho đối tượng mục tiêu nào? Có thể là một giá trị mới mà thương hiệu đem lại hay một góc nhìn mới về thói quen sinh hoạt. Hoặc cũng có thể là một sự khai phá mới trong nhu cầu người tiêu dùng.

Ngoài ra, còn đóng vai trò là một định hướng tổng thể cho chiến dịch Marketing. Đây có thể được xem như mấu chốt và cơ sở lý luận cho việc đề xuất cho các yếu tố Marketing khác. Bao gồm Key message, Concept, Brand Story, Marketing Framework, Pillar,…

Khái niệm về Big Idea
Khái niệm về Big Idea – Ý tưởng lớn

Một chiến dịch Marketing không có Big Idea không khác gì một chiến dịch không đầu không đuôi, các hoạt động sẽ không có tính liên kết dẫn đến chiến dịch bạn làm sẽ không nêu rõ được thông điệp, cũng như những giá trị bạn muốn truyền tải.

2. Vai trò Big Idea trong Marketing Plan

Khi doanh nghiệp cần truyền tải một thông điệp đến người tiêu dùng, các kế hoạch Marketing được thiết lập với nhiều mục tiêu chứ không đơn thuần là đề cập về lợi ích hay chức năng của sản phẩm. Bởi nếu đơn giản như vậy thì sẽ rất nhàm chán và không tạo được ấn tượng trong cách truyền tải thông điệp đến khách hàng.

Vì thế, vai trò của Big idea chủ yếu là định hướng tổng quan, giúp cho việc truyền đạt những giá trị của thương hiệu thêm sinh động và nhất quán đối với từng ấn phẩm Marketing. Cụ thể chức năng Big idea bao gồm 3 yếu tố:

2.1. Kết quả đúc kết từ việc phân tích

Đôi khi không cần những Marketer chuyên nghiệp mà khách hàng chính là người giúp doanh nghiệp tạo ra được Big idea. Từ việc phân tích các yếu tố trên thị trường và khách hàng, doanh nghiệp còn có thể thu thập cũng như đúc kết các kết quả phân tích. Dựa vào đó mà xây dựng một ý tưởng tuyệt vời cho Big idea.

Thông thường, việc phân tích sẽ dựa vào sự kết hợp đa dạng thông tin, bao gồm:

  • Phân tích thông tin thị trường
  • Phân tích chân dung khách hàng
  • Phân tích hoạt động các đối thủ cạnh tranh

Mỗi thông tin phân tích đều mang lại những khám phá mới. Tổng thể từ các khía cạnh phân tích trên, bạn sẽ đúc kết được Insight và từ đó hình thành nên Big ideas.

Vai trò của Big Idea
Từ việc phân tích có thể sáng tạo nên một Big idea tuyệt vời.

2.2. Cơ sở lý luận để xác định hoạt động thương hiệu

Insight khách hàng được xác định, khám phá trong từng giai đoạn khác nhau sẽ cho phép thương hiệu bắt đầu xây dựng và đề xuất các Big idea hiệu quả. Từ đó, đưa ra các giải pháp, ý tưởng để giải quyết những vấn đề đang gặp phải của khách hàng.

Big ideas đóng vai trò như định hướng chủ chốt để đưa ra các đề xuất hoạt động của thương hiệu. Nếu không có Big idea thì các hoạt động khi bạn đề xuất sẽ khá mơ hồ, không có tính liên kết và thuyết phục khách hàng. Để một Big Idea trở thành cơ sở lý luận vững chắc, bạn cần đảm bảo:

  • Big ideas có độ rộng về mặt ngữ nghĩa,
  • Thể hiện được qua nhiều hình thức, ấn phẩm truyền thông khác nhau,
  • Gắn kết với các yếu tố của thương hiệu.

2.3. Định hướng và dẫn dắt kế hoạch truyền thông

Trong mỗi kế hoạch marketing, doanh nghiệp sẽ phát triển các big idea song song với các hoạt động marketing đi kèm. Big idea đóng vai trò định hướng và dẫn dắt những lối đi đúng đắn cho doanh nghiệp nhằm đảm bảo kế hoạch Marketing không bị chệch so với định hướng.

Cụ thể hơn về vai trò, Big ideas sẽ dẫn dắt toàn bộ cấu trúc Marketing FrameWork mà bạn sẽ đề xuất,cụ thể:

  • Phase (phân đoạn): Tùy vào độ rộng về tầng ngữ nghĩa và thông điệp bên trong Big idea mà việc phân đoạn (phase) của chiến dịch sẽ thành công bao nhiêu phần để đủ sức diễn giải Big idea.
  • Key Message (thông điệp chính): Cũng tương tự với phân đoạn, Big idea cũng sẽ quyết định Key Message trong từng thời điểm, sẽ triển khai như thế nào để phù hợp nhất đối với hoạt động của thương hiệu.
  • Concept / Topic / Angel: Việc lên định hướng từng dạng content, cũng phụ thuộc vào Big Idea, đóng vai trò quan trọng ở việc tạo tính liên kết cho từng chủ đề content triển khai.

3. Các Methodology xây dựng Big Ideas

Có thể nói dựa vào Methodology để triển khai Big Idea là cách tốt nhất nhằm tạo tiền đề và cơ sở thuyết phục khách hàng. Bạn không thể nào dựa vào một ý tưởng vừa nảy ra hay một câu gợi ý nào đó để làm Big Idea. Công việc này không chỉ dựa vào tính sáng tạo mà còn phải xác định trên tính logic, xác thực bởi nhiều thông tin.

Cụ thể hơn, Triangle Head mình có 4 methodology dưới đây mà bạn có thể tham khảo cho phần trình bày và đề xuất Big Idea:

3.1 Methodology 1: Big Idea generation (mô hình cơ bản)

Mô hình Big Idea dạng 1
Mô hình methodology gồm yếu tố khách hàng và thương hiệu

Đây có thể được xem là mô hình cơ bản nhất trong việc đề xuất Big Idea. Ưu điểm nổi bật của mô hình này là dễ thực hiện. Bên cạnh các thị trường cần quá trình phân tích và đúc kết chuyên sâu hơn thì Big Idea generation basic sẽ không đáp ứng được. Cụ thể, bạn sẽ đúc kết Big idea chỉ dựa vào 2 yếu tố sau:

  • Khách hàng: Dựa vào mong muốn/khó khăn/kỳ vọng của khách hàng. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn nên đúc kết 3 vấn đề trên để ra được Insight.
  • Thương hiệu: Xem xét giá trị nội tại của doanh nghiệp (Brand Value Proposition). Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, bạn cần cân nhắc đến định vị của thương hiệu.

Kết hợp 2 cả hai yếu tố này, bạn có thể đúc kết được Big Idea dựa vào những giá trị thương hiệu và giải đáp được cho khách hàng. Mô hình này áp dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực khá phổ biến trên thị trường. Có thể kể đến như Sản phẩm tiêu dùng nhanh, F&B, Hospitality,… Hoặc áp dụng cho những dự án triển khai trong thời gian ngắn từ 1 đến 2 quý.

3.2 Methodology 2:  Big Idea generation (kết hợp yếu tố thị trường)

Mô hình Big Idea dạng 2
Mô hình methodology gồm 3 yếu tố: Thương hiệu – Thị trường – khách hàng

Mô hình này được biến thể từ Methodology 1, có sử dụng thêm yếu tố thị trường trong quá trình phân tích và đúc kết. Methodology 2 có ưu điểm dễ dàng tổng hợp tổng quan những gì đang xảy ra trên thị trường. Đồng thời rất tốt để áp dụng với các thị trường biến động hoặc ngách chưa khai phá. Nơi nhu cầu khách hàng không phức tạp hoặc chưa được làm rõ cụ thể.

Tuy nhiên, Methodology 2 cũng có khuyết điểm dễ thấy, cụ thể là khó ứng dụng cho các thị trường ít biến động và đòi hỏi kỹ năng phân tích thị trường với góc nhìn thấu đáo và chi tiết.

Cụ thể đối với mô hình này sẽ xoay quanh tính liên kết thông tin giữa 3 yếu tố sau:

  • Industry (thị trường): Bạn cần nêu được yếu tố Fact của thị trường đang có là gì. Lưu ý thị trường có rất nhiều Fact nên bạn chỉ cần nêu nội dung cần cho việc đúc kết của bạn. Hãy trả lời câu hỏi “Vấn đề thị trường đang cần các thương hiệu giải quyết ở thời điểm hiện tại là gì?”
  • Brand (thương hiệu): Cũng tượng tụ như Methodology 1, bạn nêu giá trị mà thương hiệu cung cấp được (An offer), đủ để giải quyết bài toán trên thị trường. Hãy trả lời câu hỏi “Giá trị mà thương hiệu mang lại là gì? Có đang dựa vào những mong muốn của khách hàng đang cần không?
  • Customer (khách hàng): Yếu tố này đòi hỏi bạn phân tích và đưa ra đúc kết kỹ hơn 2 yếu tố trên. Bởi đặc thù thị trường đi như thế nào đều phụ thuộc vào nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Vì thế, việc khi đưa ra mong muốn (A Demand) nó phải thực sự liên kết đến Fact thị trường đang có là gì?

Mẹo khi bạn áp dụng mô hình này, bạn hãy cố gắng thu thập nhiều góc nhìn của mọi người nhất để có thể đúc kết ở mỗi yếu tố. Vì khi bạn viết ra Big Idea mà những yếu tố trên không có tính liên kết hay còn gọi là đứt gãy thì Big Idea của bạn cũng sẽ liên lụy theo.

3.3 Methodology 3: Big Idea generation (tập trung vào khách hàng)

Mô hình Big Idea dạng 3
Mô hình Methodology gồm 3 yếu tố: Văn hóa / xã hội – khách hàng -thương hiệu

Một phiên bản nâng cấp khác của Methodology 1 nhưng sẽ tập trung xoáy mạnh vào yếu tố khách hàng hơn. Điểm mạnh của mô hình này dễ dàng khai thác và đúc kết được thông tin phân tích từ các thị trường ít biến động và thị trường có nhiều phân khúc nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, mô hình này cũng tồn tại những khó khăn nhất định. Đầu tiên là bạn cần có nhiều trải nghiệm cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện phỏng vấn để có góc nhìn sâu nhất về khách hàng mà bạn hướng đến.

Cụ thể với Methodology 3, bạn sẽ cần tìm điểm chung giữa 3 yếu tố và đây sẽ là Big Idea bạn cần tìm:

  • Văn hóa/Xã hội (Culture/Social): Yếu tố này phụ thuộc vào cách tiêu dùng, nhu cầu mong muốn của khách hàng ở từng địa điểm và từng khu vực khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khai thác yếu tố về rào cản văn hóa khiến những mong muốn của khách hàng trở nên bế tắc và khó giải quyết.
  • Đối tượng khách hàng (Customer): Tượng tự với Methodology 2, nhưng sẽ không phụ thuộc vào thị trường mà sẽ nhấn mạnh vào những kỳ vọng/mong muốn nhiều hơn.
  • Thương hiệu (Brand): Đối với yếu tố này, bạn cần điền thông tin định vị thương hiệu mà bạn đã thống nhất.

Đối với Methodology này, yếu tố văn hóa/xã hội được xem là trọng tâm của mô hình, bạn nên dành nhiều thời gian “brainstorm” để thống nhất các điểm nổi bật mà bạn phát hiện được. Đây sẽ là nguồn suy luận cho Big Idea cực tốt. Luôn nhìn văn hóa/xã hội với góc nhìn trung lập nhất và đừng cố gắng gò ép định kiến bản thân mình.

4. Các tiêu chí lựa chọn Big ideas

Tuỳ vào định hướng của kế hoạch truyền thông thương hiệu mà các doanh nghiệp có thể đưa ra các Big idea mẫu phù hợp. Có thể dựa trên các tiêu chí sau đây:

4.1. Nên ngắn gọn và rõ nghĩa

Hiện nay, khi các thương hiệu và sản phẩm ngày càng bùng nổ thì người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn giữa đa dạng các sản phẩm.

Vì vậy, để tiếp cận được khách hàng và truyền tải thông điệp hiệu quả, doanh nghiệp chỉ có 3 giây để tạo ấn tượng và ra được thông tin bao quát cho sản phẩm cần quảng cáo. Điều này đồng nghĩa với việc Big idea cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích nhưng vẫn ẩn chứa các ý nghĩa sâu xa để dễ dàng tiếp cận được người xem.

Đánh giá Big Idea
Big idea nên ngắn gọn và có ý nghĩa cụ thể

4.2. Có thể sử dụng qua thời gian

Thông thường, Big idea được tạo ra nhằm thực thi các chiến dịch Marketing dài hạn. Điều này bắt buộc Big idea phải đảm bảo các yếu tố như được sử dụng xuyên suốt chiến dịch Marketing và không lỗi thời theo thời gian.

4.3. Có khả năng lan tỏa và tác động đến đối tượng

Một Big idea hiệu quả là ý tưởng tạo được ấn tượng và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối khách hàng cũng như thị trường mục tiêu. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có các chiến lược rõ ràng trong quá trình tạo ra Big idea. 

Điển hình như doanh nghiệp cần hiểu rõ được insight khách hàng, mong muốn về sản phẩm hay những khó khăn, bất cập của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Có thể nói, Big idea trong một chiến dịch được tạo ra nhằm giải quyết được hầu hết các khó khăn dựa trên mong muốn tiềm ẩn của khách hàng.

4.4. Linh động trong mọi chủ đề

Tùy vào các mục tiêu Marketing và hướng đi của doanh nghiệp mà các Marketer có thể linh động chủ đề phù hợp để tạo ra Big idea. Lưu ý, mặc dù có thể linh động mọi chủ đề nhưng những “ý tưởng lớn” phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng khách hàng cũng như tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp.

big idea marketing là gì
Linh động chủ đề khi triển khai Big idea

4.5. Có liên quan đến định vị thương hiệu

Trong mỗi Big idea được tạo ra, doanh nghiệp luôn muốn truyền tải các thông điệp và giá trị riêng của thương hiệu đến với khách hàng. Khi giá trị khác biệt của thương hiệu được truyền tải mạnh mẽ trong Big idea, khách hàng sẽ dễ đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu.

4.6. Dễ tạo viral

Trên thực tế, Big idea mang ý nghĩa quan trọng đến độ viral và sự thành công của chiến dịch. Khi Big idea lan tỏa được thông điệp đến với người tiêu dùng, họ sẽ nói nhiều về các sự kiện, sự vật hay các hành động diễn biến xung quanh sản phẩm hay dịch vụ đó.

Độ viral được lan tỏa đến một người thì chắc chắn sẽ lan tỏa được đến nhiều người khác. Những yếu tố tạo nên tính viral của một chiến dịch Marketing hiệu quả bắt buộc Big idea phải thực thi được các yếu tố như ngắn gọn, đơn giản và độc đáo.

cách xây dựng big idea
Big idea có độ viral càng được chú ý nhiều hơn

5. Case Study mô tả Big Ideas

Khi nhắc đến một trong các Big idea ví dụ đầy ấn tượng và đầy cảm hứng thì không thể không kể đến case study “Đi để trở về” của Biti’s Hunter. Với việc định vị thương hiệu chẩn xác, Biti’s gắn liền trải nghiệm sản phẩm của khách hàng với các dòng sản phẩm giày thể thao. Việc này đã đem lại cú “lội ngược dòng” về doanh thu và vượt qua các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường tại thời điểm đó.

Trên đây là tất cả thông tin về Big idea, một trong các yếu tố trong mô hình Brand Platform (xây dựng chiến dịch thương hiệu) mà mình chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ nắm được tường tận Big Idea là gì, vai trò của trong các kế hoạch Marketing. Từ đó xây dựng được một Big idea chất lượng cho chiến dịch của bạn.

Link tham khảo cho bài viết:

https://authenticeducation.org/whatisabigidea/

https://ryansawyermarketing.com/2021/10/11/whats-the-big-idea/

https://www.smartinsights.com/traffic-building-strategy/campaign-planning/four-steps-developing-big-idea-campaign/

Phân tích thị trường là gì? Hướng dẫn cách phân tích thị trường cho thương hiệu

Phân tích thị trường là một hoạt động cần thiết khi triển khai kế hoạch cho chiến dịch Marketing. Có thể nói, đây là công việc cần thực hiện ngay từ ban đầu. Bởi việc phân tích này sẽ giúp cho nội dung trong bản kế hoạch thêm phần đa dạng. Đặc biệt là đầy […]

Phân tích thị trường là một hoạt động cần thiết khi triển khai kế hoạch cho chiến dịch Marketing. Có thể nói, đây là công việc cần thực hiện ngay từ ban đầu. Bởi việc phân tích này sẽ giúp cho nội dung trong bản kế hoạch thêm phần đa dạng. Đặc biệt là đầy đủ các dẫn chứng, tạo cơ sở để thuyết phục người xem. 

Vậy phân tích thị trường gồm những gì? Nên triển khai phân tích thị trường như thế nào? Và mình là Triangle Head sẽ cùng bạn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

phân tích thị trường là gì

Thế nào là phân tích thị trường?

Phân tích thị trường là hoạt động bao gồm các nghiên cứu và đưa ra đúc kết tổng quan. Đó là cách thức vận hành, cơ hội, tiềm năng và những khó khăn trên thị trường. Những thông tin này sẽ làm cơ sở lý luận, giúp bạn có được đề xuất tối ưu cho chiến dịch. Và thể hiện rõ ràng trong bản kế hoạch của bạn.

phân tích thị trường gồm những gì
Phân tích thị trường đóng vai trò quan trọng đối với thương hiệu

Bên cạnh đó, thuật ngữ phân tích thị trường còn là một hạng mục trong Proposal Marketing Plan. Nó được áp dụng tại các Agency Marketing. Bên trong hạng mục, bạn cần triển khai các hoạt động nghiên cứu mọi khía cạnh. Có thể kể đến như:

  • Tình hình thị trường
  • Phân tích đối thủ
  • Xu hướng truyền thông
  • Phân tích doanh nghiệp 

Khi phân tích thị trường một cách chi tiết, bạn mới có thể hiểu được các thách thức. Và tìm ra cơ hội, hướng phát triển hiệu quả để tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng.

Mô tả việc phân tích thị trường

Phân tích thị trường là công việc có vô vàn cách thực hiện và phương pháp tiếp cận mục tiêu khác nhau. Trên thực tế, các công việc cơ bản khi phân tích bao gồm:

  • Thu thập, nghiên cứu dữ liệu về thị trường
  • Phân tích, đánh giá về kết quả dữ liệu
  • Báo cáo kết quả nghiên cứu, đề xuất chiến lược
  • Thường xuyên cập nhật xu hướng thị trường
  • Theo dõi, cập nhật kết quả kinh doanh

Phân tích thị trường để làm gì?

Như mình đã đề cập tổng quan ở trên, mục đích việc phân tích thị trường sẽ sử dụng làm cơ sở lý luận cho bản kế hoạch của bạn. Đồng thời, quá trình phân tích thị trường sẽ giúp bạn đưa ra nhiều hướng phát triển thương hiệu hơn.

Đưa ra được hướng đi cho việc xây dựng thương hiệu

Vạch ra các kế hoạch định hướng cho việc xây dựng thương hiệu là bước quan trọng nhằm xác định các phương thức mà doanh nghiệp thực hiện. Từ đó đưa thương hiệu đạt được mục tiêu đã đề ra.

phân tích thị trường doanh nghiệp
Phân tích thị trường để có hướng đi phù hợp cho việc xây dựng thương hiệu

Để triển khai chính xác điều này, bạn cần tự trả lời cho mình một số câu hỏi sau:

  • Thương hiệu khác biệt như thế nào trên thị trường cạnh tranh?
  • Định dạng thương hiệu được lên kế hoạch xây dựng như thế nào?
  • Thương hiệu mang những đặc điểm gì để tiếp cận thị trường hiệu quả?

Hiểu rõ cách tiếp cận thương hiệu trên thị trường

Hiểu rõ các chiến lược tiếp cận thị trường là cách mà doanh nghiệp hướng đúng đến khả năng tiếp cận khách hàng và tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng và tiếp cận thương hiệu trên thị trường sẽ mang đến cho doanh nghiệp các lợi ích:

  • Xây dựng được một bản kế hoạch và phương hướng phát triển.
  • Giảm thiểu thời gian phân phối sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thị trường.
  • Định hướng phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
  • Nâng cao trải nghiệm và mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.

Cơ sở lý luận cho đề xuất các chiến lược Marketing

Từ các dữ liệu thu thập được thông qua quá trình phân tích thị trường, doanh nghiệp có thể phát hiện ra được các điểm mạnh và điểm yếu trong các kế hoạch kinh doanh. Từ đó, tạo tiền đề cho các chiến lược Marketing của doanh nghiệp được thực thi.

Mục tiêu phân tích thị trường cần đạt được là gì?

Phân tích thị trường nằm đúc kết cách thị trường vận hành, hoạt động đối thủ và khách hàng mục tiêu.

Đúc kết được cách thị trường đang vận hành

Phân tích thị trường giúp hiểu hơn về cách vận hành để tìm ra định hướng phát triển phù hợp cho thương hiệu. Một số nội dung bạn cần quan tâm:

Xu hướng thị trường

Phân tích thị trường giúp phân tích dữ liệu và thông tin liên quan. Từ đó xác định sự phát triển và diễn biến của thị trường trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. Một số thông tin phân tích bạn cần quang tâm ở hạng mục này:

  • So sánh thị trường chuyển biến các năm ra sao?
  • Phân khúc thị trường (Market Segmentation) như thế nào?
  • Thông tin các đối thủ trên thị trường (thứ hạng / nhận diện / doanh thu)?

Rào cản thị trường

Thông qua xem xét các yếu tố kinh tế, pháp lý, đối thủ cạnh tranh, khách hàng và công nghệ trong ngành, bạn có thể xác định các rào cản tiềm năng. Có thể nhắc đến như giới hạn về tài chính, quy định, cạnh tranh cao hoặc sự thay đổi công nghệ. Cụ thể bạn cần đúc kết được các thông tin sau:

  • Những điểm thương hiệu đang thiếu so với đối thủ top đầu
  • Những điểm thị trường cần mà thương hiệu không có
  • Hướng phát triển của thương hiệu so với thị trường đang gặp trở ngại gì

Cơ hội phát triển của thị trường

Nghiên cứu kỹ các cơ hội phát triển của thị trường, giúp bạn rất nhiều trong việc hoạch định các hoạt động Marketing tương lai của bạn thêm phần cơ sở. 

Phân tích các yếu tố nhu cầu, xu hướng tiêu dùng, khả năng cạnh tranh,… sẽ giúp xác định cơ hội mới như sự mở rộng của thị trường. Cụ thể hơn nữa, thì bạn cần đúc kết được các thông tin sau:

  • Xu hướng truyền thông trên thị trường phân tích là gì?
  • Hình thức tiếp cận khách hàng tiềm năng của thị trường đang được thảo luận
  • Các hình thức kinh doanh tiềm năng đang có ở thị trường nước ngoài có thể áp dụng được
mục tiêu phân tích thị trường
Phân tích để biết cơ hội của thương hiệu nằm ở đâu trên thị trường

Đúc kết được các hoạt động của đối thủ trong thị trường

Hiểu được đối thủ đồng nghĩa với việc bạn nắm được năng lực và sức cạnh tranh nào cần phát huy. Và sẽ tiến hành đổi mới nội tại cho thương hiệu như thế nào để phù hợp hơn. Vậy cần phân tích những hoạt động gì của đối thủ trên thị trường?

Định vị giá trị của đối thủ

Xác định giá trị của đối thủ và nhận thức lợi thế cạnh tranh của mình sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Định vị đối thủ thể hiện qua mục tiêu chiến lược, các ấn phẩm truyền thông, website, hoặc các bài PR mà bạn có thể tham khảo trên internet. 

Thông thường, việc nghiên cứu về định vị các đối thủ nên được áp dụng dựa trên mô hình Positioning Scale. Mô hình này bao gồm các yếu tố cơ bản: Tầm nhìn – Giá trị – Quy trình – Sản phẩm – Nền tảng. 

Dựa trên những yếu tố này, bạn tiến hành phân loại các đối thủ sao cho phù hợp nhất. Tiếp theo của phần định vị, bạn cần đúc kết những thông tin sau:

  • Các định vị của đối thủ đang sử dụng là gì? Làm tốt hay chưa?
  • Thương hiệu nên đi theo yếu tố định vị nào?
  • Các nội tại nào của thương hiệu giúp phát triển được định vị đã chọn?

Thông điệp đối thủ sử dụng cho thị trường hiện tại

Để tránh việc trùng lặp ý tưởng thông điệp, cung như tăng được tính độc nhất thương hiệu thì công việc nghiên cứu thông điệp đối thủ bắt buộc bạn phải thực hiện. 

Với các bước phân tích quảng cáo, chiến dịch truyền thông,… sẽ giúp nhận diện thông điệp chiến dịch gần nhất của đối thủ. Và đưa ra các biện pháp cạnh tranh, ứng phó hiệu quả. Để giúp cho việc phân tích của bạn được chính xác, bạn có thể tham khảo các hạng mục cần đúc kết của mình như sau:

  • Thông điệp đối thủ sử dụng gần nhất có mang lại hiệu quả?
  • Vấn đề nào của khách hàng đang được khai thác trong thông điệp đối thủ?
  • Điểm chung các thông điệp đối thủ đang đi theo xu hướng nào: Lý tính hay Cảm tính?

Các hoạt động truyền thông trên thị trường

Hiểu được đối thủ đang làm gì là vô cùng quan trọng. Bạn có thể tiến hành phân tích các hoạt động truyền thông mà đối thủ đang đầu tư và đẩy mạnh. Từ đó, hiểu cách đối thủ tiếp cận và tương tác với khách hàng.

Thông thường khi nghiên cứu các hoạt động truyền thông của đối thủ, bạn cần phải phân loại trước các kênh truyền thông của đối thủ đang sử dụng như thế nào. Đâu là kênh tiếp cận, đâu là kênh chuyển đổi. 

Để xác định được bạn có thể tham khảo mô hình Marketing Funnel (For Channel). Sau khi bạn đã phân loại xong thì hãy đúc kết các thông tin sau:

  • Đối thủ đang sử dụng phương thức truyền thông như thế nào ở các kênh?
  • Mật độ hoạt động của các kênh truyền thông như thế nào?
  • Hành trình trải nghiệm thương hiệu qua các kênh như thế nào?
phân tích thị trường kinh doanh
Phân tích các kênh mà đối thủ đang sử dụng

Không chỉ cần phân tích các hoạt động của đối thủ trên thị trường, bạn còn cần phân tích một số khía cạnh khác. Từ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn. Tham khảo nội dung chia sẻ về cách phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả. Nội dung này được mình chia sẻ trên trang web Future Brand Việt Nam.

Đúc kết được đối tượng khách hàng mục tiêu

Khách hàng là nhân tố hàng đầu cần quan tâm trong kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Vì thế, việc đúc kết được các thông tin đối tượng khách hàng sẽ là cơ sở lý luận đắc lực cho quá trình bạn đề xuất phương thức tiếp cận cho chiến dịch.

Các nhóm khách hàng trên thị trường

Phân tích thị trường giúp nhận biết khách hàng bằng hành vi tiêu dùng, nhu cầu,… thông qua nghiên cứu thị trường, phỏng vấn và khảo sát. Từ đó, định hướng chiến lược tiếp thị và tương tác hiệu quả với khách hàng. Bạn có thể tham khảo các kết quả đúc kết sau để việc nghiên cứu bạn trở nên xác với mục tiêu chiến dịch hơn.

  • Có bao nhiêu nhóm khách hàng đang xuất hiện trên thị trường phân tích
  • Đâu là nhóm khách hàng thương hiệu cần tập trung tiếp cận?
  • Mức độ cạnh tranh tiếp cận của nhóm khách hàng như thế nào?

Cách đối tượng tiếp cận và sử dụng sản phẩm trên thị trường

Việc hiểu rõ các quyết định lựa chọn cũng như tiếp cận thương hiệu là điều cần thiết. Và bạn phải thể hiện được khi trình bày phân tích thị trường. Và nhờ quá trình phân tích thị trường, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt về cách khách hàng tiếp cận sản phẩm, lựa chọn nơi mua hàng. Cùng với đó là quyết định thời điểm mua để đáp ứng nhu cầu của họ.

Cụ thể hơn các mục tiêu bạn trong hạng mục nghiên cứu này cần:

  • Phương thức khách hàng tiếp cận đến sản phẩm ngành hàng như thế nào?
  • Thông tin nào của sản phẩm khách hàng mong muốn tiếp nhận nhất?
  • Cách đối tượng quyết định lựa chọn sản phẩm như thế nào?

Mong muốn và rào cản của đối tượng trên thị trường

Và mục tiêu cuối cùng khi nhắc đến, đó chính là bạn cần trình bày những mong muốn, tâm tư của khách hàng mục tiêu. Cố gắng đúc kết được từ những Kết quả phân tích thị trường sẽ chỉ ra những khó khăn, trở ngại mà đối tượng có thể gặp phải trong quá trình tiếp cận và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

Và khi đã hoàn thành, bạn cần tóm tắt các kết quả của mình bằng các mục tiêu sau:

  • Những khó khăn trong xu hướng mua hàng của khách là gì?
  • Rào cản nào lớn nhất trong việc ra quyết định chọn sản phẩm?
  • Sau khi chọn mua, mong muốn sản phẩm đáp ứng được gì cho họ? (phân kỹ từng đối thủ)
định hướng phân tích thị trường
Phân tích thị trường giúp đúc kết thời gian và địa điểm phù hợp để tiếp cận khách hàng

Để hiểu rõ hơn về nhu cầu, hành vi của khách hàng, bạn có thể tham khảo những phương pháp phân tích khách hàng cụ thể. Từ nội dung chia sẻ này, bạn sẽ nắm vững hơn về những gì khách hàng mong muốn. Qua đó có chiến lược tiếp cận và triển khai hợp lý để tăng hiệu quả cho chiến lược Marketing của mình.

Cách triển khai phân tích thị trường

Vậy triển khai phân tích thị trường doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau.

Bước 1: Xác định mục tiêu cần phân tích

Tùy vào định hướng chiến dịch Marketing, bạn sẽ cần các thông tin và sắp xếp mức độ ưu tiên trong việc phân tích sao cho phù hợp nhất. Ví dụ như định hướng thực hiện chiến dịch Brand Communication bạn cần đặt ưu tiên trong việc phân tích kỹ về các yếu tố thương hiệu đối thủ, những khoảng trống trên thị trường và chân dung khách hàng. Nhờ đó, đảm bảo thương hiệu có được định vị đúng và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Vậy làm sao để bạn có thể đặt mục tiêu phân tích? Bạn có thể dựa những câu hỏi đúc kết ở phần trên mà Triangle Head mình đã chia sẻ, từ đó bạn sẽ lên mục tiêu nghiên cứu. Vẫn lấy ví dụ phát triển kế hoạch cho chiến dịch Brand Marketing, dựa vào những đúc kết trên bạn sẽ đặt mục tiêu như sau:

Hạng mục phân tíchMục tiêu phân tíchNguồn báo cáo
Thị trườngThông tin các đối thủ trên thị trường (thứ hạng/nhận diện/doanh thu)Hướng phát triển của thương hiệu so với thị trường đang gặp trở ngại gì? Các hình thức kinh doanh tiềm năng đang có ở thị trường nước ngoài có thể áp dụng được?
Đối thủCác định vị của đối thủ đang sử dụng là gì? Làm tốt hay chưa? Điểm chung các thông điệp đối thủ đang đi theo xu hướng nào: Lý tính hay Cảm tính? Hành trình trải nghiệm thương hiệu qua các kênh như thế nào?
Khách hàngĐâu là nhóm khách hàng thương hiệu cần tập trung tiếp cận? Rào cản nào lớn nhất trong việc ra quyết định chọn sản phẩm? Phương thức khách hàng tiếp cận đến sản phẩm ngành hàng như thế nào?

Bạn nên có một đúc kết rõ ràng từ các hạng mục phân tích trên. Đây cũng là công thức để bạn xác định mục tiêu cần nghiên cứu và phân tích.

Bước 2: Thu thập các dữ liệu cần cho việc phân tích

Thu thập thông tin là bước nền tảng cho quá trình phân tích khách hàng. Đây là cơ sở để nghiên cứu chuẩn xác, có tính sát sao và thực tiễn. Hãy tìm hiểu và thống kê lại các thông tin liên quan đến thị trường, khách hàng và đối thủ.

cách phân tích thị trường
Các dữ liệu là cơ sở để phân tích thị trường một cách dễ dàng

Các cách thức phân tích thị trường kinh doanh như desk research, phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng bộ câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin và hiểu rõ thị trường. Tuy nhiên ở đây mình sẽ liệt kê và tổng hợp thêm một số cách phân tích và thu thập thông tin khá hay mà Triangle Head mình áp dụng được:

  • Desk research (nghiên cứu tư liệu): Tìm kiếm, thu thập và phân tích dữ liệu từ các nguồn tư liệu có sẵn, nhằm tiếp cận kiến thức về thị trường, cạnh tranh và xu hướng phát triển của ngành.
  • Phỏng vấn trực tiếp: Kết nối trực tiếp với người dùng, khách hàng tiềm năng, đại diện của công ty cạnh tranh hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Từ đó, thu thập thông tin để hiểu rõ hơn về khách hàng và thị trường.
  • Khảo sát thị trường bằng bộ câu hỏi: Bằng việc gửi bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn cho đối tượng mục tiêu và thu thập phản hồi. Cách này cho phép thu thập thông tin số lượng lớn để đánh giá và đo lường mức độ hài lòng, ý kiến và xu hướng của thị trường.
  • Định vị thị trường: Đây là phương thức thu thập thông tin và phân tích dựa vào những đặc điểm, tính năng vượt trội. Đặc biệt là điểm độc nhất của sản phẩm trên phân khúc thị trường nhất định. Bạn nên bám sát vào các yếu tố như giá cả, nhu cầu, đặc tính cốt lõi, tiếp thị. Và so sánh với tổng quan các đối thủ và nhóm khách hàng trên thị trường.

Phân tích PESTEL: Là phương pháp thu thập dữ liệu dựa vào các yếu tố nhất định. Gồm Chính trị (Political), Kinh tế (Economic), Xã hội (Social), Công nghệ (Technology), Môi trường (Environment) và Pháp lý (Legal). Đơn vị phân tích này đánh đến tình hình thương hiệu. Phân tích và xem xét các cơ hội, mối đe dọa phát sinh từ yếu tố thị trường đến hoạt động của thương hiệu.

Bước 3: Tổng hợp kết quả phân tích và đề xuất kết quả

Sau khi thu thập dữ liệu, bạn cần tổng hợp thông tin, loại bỏ số liệu dư thừa, phân tích đa chiều để cho ra kết quả toàn diện về thị trường. Bạn có thể áp dụng mô hình Canvas Marketing Method.

Canvas Marketing Method là một công cụ mạnh mẽ. Nó giúp tổng hợp những thông tin mà bạn đã thực hiện phân tích. Ngoài việc hiển thị sơ đồ tóm tắt chi tiết, Canvas Marketing Method còn hệ thống được các giá trị thương hiệu bạn đang thiếu. Từ đó đưa ra những đúc kết hướng phát triển thương hiệu sao cho phù hợp với định hướng của thị trường hiện tại.

cách phân tích thị trường kinh doanh
Có thể áp dụng Canvas Marketing trong tổng hợp và đề xuất kết quả phân tích

Để cụ thể hơn về cách thức tổng hợp theo Marketing Canvas Method, bạn có thể xem qua cách mình hướng dẫn tổng hợp tại đây. Mình đã đề cập rõ các yếu tố cùng case study cho tiết để bạn tham khảo và áp dụng.

Một số nguồn Desk Research có thể tham khảo

Dưới đây là gợi ý một số nguồn Desk Research chất lượng và hữu ích trong quá trình thu thập thông tin để tiến hành phân tích thị trường.

  • Brand Việt Nam – Tra cứu từ khóa thị trường: Nguồn desk research cung cấp thông tin về từ khóa liên quan đến thị trường Việt Nam. Chúng giúp nghiên cứu và hiểu rõ hơn về xu hướng tìm kiếm và quan tâm của người dùng trên Internet.
  • QandMe: Nền tảng khảo sát trực tuyến cho phép thu thập ý kiến và phản hồi từ người dùng, giúp tìm hiểu về quan điểm, nhu cầu và thói quen của khách hàng tiềm năng.
  • Nielsen: Nghiên cứu thị trường toàn cầu, chuyên cung cấp thông tin và dữ liệu về tiêu dùng, xu hướng thị trường, và hiệu quả quảng cáo để hỗ trợ các quyết định kinh doanh.
  • Kantar: Cung cấp thông tin và phân tích sâu về thị trường, người tiêu dùng, và hiệu quả tiếp thị để giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh và phát triển kế hoạch tiếp thị hiệu quả.

Các báo cáo khác: Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các nguồn từ Cục Thống kê, Bộ Công thương, Vietnam Report, Market Research,…

Cách tìm báo cáo trên Google đơn giản và hiệu quả là đánh từ khóa báo cáo abc kèm theo từ pdf phía sau. Ví dụ như “báo cáo thương mại điện tử 2022 pdf”.

Trên đây là thông tin Triangle Head đã tổng hợp về lợi đích và các phương pháp triển khai phân tích thị trường. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp quá trình thu thập dữ liệu và phân tích của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo bài viết:

https://www.ionos.co.uk/startupguide/grow-your-business/market-analysis-definition/

https://www.wolterskluwer.com/en/expert-insights/market-analysis-for-your-business-plan

https://www.businessnewsdaily.com/15751-conduct-market-analysis.html

Strategic Planner là gì? Chia sẻ trải nghiệm công việc ở vị trí Strategic Planner

Trong ngành truyền thông có một vị trí làm Strategic Planner bao gồm các công việc định hướng cho các công ty và doanh nghiệp. Vậy công việc Strategic Planner là gì với những yếu tố nào? Và mình là Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết thông qua nội […]

Trong ngành truyền thông có một vị trí làm Strategic Planner bao gồm các công việc định hướng cho các công ty và doanh nghiệp. Vậy công việc Strategic Planner là gì với những yếu tố nào? Và mình là Triangle Head sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.

strategic planner là gì
Giới thiệu Strategic Planner là gì? Mô tả công việc vị trí Strategic Planner

1. Tìm hiểu khái niệm Strategic Planner

Đối với các Newbie hoặc Junior, chắc hẳn việc định nghĩa về một Strategic Planner sẽ gặp khó khăn nhất định. Nhiều người có quan điểm rằng chỉ những người đã có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm mới có thể thực hiện công việc này. Vậy Strategic Planner là làm gì và những tố chất nào cần có của một Strategic Planner? 

1.1 Bắt nguồn từ 2 khái niệm Planning và Strategy ?

Trước khi tìm hiểu về định nghĩa, cũng như vai trò của Strategic Planner là làm gì. Với cá nhân Triangle Head mình, bạn phải hiểu đúng thuật ngữ gốc là Strategic Planning là gì trước. Vì khi hiểu đúng thì bạn mới rõ được những vai trò, trách nhiệm mà một strategic Planner cần phải có là gì. 

Theo những kiến thức và cũng như những tài liệu Marketing mà Triangle Head mình tham khảo được, thì thuật ngữ Strategic Planning được ra đời qua việc kết hợp từ 2 định Strategy và Planning. Cụ thể:

“Strategy” (chiến lược) xuất phát từ chữ “stratiyeia”, gồm 2 từ Hy Lạp cổ là “Stratos” (quân đội) và “Ago” (dẫn dắt/di chuyển/hướng dẫn). Từ này nhằm chỉ chiến lược cổ xưa mà các tướng lĩnh dùng để triển khai lực lượng chinh chiến. Chiến lược sẽ xác định cụ thể mục tiêu và phương pháp chinh phục mục tiêu đó dựa trên nguồn lực sẵn có.

Còn Planning có thể được xem là một cách thức quản lý cơ bản, bao gồm việc vạch ra các đầu việc nào cần làm, khi nào làm, làm như thế nào và ai sẽ làm. Đó là một quá trình trí tuệ đặt ra các mục tiêu chiến dịch và phát triển cùng với sự ứng biến các hướng hành động khác nhau, nhằm để đạt được mục tiêu được đề ra trước đó.

Vậy khi kết hợp cả hai khái niệm Strategy và Planning lại với nhau ta sẽ ra được thuật ngữ Strategic Planning dùng để chỉ các quy trình xác định phương hướng, các cách tiếp cận sao cho đạt được mục tiêu hiệu quả. Sau đó, lên kế hoạch chi tiết cho chiến lược dài hạn nhằm phát triển hiệu quả trong kế hoạch truyền thông thực tế. Đây cũng có được xem là nguồn gốc của thuật ngữ Strategic Planner

1.2 Strategic Planner là ai?

Strategic Planner là một vị trí mô tả, những người có kinh nghiệm trong việc vạch ra định hướng phát triển và chiến lược cho một dự án Marketing. Bên cạnh đó, Strategic Planner cũng được xem là vị trí then chốt giúp “chỉ đường dẫn lối” cho Team Creative đi đúng hướng và truyền cảm hứng mạnh mẽ trong đội ngũ sáng tạo.

Theo kinh nghiệm của mình, vị trí Strategic Planner trên thị trường việc làm Marketing hiện nay chủ yếu chỉ có ở các Agency. Bên cạnh đó, vị trí này còn được phân ra nhiều biến thể khác nhau:

  • Event Strategic Planner: Bạn sẽ đảm nhận việc lên kế hoạch tổ chức các buổi sự kiện, chương trình cho chiến dịch Marketing. Đối với các bạn Newbie và Junior, đây là vị trí khởi đầu trong sự nghiệp planner tương đối lý tưởng.
  • Media Planner: Đây là vị trí đảm nhận việc lên kế hoạch cho các ấn phẩm Marketing xuất hiện trên các kênh truyền thông (Social Media, Website, Forum, App, Pr,…). 
  • Creative Planner: Đối với vị trí planner này, công việc đa phần sẽ thuần về việc định hướng ý tưởng cho các hoạt động Marketing Below the Line, có thể kể đến như hoạt động Activation, TVC, POSM, Marketing Outdoor.
  • Integrated Strategic Planner: Vị trí này tương đối khó đối với các bạn Junior hoặc Newbie. Một Integrated Strategic Planner phải có kỹ năng lập chiến lược tổng quan cho một chiến dịch Marketing, từ Event, Media, Brand, Creative,… Trong đó, các dự án của vị trí này đảm nhận thường kéo dài từ 1 năm trở lên. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi cao về chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Strategic Planning Executive: Đây là một biến thể tương đồng với của vị trí Strategic Planner. Trong khi Strategic Planner chủ yếu thực hiện công việc định hướng, Planning Executive sẽ thiên về đưa ra các đề xuất, cách tổ chức các hoạt động Marketing dựa vào định hướng trước đó.

Tùy vào từng vị trí, bạn sẽ có trách nhiệm và vai trò riêng của mình. Vậy những trách nhiệm đó là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu xem một Strategic Planner cần phải có những tố chất gì nhé!

2. Những tố chất tạo nên một Strategic Planner

Trong lĩnh vực quảng cáo và tiếp thị, Strategic Planner đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích, định hình và triển khai các chiến lược quảng cáo hiệu quả. Để trở thành một Strategic Planner thành công, cần phát triển hình ảnh thương hiệu cá nhân đáng tin cậy và chuyên nghiệp là điều cần thiết. 

Dưới đây là những yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh một Strategic Planner chuyên nghiệp.

2.1 Kiến thức (Knowledge)

Đối với một Strategic Planner, bạn bắt buộc nắm vững kiến thức về Marketing, phân tích dữ liệu, truyền thông, quan hệ công chúng,… Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rõ về các công cụ quảng cáo, phân tích thị trường, cập nhật thông tin đối thủ cạnh tranh. Và sử dụng công cụ phân tích dữ liệu tích hợp truyền thông hay quan hệ công chúng vào chiến lược quảng cáo.

Những kiến thức bạn cần phải nắm để trở thành Strategic Planner:

  • Các hình thức Marketing khác nhau: Inbound / Outbound Marketing, Neuromarketing, Brand Marketing, Trade Marketing, … 
  • Các phương pháp luận và phương pháp định hướng: Brand Positioning Scale, Value Proposition Metric, Brand ideas Blueprint, Brand Roadmap Module,…
  • Các kiến thức tổng thể khác: Kiến thức về người tiêu dùng, thị trường, đối thủ, đối thủ và một số các thuật ngữ cơ ban: Concept, Brand Story, Marketing Framework,… 
tố chất strategic planner
Một Strategic Planner cần trang bị đầy đủ kiến thức về Marketing, phân tích,…

2.2 Tư duy (mindset)

Để thực hiện công việc của một Strategic Planner, bạn cần có các tư duy sau đây:

  • Tư duy chiến lược: Strategic Planner cần có tư duy chiến lược để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện về tình hình hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. 
  • Tư duy phân tích: Biết cách thu thập dữ liệu, phân tích số liệu, từ đó đưa ra những phân tích có ý nghĩa. Việc này nhằm hiểu rõ hơn về tình hình và xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng.
  • Tư duy sáng tạo: Tìm hiểu, áp dụng những xu hướng mới, công nghệ mới và phương pháp tiếp thị mới để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
  • Tư duy phân loại và ưu tiên: Xác định, đánh giá được mức độ ưu tiên của các nhiệm vụ, quyết định nào quan trọng nhất và cần ưu tiên thực hiện trước.
  • Tư duy thích ứng: Biết cách nhận biết, đánh giá các thay đổi và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo rằng chiến lược vẫn phù hợp và hiệu quả.
  • Tư duy học hỏi và cập nhật: Thường xuyên theo dõi các xu hướng mới, cập nhật kiến thức để chắc chắn chiến lược của thương hiệu luôn phù hợp với thị trường và khách hàng.
điều cần biết về strategic planner
Tư duy chiến lược, sáng tạo,… cần được trang bị nếu muốn làm ở vị trí Strategic Planner

2.3 Kỹ năng (skill)

Strategic Planner là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dựa trên yêu cầu của khách hàng. Bạn phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau trong công ty bao gồm Data Analysis, Art Director, Digital Strategist, Media Planner, Copywriter và cả Client. 

Với vai trò làm chiến lược, Strategic Planner tham gia vào các quá trình quan trọng trong lĩnh vực Marketing. Có thể kể đến như phát triển sản phẩm mới, xây dựng kịch bản, lựa chọn KOL, quản lý dự án và nắm bắt xu hướng về ẩm thực, thời trang, giải trí, công nghệ,… 

Điều này đòi hỏi kỹ năng Strategic Planner phải có là giao tiếp tốt, biết xử lý các tình huống khác nhau. Nó hỗ trợ thuyết phục khách hàng và dẫn dắt trong các buổi brainstorm ý tưởng.

kỹ năng strategic planner
Giao tiếp là kỹ năng cần thiết của một Strategic Planner

Mặt khác, Strategic Planner cũng góp phần quan trọng vào việc tạo ra những chiến lược quảng cáo hiệu quả và thành công. Kỹ năng lên kế hoạch chi tiết và sáng tạo của Strategic Planner giúp Team Creative trong việc phát triển ý tưởng chính xác và phù hợp với mục tiêu của khách hàng.

Nhìn chung, với quan niệm của mình, một Strategic Planner cần phải trang bị những kỹ năng như sau:

  • Khả năng giao tiếp nội bộ team
  • Kỹ năng thuyết trình
  • Quản lý dự án
  • Tự học hỏi, tìm tòi
  • Khả năng dẫn dắt, recap buổi họp
  • Thông thạo các công cụ làm Proposal
  • Sắp xếp và lên kế hoạch dựa vào thời gian thực

3. Công việc của Strategic Planner qua góc nhìn của Triangle Head

Vai trò của Strategic Planner trong doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của sự phát triển nhanh chóng của thị trường, nhiệm vụ của Strategic Planner là tìm kiếm những chiến lược đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Các nhiệm vụ của Strategic Planner theo góc nhìn của Triangle Head cụ thể như sau:

3.1 Công việc tổng quan của Strategic Planner

Dựa vào những kỹ năng đã đề cập ở trên, Strategic Planner phải vận dụng vào triển khai chiến dịch Marketing trong rất nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể, công việc của Strategic Planner ở Agency bao gồm:

  • Nhận Brief (tóm tắt) từ bộ phận Account và hiểu rõ yêu cầu cụ thể của khách hàng.
  • Triển khai chiến dịch quảng cáo của khách hàng dựa trên thông tin từ Brief.
  • Đề xuất các giải pháp và chiến dịch tối ưu trong quá trình chạy quảng cáo để đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Tổng hợp và phân tích dữ liệu, đưa ra báo cáo về tiến độ và kết quả của chiến dịch.
  • Đề xuất các cải tiến và điều chỉnh chiến dịch nếu cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả và đạt được mục tiêu của khách hàng.
  • Lập bảng báo giá và kế hoạch truyền thông theo yêu cầu từ khách hàng.
  • Phân phối ngân sách sao cho phù hợp và tối đa hóa lợi ích của khách hàng.
  • Theo dõi và xử lý các lỗi và thay đổi trong quá trình triển khai chiến dịch.
  • Quản lý và đánh giá các chỉ số và kết quả của chiến dịch để đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh từ các bộ phận khác theo yêu cầu của quản lý.
công việc strategic planner
Công việc tổng quan của Strategic Planner

3.2 Công việc theo cấp bậc

Cấp bậc công việc của Strategic Planner có thể khác nhau tùy thuộc vào công ty và ngành nghề. Dưới đây là một số cấp bậc công việc phổ biến trong lĩnh vực này:

  • Strategic Planner Assistant/Junior Strategic Planner: Đây là cấp bậc thấp nhất trong công việc Strategic Planner. Những người ở cấp này thường hỗ trợ các Strategic Planner cao cấp trong việc nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích thông tin.
  • Strategic Planner: Đây là cấp bậc trung bình trong công việc Strategic Planner ở Agency. Những người này có trách nhiệm chủ đạo trong việc nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu, đưa ra đề xuất chiến lược, thực hiện các kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
  • Senior Strategic Planner: Đây là cấp bậc cao nhất trong công việc Strategic Planner. Những người ở cấp này có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của công ty. Senior Strategic Planner cũng là người đứng đầu các dự án, đảm bảo rằng các mục tiêu tiếp thị và quảng cáo được thành công.
strategic planner là làm gì
Công việc theo cấp bậc của vị trí Strategic Planner

Ngoài ra, còn có các cấp bậc công việc cao hơn như Brand Manager hoặc Brand Director. Những cấp bậc công việc này tùy thuộc vào quy mô và cấu trúc tổ chức của công ty như sau:

  • Brand Manager: Người quản lý có trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược tổng thể. Họ tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích thị trường, đưa ra kế hoạch và phương pháp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Brand Manager cũng giám sát và đánh giá hiệu quả của các chiến lược đã triển khai.
  • Brand Director: Quản lý cao cấp có trách nhiệm lãnh đạo và điều hành hoạt động về kế hoạch chiến lược. Vị trí này tham gia định hướng và phát triển các chiến lược dài hạn, đồng thời cũng chịu trách nhiệm đánh giá và giám sát chiến lược đã triển khai.

4. Áp lực khi phỏng vấn vị trí Strategic Planner

Strategic Planner không phải là một công việc dễ dàng. Để trở thành một Strategic Planner giỏi, đòi hỏi ở bạn về kiến thức sâu trong lĩnh vực kinh doanh và khả năng phân tích, sáng tạo, quản lý thời gian hiệu quả. Trong quá trình phỏng vấn để xin việc vào vị trí này, áp lực có thể là một trong những yếu tố gây căng thẳng và lo lắng cho ứng viên.

4.1 Góc nhìn của bạn ở vị trí này

Dưới đây là một số áp lực bạn có thể phải đối mặt:

  • Áp lực về kiến thức và kỹ năng: Bạn có thể cảm thấy áp lực khi phải chứng minh khả năng phân tích, đánh giá và lập kế hoạch chiến lược. Vì có thể bạn sợ không đủ kiến thức hoặc không biết cách áp dụng kiến thức của mình vào thực tế.
  • Áp lực về thời gian: Trong một cuộc phỏng vấn, bạn thường chỉ có một thời gian ngắn để tư duy, phân tích và đưa ra các phương án giải quyết. Điều này có thể tạo ra áp lực về thời gian và có thể lo sợ không thể hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định.
  • Áp lực về đánh giá: Trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ được đánh giá về khả năng phân tích, logic, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Áp lực này có thể làm cho bạn cảm thấy bị đánh giá và lo lắng về sự thành công của mình.
  • Áp lực về kỹ năng giao tiếp: Strategic Planner thường phải làm việc với nhiều bộ phận có liên quan, truyền đạt ý tưởng hay kế hoạch của mình một cách rõ ràng và thuyết phục. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực về kỹ năng giao tiếp và sợ không thể thể hiện được ý tưởng của mình một cách hiệu quả.
  • Áp lực từ cạnh tranh: Strategic Planner là một vị trí quan trọng và được săn đón nhiều trong ngành Marketing và quản lý. Do đó, cạnh tranh để giành được vị trí này rất khốc liệt. Bạn phải cạnh tranh với những người có kinh nghiệm và có kiến thức sâu về lĩnh vực này. 
công việc strategic planner ở agency
Strategic Planner có thể phải đối mặt với áp lực thời gian khi phỏng vấn

4.2 Case study bạn đã làm

Trong quá trình phỏng vấn ứng viên cho vị trí Strategic Planner, việc bạn kể lại các case study mà bạn đã làm, là một cách hiệu quả để đánh giá khả năng và kỹ năng của ứng viên. Bằng việc yêu cầu ứng viên trình bày lại hoặc gửi các Proposal bạn đã làm, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá khả năng phân tích, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề của ứng viên một cách chi tiết và cụ thể.

Đối với các bạn Marketer đã hoặc chưa làm ở vị trí Strategic Planner này,  thì khi mà các bạn gửi case study qua hãy đảm bảo việc bạn điều chỉnh và làm rõ các hạng mục sau:

  • Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đúc kết hướng đi chiến dịch.
  • Phương pháp luận mà bạn đang định hướng.
  • Cách trình bày các hoạt động Marketing mà bạn đề xuất, hãy luôn cân nhắc tính liên kết ở các hoạt động.

Không phải nhà tuyển dụng nào cũng sẽ xem toàn bộ bài proposal của bạn. Hãy cố gắng sắp xếp và trình bày case study của mình hợp lý để thu hút và nhận được điểm cộng trong mắt họ.

4.3 Cách bạn trình bày, thuyết trình case study

Triangle Head sẽ chia sẻ những cách để bạn có thể ứng phó với áp lực trong quá trình thuyết trình case study của bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

  • Tự tin trong việc trình bày ý kiến: Trong vị trí Strategic Planner, bạn cần có khả năng trình bày ý kiến một cách rõ ràng và logic. Trong quá trình phỏng vấn, hãy tự tin và dứt khoát khi trình bày ý kiến của mình. Sử dụng ngôn từ chính xác và tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ hoặc không chính xác.
  • Sự hiểu biết về ngành công nghiệp và công ty: Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên bổ sung kiến thức về ngành công nghiệp và công ty mà bạn đang ứng tuyển. Tìm hiểu về các dự án, thành tựu, chiến lược của công ty để có thể trả lời các câu hỏi liên quan một cách chính xác và tự tin.
  • Đưa ra nhiều ví dụ phân tích: Với vị trí Strategic Planner, kỹ năng phân tích và tư duy chiến lược là rất quan trọng. Trong quá trình thuyết trình, cách để phần phân tích thị trường của bạn không nên rập khuôn, thì với kinh nghiệm của mình bạn nên đưa ra ví dụ phân tích và từ đó dẫn đến kết quả mà bạn đúc kết được. Cụ thể như thế nào bạn có thể tham khảo qua các bài việc về kỹ năng phân tích thị trường của Triangle Head mình. 
  • Sự sáng tạo và khả năng đưa ra ý tưởng mới: Nhà tuyển dụng thường mong đợi ứng viên có khả năng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới. Trong phỏng vấn, hãy chia sẻ những ý tưởng độc đáo và khác biệt mà bạn có thể mang đến cho công ty. Sử dụng các ví dụ cụ thể và minh họa rõ ràng để trình bày ý tưởng của mình.
  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Trong vị trí Strategic Planner, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm là rất quan trọng. Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng, lắng nghe và tương tác tốt với những người khác. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm làm việc trong nhóm và giải quyết xung đột một cách hiệu quả.
kinh nghiệm phỏng vấn strategic planner
Cách trình bày đóng vai trò quan trọng khi thuyết trình với vị trí Strategic Planner

5. Tổng kết

Tóm lại, Strategic Planner đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình, triển khai chiến lược tiếp thị và quảng cáo cho một công ty. Công việc này đòi hỏi kiến thức sâu về thị trường, khả năng phân tích dữ liệu và tư duy chiến lược để đưa ra những đề xuất hiệu quả. 

Đồng thời, Strategic Planner cũng cần sẵn sàng thích ứng, cập nhật những thay đổi trong thị trường để đảm bảo chiến lược triển khai là hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của công ty. Để thành công trong vai trò này, cần học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và cập nhật kiến thức liên tục.

Tài liệu tham khảo bài viết:

https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/strategic-planner-skills

https://www.techtarget.com/searchcio/definition/strategic-planning/

https://www.nibusinessinfo.co.uk/content/purpose-strategic-planning/

Lợi thế cạnh tranh là gì? Cách định vị thương hiệu dựa vào lợi thế cạnh tranh

Trong việc kinh doanh sản xuất, chắc hẳn các doanh nghiệp đều mong muốn thu về lợi nhuận cao nhất. Và để làm được điều này, bạn nên tìm hiểu và phân tích lợi thế cạnh tranh. Đây được xem là yếu tố quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả […]

Trong việc kinh doanh sản xuất, chắc hẳn các doanh nghiệp đều mong muốn thu về lợi nhuận cao nhất. Và để làm được điều này, bạn nên tìm hiểu và phân tích lợi thế cạnh tranh. Đây được xem là yếu tố quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả tốt nhất.

Vậy thế nào là lợi thế cạnh tranh? Có bao nhiêu loại lợi thế cạnh tranh hiện nay? Cách xác định ra sao? Hãy cùng mình là Triangle Head tìm hiểu ngay những thông tin chi tiết nhất về thuật ngữ này nhé.

lợi thế cạnh tranh là gì
Tìm hiểu thuật ngữ lợi thế cạnh tranh là gì?

1. Tìm hiểu lợi thế cạnh tranh là gì?

Trong qua trình Triangle Head mình làm việc có để ý, khi nhắc đến lợi thế cạnh tranh định nghĩa như thế nào? các bạn Marketer sẽ dễ dàng biết là gì, nhưng khi vô thực tế thì điều các bạn biết gần như đi chệch hướng hoàn toàn so với cách các bạn đang hiểu

Vậy thế nào là lợi thế cạnh tranh? Với định nghĩa này, bạn có thể hiểu nó là những đặc điểm nổi bật, độc nhất, vượt trội của một thương hiệu hay doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành hàng. Nó giúp bạn đạt được tỷ suất lợi nhuận cao, mang lại giá trị tối ưu cho công ty. Và ưu điểm của lợi thế cạnh tranh có thể nhìn thấy rõ nét cách thương hiệu đã định vị thương hiệu trên thị trường như thế nào.

lợi thế cạnh tranh định nghĩa
Khái niệm về lợi thế cạnh tranh

Nhắc đến lợi thế cạnh tranh, bạn có thể hình dung bằng một từ “khó”. Bởi nếu có thể dễ dàng bắt chước hay sao chép thì đó không còn gọi là lợi thế cạnh tranh.

Một số ví dụ lợi thế cạnh tranh tham khảo:

  • Vị trí địa lý duy nhất
  • Công nghệ mới, độc quyền
  • Sản xuất sản phẩm với nguồn chi phí thấp
  • Nhận diện hình ảnh thương hiệu tốt

2. Có bao nhiêu các loại lợi thế cạnh tranh?

Hiện nay, với kinh nghiệm Triangle Head mình thì các lợi thế cạnh tranh đang được phân thành 3 loại sẽ được mình đề cập bên dưới. Bạn nên dựa vào tình trạng của doanh nghiệp mà cân đối triển khai sao cho phù hợp.

Cost Leadership: Dẫn đầu về chi phí

Khi muốn dẫn đầu về chi phí, bạn cần trở thành nhà sản xuất có mức chi phí thấp nhất so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể làm được điều này thông qua sản xuất sản phẩm với quy mô lớn. Đồng nghĩa với chiến lược tiên quyết là khai thác lợi thế theo quy mô.

Doanh nghiệp của bạn đưa ra thị trường sản phẩm với chi phí thấp, một mức giá mà các đối thủ không thể sao chép. Có thể nói, bạn đang nắm giữ lợi thế rất lơn. Từ đó giúp bạn thu về lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.

Differentiation Leadership: Dẫn đầu khác biệt hóa

Đối với các loại lợi thế cạnh tranh hiện tại, thì Differentiation Leadership được coi là lợi thế vững chắc nhất. Tức bạn mang lại sản phẩm/dịch vụ tốt nhất so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào.

Bên cạnh cung cấp sản phẩm độc đáo, chất lượng, bạn còn có thể tạo lợi thế cho mình thông qua việc tạo thêm các dịch vụ bổ sung / kèm theo như giao hàng, đổi trả, bảo dưỡng, … Đây cũng là điểm cộng lợi thế để giúp giới thiệu hoặc tạo điểm khác biệt nếu sản phẩm bạn đang kinh doanh tương đồng với đối thủ.

các lợi thế cạnh tranh
Dẫn đầu sự khác biệt hóa với chất lượng dịch vụ/sản phẩm tốt nhất so với đối thủ

Ngoài ra, lựa chọn chiến lược Marketing cũng quan trọng không kém. Bạn cần nghiên cứu về tệp khách hàng của mình, xem nhu cầu của họ như thế nào. Từ đó lên kế hoạch Marketing một cách phù hợp nhất.

Sự đổi mới cũng là một cách làm khác biệt hóa. Ví dụ như Apple đã thông minh khi tung ra thị trường iPhone, một thiết bị cầm tay thay thế chiếc máy tính có phần cồng kềnh.

Focus Strategy: Tập trung vào chiến lược

Tập trung vào chiến lược là phương pháp bao gồm cả dẫn đầu chi phí và sự khác biệt hóa. Và điểm độc đáo ở loại hình Focus Strategy chính là đánh vào thị trường ngách. Ví dụ như thị trường ống hút có thể tái chế, thức ăn cho vật nuôi hay máy khuếch tán tinh dầu,…

Focus Strategy sẽ nhắm mục tiêu ở một nhóm nhân khẩu học nhất định với những nhu cầu cụ thể. Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc vừa mới xây dựng. Bởi nó sẽ không cạnh tranh gay gắt về giá so với các công ty lớn.

3. Cách để xác định lợi thế cạnh tranh là gì?

Bạn muốn vượt qua đối thủ cùng ngành hàng và có được xuất phát điểm tốt nhất cho mình. Đầu tiên, bạn hãy xác định 4 lợi thế cạnh tranh thông qua nội dung dưới đây.

Đánh giá hình ảnh thương hiệu (Brand Image)

Hình ảnh thương hiệu là yếu tố để người dùng dựa vào đó quyết định có nên mua sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. Một hình ảnh xấu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là mất đi sự tin tưởng của người dùng.

Vì thế, việc xác định lợi thế cạnh tranh dựa vào Brand Image. Bước đầu bạn cần thực hiện là xây dựng hình ảnh thương hiệu đẹp, tích cực trong mắt mọi người. Để làm được điều đó, hãy nghiên cứu và phân tích hình ảnh thương hiệu theo mô hình SWOT là việc cần thiết để biết hướng đi của bạn có tạo khác biệt so với đối thủ và phù hợp trên thị trường hay chưa .

Giá trị dịch vụ khách hàng (Customer Service)

Dựa vào những ưu điểm của dịch vụ khách hàng cũng được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh hiệu quả, nếu thực sự thương hiệu bạn đang cung cấp những giá trị khác biệt.

Bạn sẽ làm gì trong trường hợp sản phẩm không ưng ý và khách muốn trả hàng? Hãy tìm hiểu vấn đề và giải quyết nhanh chóng nhu cầu của khách. Đây là điều nên làm để họ có được trải nghiệm tốt nhất khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Và có cơ hội họ sẽ quay lại lần sau, thậm chí còn giới thiệu với bạn bè, người thân về thương hiệu của bạn.

nhận xét lợi thế cạnh tranh
Tạo lợi thế cạnh tranh bằng dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu

Trường hợp bạn để lại sự đau đớn và trải nghiệm khó chịu cho khách thì bạn đã tự tay hủy đi những đơn hàng trong tương lai. Thế nên, hãy chăm sóc khách hàng với sự tận tâm và chân thành nhất. Bạn sẽ nhận được nhiều hơn về lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Công nghệ độc quyền (Proprietary Technology)

Tạo được lợi thế cạnh tranh nhờ công nghệ độc quyền. Đó có thể là một công thức, bằng sáng chế hay quy trình kinh doanh chỉ do một doanh nghiệp có được. Có thê lấy ví dụ lợi thế cạnh tranh dựa vào công nghệ như công thức sản xuất nước ngọt độc quyền của Coca Cola hay bằng sáng chế iPhone của Apple,…

Với kinh nghiệm thực chiến của Triangle Head mình, thì bạn nên chắc rằng các công nghệ độc quyền phải giúp duy trì lợi thế cạnh tranh của bạn ít nhất từ 2 đến 3 năm. Bởi vì, đối với cá nhân mình công nghệ là một phần để tạo nên chất lượng thành phẩm, nó có thể được sao chép hay cải biến khác đi, những vẫn có thể cho ra cùng loại chất lượng.

Một khi các đối thủ đều sỡ hữu các công nghệ cho ra thành phẩm có chất lượng tương tự, thì việc bạn cố bám trụ vào việc xác định lợi thế cạnh tranh dựa vào yếu tố Proprietary Technology sẽ không còn phù hợp nữa. Thay vào đó bạn nên có hướng đi khác để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu.

Dựa vào nhu cầu thị trường (Market Demand)

Xác định lợi thế cạnh tranh thông qua nhu cầu thị trường là việc cần thiết. Bởi bạn nên biết được những mong muốn, yêu cầu của khách hàng mục tiêu để có chiến lược quảng bá phù hợp. Và đặc biệt là cung cấp cho họ sản phẩm/dịch vụ mà họ đang có nhu cầu.

Một số gợi ý để bạn tạo lợi thế cạnh tranh thông qua Market Demand:

  • Xác định một cách chính xác Insight, nhu cầu của khách hàng khi quan tâm và liên hệ tư vấn sản phẩm/dịch vụ
  • Hiểu được những thói quen mua sắm cũng như hành vi của khách hàng, nhất là khả năng kinh tế để chi trả cho món hàng
  • Tăng trải nghiệm của người dùng và hơn hết cần sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh

4. Một số sơ đồ phân tích lợi thế cạnh tranh

Để phân tích lợi thế cạnh tranh hiệu quả, bạn nên dựa trên các sơ đồ. Sau đây là các sơ đồ giúp bạn trong việc phân tích và đúc kết những gì bàn thấy được một cách dễ dàng hơn.

Mô hình của Michael Porter

Michael Porter được biết đến là nhà hoạch định chiến lược, cạnh tranh nổi tiếng trên thế giới. Ông đã đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh mà bất cứ ngành/lĩnh vực nào cũng cần trải qua. Mô hình này xuất hiện vào năm 1979 ở tạp chí Harvard Business Review.

mô hình lợi thế cạnh tranh
Mô hình áp lực cạnh tranh của Michael Porter

5 áp lực cạnh tranh mà Michael Porter nhắc đến bao gồm:

  • Sức mạnh của nhà cung cấp: Nó được thể hiện qua mức độ tập trung, số lượng sản phẩm, sự khác biệt, chi phí cung ứng và chuyển đổi,…
  • Nguy cơ thay thế: Phần này bạn cần quan tâm đến chi phí chuyển đổi cho sản phẩm, xu hướng khách hàng thay thế sản phẩm và cả về giá, chất lượng của những mặt hàng thay thế.
  • Những rào cản gia nhập: Có thể nhắc đến một số rào cản như vốn, sự hiểu biết thị trường, đặc trưng của sản phẩm, khả năng tiếp cận, kênh phân phối,…
  • Sức mạnh khách hàng: Được thể hiện ở sự khác biệt mà sản phẩm mang lại, giá cả, hàng sẵn có, số lượng người mua,…
  • Mức độ cạnh tranh: Mức độ về tăng trưởng của lĩnh vực, đa dạng đối thủ cạnh tranh, giá thành sản phẩm,…

Mô hình lợi thế cạnh tranh SWOT

Đây là mô hình được ứng dụng phổ biến hiện nay. SWOT được viết tắt bởi:

  • Strengths – Điểm mạnh: Chính là sự khác biệt, điểm tích cực của doanh nghiệp có thể làm hơn so với các đối thủ.
  • Weaknesses – Điểm yếu: Những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, gây cản trở cho mục tiêu mà bạn đã đề ra.
  • Opportunities – Cơ hội: Các tác động bên ngoài như biến động thị trường, sự thay đổi về nhu cầu của người dùng,… ảnh hưởng và mang lại lợi ích cho thương hiệu của bạn.
  • Threats – Thách thức: Cũng là thị trường, người dùng, xã hội,… nhưng mang tính tiêu cực, khiến doanh nghiệp phải đối đầu với thách thức và tìm cách giải quyết nó.
mô hình lợi thế cạnh tranh SWOT
Mô hình SWOT được áp dụng rộng rãi khi phân tích lợi thế cạnh tranh

Áp dụng SWOT trong phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ hỗ trợ bạn rất tốt khi xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Mô hình cạnh tranh nhìn từ chuỗi giá trị doanh nghiệp

Mô hình này có 3 mấu chốt chính gồm: 

  • Đầu vào: Trong giai đoạn này là khả năng tự chủ về mặt nguyên liệu. Điều này giúp doanh nghiệp có được lợi nhuận như mong muốn. Đặc biệt là có được lợi thế lớn khi nguyên liệu trên thị trường biến động. Bên cạnh đó, việc đặt mối quan hệ với nhà cung cấp sẽ hỗ trợ bạn tối ưu giá đầu vào một cách tốt nhất.
  • Sản xuất: Quy mô sản xuất sẽ ảnh hưởng nhất định đến chi phí bỏ ra. Quy mô càng lớn thì chi phí càng thấp. Đồng thời, việc có được bằng sáng chế sản phẩm là bí quyết doanh nghiệp có thể cạnh tranh với đối thủ của mình. Một điểm nữa trong sản xuất mà bạn có thể tạo lợi thế của mình chính là sở hữu dây chuyền sản xuất tiên tiến, công nghệ hiện đại.
  • Đầu ra: Bạn cần tối ưu tốt về nhận thức của người dùng đối với thương hiệu. Bởi họ thường có xu hướng lựa chọn những thương hiệu quen thuộc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan tâm đến hệ thống phân phối sản phẩm. Nó sẽ giúp bạn gia tăng thị phần trên thị trường. Ngoài ra, yếu tố về quan hệ khách hàng, vị trí địa lý, thị trường độc quyền,… cần được chú ý và triển khai một cách tốt nhất.
mô hình lợi thế cạnh tranh chuỗi
Tái hiện mô hình cạnh tranh nhìn từ chuỗi giá trị doanh nghiệp bằng sơ đồ

Vừa rồi mình đã chia sẻ đến bạn toàn bộ những thông tin về lợi thế cạnh tranh. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ xác định và có cách tối ưu tốt nhất, định vị thương hiệu trên thị trường. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau của Future Brand Việt Nam.

Tài liệu tham khảo bài viết này:

https://www.investopedia.com/terms/c/competitive_advantage.asp

https://www.techtarget.com/searchcio/definition/competitive-advantage

https://corporatefinanceinstitute.com/resources/management/competitive-advantage/

Brand Voice là gì? Bật mí cách ứng dụng Brand Voice vào thực tế xây dựng thương hiệu

Khi xây dựng thương hiệu, phần lớn doanh nghiệp sẽ chú trọng vào các khâu hình ảnh, màu sắc, phong cách thiết kế, logo,.. Tuy nhiên, bạn thường bỏ qua yếu tố quan trọng không kém – Brand Voice.  Với một Brand Voice phù hợp, thương hiệu của bạn trở nên thu hút hơn, dễ […]

Khi xây dựng thương hiệu, phần lớn doanh nghiệp sẽ chú trọng vào các khâu hình ảnh, màu sắc, phong cách thiết kế, logo,.. Tuy nhiên, bạn thường bỏ qua yếu tố quan trọng không kém – Brand Voice. 

Với một Brand Voice phù hợp, thương hiệu của bạn trở nên thu hút hơn, dễ nhận diện hơn so với đối thủ. Triangle Head sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu Brand Voice là gì và làm cách nào để ứng dụng một cách hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

xây dựng brand voice
Tìm hiểu định nghĩa và cách xây dựng Brand Voice

1. Khái quát về định nghĩa Brand Voice là gì?

Trong thời đại công nghệ số, Brand Voice ngày càng trở nên quan trọng. Nó dường như hiện hữu trong hầu hết các công việc kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy Brand Voice là gì? Và brand tone of voice là gì?

Brand Voice hay tiếng nói thương hiệu là tính cách mang nét riêng biệt, độc đáo mà thương hiệu thể hiện trong tất cả hoạt động truyền thông của mình. Nó phải được đồng nhất trên mọi kênh thông tin của thương hiệu. Nhất quán từ trang web, mạng xã hội, bài đăng trên blog đến cả sản phẩm quảng cáo, Email, thông báo của công ty.

Ngoài ra ý nghĩa Brand Voice còn là sự thể hiện chi tiết về cách mà bạn truyền tải. Từ nội dung, kèm theo thái độ, cảm xúc trong từng tình huống cụ thể. Điều này góp phần thổi hồn vào tiếng nói thương hiệu càng thêm đặc sắc, mang tính thuyết phục cao. Nó có thể được thay đổi thường xuyên nhưng chung quy phải dựa trên nền tảng là Brand Voice.

định nghĩa brand voice
Định nghĩa về tiếng nói thương hiệu và giọng điệu thương hiệu

Vai trò Brand Voice trong xây dựng thương hiệu được thể hiện rõ thông qua việc hỗ trợ thương hiệu có độ nhận diện cao. Đặc biệt trở nên nổi bật hơn giữa hàng trăm, hàng nghìn thương hiệu khác. Đồng thời, nó còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và liên tưởng đến thương hiệu của bạn. Từ đó duy trì được lượng khách hàng trung thành.

Ngoài ra, một Brand Voice ấn tượng có thể thu hút được nhóm khách hàng tiềm năng trước khi họ tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

2. Cách ứng dụng Brand Voice vào thương hiệu

Sau khi có cái nhìn khái quát về định nghĩa cũng như vai trò của Brand Voice, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc làm thế nào để ứng dụng vào cách xây dựng Brand Voice trong các chiến dịch Brand Marketing phải không nào. Dưới đây là 5 bước cơ bản, mà với Triangle Head mình sẽ giúp bạn có thể ứng dụng hiệu quả khi triển khai Brand Voice.

Bước 1: Bắt đầu với sứ mệnh hoặc tuyên bố giá trị của công ty bạn

Sứ mệnh hoặc giá trị của công ty có thể giúp bạn xác định một số đặc điểm chính trong Brand Voice. Không những thế, bạn còn biết được nhóm từ ngữ phù hợp để giao tiếp với khách hàng.

cách xây dựng brand voice
Giá trị, sứ mệnh doanh nghiệp hỗ trợ xác định đặc điểm Brand Voice

Ví dụ như một trong những giá trị của A Good Company là “ tính minh bạch”. Vì thế, mọi nội dung của họ được chia sẻ một cách rõ ràng, thẳng thắn và trực tiếp.

Bước 2: Nghiên cứu Target Audience để có định hướng Brand Voice

Muốn biết Brand Voice có thành công hay không, hãy nhìn vào đánh giá của khách hàng. Bạn hiểu càng rõ về đối tượng khách hàng của mình thì việc ứng dụng Brand Voice càng dễ dàng, hiệu quả hơn.

Một số câu hỏi dưới đây sẽ giúp ích cho bạn:

  • Khách hàng của bạn thuộc đối tượng nào? (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi,…)
  • Họ thích nội dung nghiêm túc hay hài hước hơn?
  • Họ có lắng nghe những người có tầm ảnh hưởng hay không?
  • Họ thích nội dung ngắn hay dài?

Bước 3: Audit lại Brand Voice của thương hiệu có giống với định hướng

Hãy phân tích những yếu tố, đặc điểm chính trong các nội dung, hoạt động hàng đầu được nhiều yêu thích từ khách hàng. Từ đó xem xét mức độ phù hợp để ứng dụng Brand Voice với thương hiệu của bạn.

ứng dụng brand voice
Hiểu rõ Target Audience, xây dựng Brand Voice càng hiệu quả

Một số gợi ý bạn có thể cân nhắc:

  • Chúng phù hợp với mục đích và giá trị thương hiệu của bạn đến mức nào?
  • Chúng có bắt kịp xu hướng không?
  • Chúng có thể được cải thiện hơn nữa không?
  • Những khía cạnh thành công nào có thể được nhân rộng trên toàn bộ thương hiệu?

Bước 4: Tạo bộ hướng dẫn sử dụng Brand Voice cho các ấn phẩm Marketing

Bạn có biết ý nghĩa Brand Voice nằm ở đâu không? Đó chính là tạo nên sự nhất quán trong cách trình bày cho thương hiệu. Và điều này có thể giúp doanh thu tăng đến 33%. Để làm được điều đó, trước hết nên xây dựng cẩm nang hướng dẫn sử dụng Brand Voice. Đặc biệt tổ chức các buổi đào tạo về cách dùng cho Content Creator của bạn.

Ngoài ra, việc tạo dựng Brand Tone of Voice cho mỗi trường hợp giúp tối ưu hóa khả năng sử dụng Brand Voice hơn:

  • Truyền thông phương tiện: ngắn gọn, rõ ràng, mang tính chuyên môn.
  • Truyền thông trên mạng xã hội: vui tươi, hài hước, giản dị, có thể sử dụng biểu tượng cảm xúc và GIF.

Bước 5: Review và adapt Brand Voice ra các ấn phẩm Marketing thực tế

Xã hội ngày một hiện đại, ngôn ngữ cũng ngày càng phát triển không ngừng. Những từ sử dụng cách đây 3 hoặc 5 năm có thể đã không còn phù hợp với xu hướng ngày nay. Vì vậy, việc xem xét và chỉnh sửa lại Brand Voice thường xuyên là điều cần thiết.

cách thực hiện brand voice
Nên chỉnh sửa thường xuyên Brand Voice

Bạn cần chỉnh ít nhất là mỗi năm một lần. Hoặc trong các sự kiện lớn dẫn đến thay đổi chiến lược tiếp thị của công ty.

3. Một số ví dụ về Brand Voice bạn nên tham khảo

Nếu bạn vẫn còn chưa nắm rõ hoặc muốn biết chi tiết hơn thì hãy tham khảo một số ví dụ về Brand Voice dưới đây.

Spotify

Spotify là một ứng dụng cung cấp âm nhạc đến từ các hãng thu âm như EMI, Sony,… 

Spotify phát triển Brand Voice thông qua ngôn ngữ hài hước, dí dỏm và trực tiếp. Đồng thời thường xuyên cập nhật các nội dung theo xu hướng ngày nay. Điều này được thể hiện trên tất cả kênh xã hội của Spotify.

Starbucks

Starbucks được biết đến là một thương hiệu cà phê nổi tiếng khắp thế giới. Brand Voice của Starbucks vừa mang màu sắc “chức năng” (Functional Voice), vừa mang nét “ biểu cảm” (Expressive Voice). Chúng hòa quyện vào nhau tạo ra những câu chuyện cà phê nồng nàn, quyến rũ.

ví dụ brand voice
Brand Voice của Starbucks gồm chức năng và biểu cảm

Functional Voice được sử dụng chủ yếu để nội dung rõ ràng, mang đến trải nghiệm dễ dàng, nhanh chóng tại cửa hàng. Trong khi đó, Expressive Voice là phương tiện giúp Starbucks làm nổi bật cá tính. Ngoài ra, thu hút khách hàng qua những điều thú vị, mới mẻ.

Mailchimp

MailChimp là một nền tảng tự động hóa Marketing thông qua Email. Thương hiệu này giúp quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Ngôn ngữ vui vẻ, thoải mái, giản dị là cốt lõi trong Brand Voice của MailChimp. 

Họ luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng, không sử dụng các thuật ngữ chuyên môn gây khó hiểu. MailChimp giao tiếp với khách hàng một cách hóm hỉnh, thân mật nhưng không hề gượng ép và suồng sã.

Trên đây là tất cả thông tin về Brand Voice, một trong các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu mà mình chia sẻ đến bạn. Hy vọng khi tường tận về Brand Voice là gì, cách ứng dụng nó vào xây dựng thương hiệu, bạn sẽ có được một tiếng nói thương hiệu thu hút. Đặc biệt sẽ tạo ấn tượng tốt đối với người dùng cũng như các khách hàng tiềm năng. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau của Future Brand Việt Nam.

8 bước phân tích khách hàng đơn giản cho các chiến dịch Marketing

Consumer Analysis hay phân tích khách hàng hay được biết đến là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu, hành vi,… của người tiêu dùng. Ngoài ra, các thị trường mục tiêu, nhân khẩu học cũng được đưa vào phân tích. Điều này giúp bạn dễ dàng trong việc xác định, đánh giá mong […]

Consumer Analysis hay phân tích khách hàng hay được biết đến là quá trình tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu, hành vi,… của người tiêu dùng. Ngoài ra, các thị trường mục tiêu, nhân khẩu học cũng được đưa vào phân tích. Điều này giúp bạn dễ dàng trong việc xác định, đánh giá mong muốn của khách hàng một cách chi tiết nhất.

Phân tích khách hàng mục tiêu sẽ hỗ trợ đắc lực cho chặng đường doanh nghiệp xây dựng và định vị thương hiệu. Vậy phân tích khách hàng có khó không? Quy trình chuẩn để thực hiện gồm các bước nào?

Tất cả sẽ được mình – Triangle Head giải đáp cụ thể bằng nội dung bài viết sau đây.

phân tích khách hàng mục tiêu
Tìm hiểu thông tin về phân tích khách hàng

1. Tại sao cần phân tích khách hàng khi định vị thương hiệu?

Nhiều bạn thường thắc mắc phân tích khách hàng để làm gì, tại sao lại mất thời gian cho tác vụ này. Nếu bạn chưa có câu trả lời thì hãy tìm hiểu với mình 3 lý do cơ bản nên tiến hành phân tích khách hàng trước khi bắt đầu định vị thương hiệu.

1.1. Giúp thương hiệu xác định nội dung cần được cá nhân hóa

Đầu tiên, việc phân tích khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn xác định được cá tính, hành vi của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ đây, bạn có thể đưa ra hướng đi tốt nhất cho thông điệp thương hiệu mà bạn muốn truyền tải. Và đánh giá độ hiệu quả để bạn có phương án triển khai duy trì hoặc lên ý tưởng mới.

Bên cạnh đó, phân tích khách hàng còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình phân chia các nhóm khách hàng. Điều này sẽ xác định cho bạn đâu là nhóm khách hàng nên đầu tư mạnh. 

Ngoài ra, với bảng phân tích khách hàng chi tiết, bạn sẽ nắm được những nhu cầu, mong muốn tiềm ẩn, sâu kín của khách hàng. Và chính từ những thông tin này, bạn sẽ xây dựng chiến lược nội dung, chiến lược Marketing đảm bảo về mặt hiệu quả.

1.2. Hỗ trợ tối ưu hóa trong việc phân tích các chiến dịch

Một trong các lý do quan trọng khiến khách hàng từ chối thương hiệu bởi vì sản phẩm của bạn không đáp ứng được nhu cầu mà họ mong muốn. Thế nên, một bảng phân tích khách hàng kỹ lưỡng sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh tài liệu, sản phẩm, thông điệp tiếp thị cùng những trải nghiệm khách hàng.

Không những thế, bạn cần quan tâm đến những chiến dịch quảng cáo, chiến lược Marketing tổng thể của mình hiện tại có còn phù hợp với nhóm đối tượng mục tiêu của mình hay không.

Nếu giải quyết tốt các nhu cầu của khách hàng và có hướng đi thích hợp thì bạn sẽ giữ được chân khách hàng trước khi họ rời đi và tìm kiếm một thương hiệu khác.

phân tích khách hàng là gì
Phân tích khách hàng giúp thương hiệu xác định được nội dung cá nhân hóa

1.3. Nắm được Customer Insight

Consumer Insight là thuật ngữ phổ biến trong phân tích khách hàng. Nó giúp bạn hiểu sâu hơn về cách khách hàng đang suy nghĩ và cảm nhận như thế nào ở một ngành hàng nhất định. Từ đó, bạn có thể phát triển những thông điệp, lên chiến lược cho hoạt động Marketing nhằm giải quyết được vấn đề của họ. Đây được xem là một trong các phương pháp đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng dễ dàng nhất.

Có thể nói, nắm được Customer Insight là Core Goal của quá trình phân tích khách hàng. Mọi hoạt động phân tích không ra được Customer Insight thì đồng nghĩa với việc mọi công sức của bạn đã “đổ sông, đổ bể”. Cho nên, hãy luôn ghi nhớ mục tiêu này trong đầu để tránh “câu chốt hạ” của bạn không giải quyết được vấn đề.

2. Quy trình 8 bước phân tích khách hàng chuẩn khi làm định vị

Sau đây là các bước phân tích khách hàng mà mình chia sẻ đến bạn. Bạn đã sẵn sàng chưa, cùng mình tìm hiểu ngay nào.

Bước 1: Bạn cần xác định khách hàng phù hợp với thương hiệu

Xác định khách hàng mục tiêu tương thích với thương hiệu là điều đầu tiên và quan trọng khi bắt đầu phân tích khách hàng

Việc xác định này có thể thực hiện bằng cách thu thập các thông tin, nghiên cứu về thu nhập, sở thích, độ tuổi, giới tính, địa điểm, công việc,… Và đặc biệt là tiêu chí mua hàng, sản phẩm thường quan tâm cùng tần suất mua như thế nào. 

Các cuộc khảo sát sẽ giúp bạn có được toàn bộ những thông tin mà bạn đang cần. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng CRM, một công cụ cung cấp dữ liệu quản lý tài nguyên khách hàng hay các thông tin mạng xã hội để tìm kiếm phân khúc khách hàng mà thương hiệu đang hướng đến.

Bước này sẽ hỗ trợ tốt cho việc bạn tạo hồ sơ về các nhóm khách hàng mục tiêu của mình. Quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá nhằm có được những dữ liệu tương đối để xác định đối tượng bạn đang bán hàng. Ngoài ra, bạn còn đo lường được độ hiệu quả của các chiến dịch quảng bá cũng như nâng cao khả năng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.

Khi bạn tiếp cận và thật sự hiểu được những nhu cầu, mức chi trả mà khách hàng có thể bỏ ra. Việc tiếp theo bạn nên làm là điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ của mình phù hợp hơn với nhu cầu và mức giá của khách hàng. Từ đó, bạn cũng sẽ có chiến lược Marketing thích hợp để tăng doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bước 2: Tìm các mẫu báo cáo về tệp khách hàng đã xác định

Có thể bạn sẽ nghĩ bước này khá đơn giản, chỉ cần tìm những mẫu báo cáo liên quan đến khách hàng mục tiêu là hoàn thành. Đây là suy nghĩ đúng nhưng chưa đủ, bạn cần trả lời cho câu hỏi sử dụng mẫu báo cáo này để làm gì. 

Trên thực tế, việc tìm kiếm các báo cáo sẽ mất khá nhiều thời gian. Vì thế, bạn hãy lên trước bộ câu hỏi sơ bộ về chân dung khách hàng của mình. Công đoạn này sẽ hỗ trợ quá trình tìm kiếm của bạn ít tốn thời gian nhưng vẫn đảm bảo về mặt hiệu quả. 

Sau đây là ví dụ về báo cáo tệp khách hàng của ngành bia để bạn tham khảo và hiểu rõ tác vụ mình cần làm.

  • WHO: Đối tượng uống bia là ai? Mình ví dụ như bạn đã xác định sản phẩm bia hướng đến dân văn phòng. Việc bạn cần làm lập tức là tìm hiểu thông tin nhân khẩu học của đối tượng này.
  • WHAT: Họ cần loại bia như thế nào? Với câu hỏi này, bạn sẽ suy ra được hai mục tiêu tìm kiếm. Đầu tiên là nhu cầu uống bia của đối tượng. Thứ hai là bia đáp ứng nhu cầu trên ra sao. Hoặc đơn giản chỉ cần biết họ thích uống bia như thế nào.
  • WHY – HOW: Đây là câu hỏi “suy luận dẫn dắt”, đòi hỏi bạn đúc kết vấn đề ở câu hỏi Why. Tại sao khách hàng sẽ chọn bia của bạn? Để có được câu trả lời này, bạn cần giải bài toán về How – Bia của bạn sẽ tiếp cận đối tượng như thế nào? Tới đây, bạn sẽ cần những báo cáo thị trường về xu hướng, mối quan tâm, lo lắng của đối tượng mục tiêu. Từ đó, bạn sẽ có ý tưởng sơ bộ trong việc đưa hình ảnh sản phẩm của bạn ra thị trường.

Trên đây là bộ câu hỏi Who – What – Why – How sẽ giúp bạn tối ưu trong việc tìm kiếm và chắc lọc các mẫu báo cáo. 

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tìm kiếm mẫu báo cáo ở đâu? Thông thường, các công ty sẽ có một đội research riêng hoặc thuê ngoài. Nếu doanh nghiệp không có đội nhóm để nghiên cứu thì bạn có thể tìm thử trên các nguồn miễn phí như QandMe, Brand Việt Nam. 

Hoặc việc tìm kiếm những mẫu báo cáo trên Google cũng là một cách thông minh. Ví dụ, banh muốn tìm thông tin báo cáo về thị trường bia, bạn có thể gõ “báo cáo ngành bia pdf”.

các bước phân tích khách hàng
Tìm kiếm các mẫu báo cáo về tệp khách hàng hướng đến

Bước 3: Phân chia khách hàng theo từng nhóm khác nhau

Trong quá trình nghiên cứu, chắc rằng sẽ có nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Điều này đòi hỏi bạn cần phân chia các nhóm khách hàng sao cho phù hợp nhất. 

Bạn nên ghi chú các đặc điểm chung tương ứng với từng nhóm. Chẳng hạn như hành vi mua sắm, hành vị, những ứng dụng dùng phổ biến,… Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau đây để xác định những nhóm khách hàng tốt nhất.

Đặc biệt, nó sẽ giúp bạn khá nhiều trong quá trình phân tích khách hàng của doanh nghiệp.

  • Xác định quy mô gần đúng của các phân khúc khách hàng
  • Giữa các phân khúc cần có sự khác biệt rõ ràng
  • Có thể quyết định loại bỏ hoặc gộp những nhóm khách hàng nhỏ vào nhóm lớn hơn
  • Xác định tỷ lệ doanh thu ở mỗi nhóm sẽ đóng góp
  • Kết nối các nhóm thông qua xác định thông điệp tiếp thị, tìm kiếm nền tảng để tiếp cận khách hàng hiệu quả

Việc phân chia thành từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau sẽ hỗ trợ tốt khi bạn phân tích và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.

Bước 4: Phân tích Customer Insight của từng nhóm khách hàng

Để hiểu được bước này, bạn cần nắm Customer Insight là gì. Đây là khái niệm phổ biến trong ngành Branding nói riêng và Marketing nói chung. Customer Insight chính là những suy nghĩ được ẩn giấu bên trong, có ảnh hưởng đến hành vi cũng như quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Với bước phân tích Customer Insight theo từng nhóm khách hàng, bạn nên quan tâm nhiều đến những cụm từ khóa phổ biến. Hoặc các câu hỏi thường gặp có liên quan chặt chẽ đến sản phẩm đang kinh doanh. Bằng cách này, bạn sẽ xác định cụ thể đâu là nhu cầu chính xác, sự hài lòng, phản đối hay những mối quan tâm hiện tại của khách hàng.

Dưới đây là các chỉ số đo lường phổ biến nhằm sàng lọc nhóm khách hàng hiệu quả. Bạn có thể chọn lọc và áp dụng cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình.

  • Đo lường tỷ lệ giữ chân: giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV), tỷ lệ giữ chân khách hàng, mua lại, quy đổi.
  • Đo lường lòng trung thành: tỷ lệ mua lại, bán chạy, số lượng tương tác của khách hàng, chỉ số lòng trung thành của khách hàng (Customer Loyalty).

Việc phân tích Customer Insight sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được các dữ liệu hữu ích để thiết kế sản phẩm/dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất. Đồng thời, đây sẽ là cách thức để bạn có thể tiếp cận những nhóm khách hàng hướng đến.

phân tích khách hàng doanh nghiệp
Với mỗi nhóm khách hàng sẽ phân tích Customer Insight tương ứng

Bước 5: Xây dựng Customer Persona

Một trong các bước phân tích khách hàng quan trọng chính là việc xây dựng Customer Persona – chân dung khách hàng. Để tạo được chân dung khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của mình, bạn nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về thị trường.

Một Customer Persona cần hội tụ các yếu tố cơ bản như tuổi, giới tính, nơi ở, thu nhập, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân,… Ngoài ra, bạn có thể xem xét đến khía cạnh về kênh truyền thông, nguồn tin tức hay tạp chí mà khách hàng mục tiêu đang quan tâm. Từ đó, bạn đưa ra các giải pháp thích hợp nhất với những mối quan tâm của họ.

Vì những lý do khác nhau mà khách hàng quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Thế nên, hãy cân nhắc tạo nhiều cá tính người mua, đừng dừng lại chỉ với một Customer Persona duy nhất.

Bước 6: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Khi phân tích khách hàng của doanh nghiệp, bạn cần tìm hiểu sâu về nhu cầu của khách hàng. Từ đây, bạn sẽ có cách nhìn đủ sâu rộng về hành vi, xu hướng của người dùng.

Một trong những cách để bạn có thể tìm kiếm đầy đủ thông tin về nhu cầu khách hàng chính là tạo ra các cuộc khảo sát. Hoặc thu thập dữ liệu trên website, email khảo sát đánh giá về thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.

Biết được nhu cầu của khách hàng là bước đệm quan trọng để bạn hình thành các chiến lược quảng bá khả thi, cải thiện sản phẩm/dịch vụ một cách tốt nhất.

Bước 7: Kết nối sản phẩm của bạn với nhu cầu của khách hàng

Sau khi xác định phân khúc đối tượng hướng đến cũng như nhu cầu khách hàng, việc tiếp theo là bạn cần kết nối các dữ liệu này với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Bạn nên tập trung vào những tính năng riêng lẻ của sản phẩm/dịch vụ nhằm cung cấp cho người dùng hay khách hàng một giải pháp tốt nhất so với nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, bạn nên có những chương trình giảm giá bằng voucher hay quay thưởng,… để thu hút và tăng nhu cầu mua hàng.

Việc kết nối sản phẩm/dịch vụ với nhu cầu khách hàng hỗ trợ cho bạn trong việc nâng cao trải nghiệm khách hàng. Và giúp cải thiện, phát triển tốt về mặt sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

bảng phân tích khách hàng
Kết nối nhu cầu khách hàng với sản phẩm/dịch vụ

Bước 8: Xác định các điểm chạm trên hành trình của khách hàng 

Bước cuối cùng mà mình chia sẻ đến bạn trong việc phân tích khách hàng mục tiêu là xác định các “điểm chạm” trên hành trình khách hàng. Điểm chạm ở đây được hiểu là điểm kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Điểm kết nối này thể hiện qua những kênh truyền thông như logo, website, cửa hàng, bộ nhận diện thương hiệu hay kể cả nhân viên telesales,…

Quá trình phân tích điểm chạm để xác định nhu cầu, hành vi của khách hàng giúp bạn có được nhiều nhận định khác nhau, nhất là dữ liệu về insight sản phẩm/dịch vụ.

Mỗi một điểm chạm trên hành trình khách hàng chính là cơ hội để doanh nghiệp thúc đẩy xây dựng hình ảnh thương hiệu. Đặc biệt, bạn sẽ tạo cho khách hàng một trải nghiệm tuyệt vời. 

3. Mẫu bảng phân tích khách hàng cho bạn tham khảo

Dưới đây là mẫu bảng phân tích khách hàng chi tiết bằng 6W. Đây là mô hình phân tích khách hàng phổ biến, cho bạn biết nhu cầu cũng như phương pháp phân loại từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Nói một cách khái quát thì:

Mô hình 6W được sử dụng để giúp bạn xác định chính xác những thách thức cũng như cơ hội trên thị trường.

phân tích khách hàng marketing
Mẫu phân tích các đối tượng khách hàng với 6W

WHO – Khách hàng tiềm năng, họ là ai?

Bạn cần xác định rõ các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, tuổi, gia đình, nơi ở,… và tâm lý của đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng đến. Ngoài ra, bạn nên quan tâm người hoặc sự vật, sự việc có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

WHAT – Khách hàng hành động gì với sản phẩm?

Ở đây, bạn nên lưu ý đến số lượng khách hàng mua sản phẩm. Đặc biệt, yếu tố ảnh hưởng đến việc phân tích khách hàng nhiều nhất là sự khác nhau giữa heavy users và light users.

Heavy users hay người dùng nhiều là người mang lại phần lớn doanh thu sản phẩm cho bạn. Đây nhóm khách hàng được xem là tin cậy của doanh nghiệp. 

Còn light users, tức người dùng ít là người có số lần mua sắm hiếm hoi, đôi khi chỉ có một lần mua hàng.

WHERE – Khách hàng mua sản phẩm ở đâu?

Bạn cần phân tích và xác định sản phẩm được khách hàng mua đến từ nhà cung cấp, thương hiệu nào. Bên cạnh đó, bạn cân nhắc xem xét những sàn thương mại điện tử có ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm hay không. Để từ đó, bạn có thể điều chỉnh chiến lược Marketing sao cho phù hợp nhất.

WHEN – Khi nào khách hàng mua sản phẩm?

Bạn nên xem qua các số liệu về các chương trình khuyến mại. Nó có ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng cũng như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, hãy suy nghĩ còn những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc người tiêu dùng quyết định mua hàng hay không. Mình ví dụ như yếu tố về thời tiết, đối thủ cạnh tranh,…

WHY – Tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm?

Bạn cần biết được khách hàng mong muốn đáp ứng được nhu cầu gì khi sử dụng sản phẩm của mình. Và những tính năng sản phẩm mà bạn đang cung cấp có tương đồng với nhu cầu đó hay không. 

Không những thế, bạn nên dự đoán các nhu cầu của khách hàng liệu có thay đổi trong tương lai. Từ những phân tích này, bạn sẽ cải thiện sản phẩm/dịch vụ của mình được tốt hơn và thu hút nhanh chóng khách hàng tiềm năng.

WHY NOT – Tại sao khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm?

Đó có thể do sản phẩm của bạn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Và các đối thủ cạnh tranh lại cung cấp sản phẩm có những tính năng mà khách hàng đang mong muốn. 

Thế nên, bạn cần tập trung phân tích kỹ về nhu cầu cũng như sản phẩm của mình để vượt trội hơn đối thủ. Điều này giúp bạn nắm bắt cơ hội tạo ấn tượng cho khách hàng tiềm năng của mình.Thế là mình vừa chia sẻ đến bạn các thông tin về phân tích khách hàng.

Hy vọng bạn sẽ có được những góc nhìn, kiến thức tốt nhất để ứng dụng vào quá trình phân tích khách hàng mục tiêu của mình. Cũng từ đó mà bạn sẽ định vị thương hiệu một cách hiệu quả, tạo ấn tượng trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau của Triangle Head đến từ Future Brand Việt Nam.

Phân tích SWOT bản thân: Định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân

SWOT là một trong các phương pháp phân tích hữu hiệu về bài toán kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó bao gồm việc mổ xẻ các vấn đề về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Không những ứng dụng cho các tổ chức, SWOT còn rất phù hợp để phân tích […]

SWOT là một trong các phương pháp phân tích hữu hiệu về bài toán kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó bao gồm việc mổ xẻ các vấn đề về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Không những ứng dụng cho các tổ chức, SWOT còn rất phù hợp để phân tích định hướng xây dựng thương hiệu cá nhân.

Vậy lợi ích khi phân tích SWOT bản thân là gì? Nó dành cho những đối tượng nào? Nội dung cụ thể của việc phân tích SWOT ra sao? Và nên làm gì sau khi đã hoàn tất phân tích SWOT cá nhân?

Trong nội dung bài viết này, Triangle Head sẽ giúp bạn từng bước có được những kiến thức cần thiết để trả lời chính xác nhất cho những câu hỏi ở trên. Cùng mình tìm hiểu ngay nào!

1. Đối tượng nên sử dụng phân tích SWOT là ai?

SWOT được biết đến là mô hình phân tích phổ biến hiện nay về Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). SWOT cá nhân được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có thể kể đến như:

  • Marketer
  • Chủ doanh nghiệp
  • Các nhà quản lý
  • Chuyên viên cấp cao
  • Quản lý nhân sự
  • Bác sĩ
  • Kỹ sư
  • Sinh viên
  • Và ngay cả chính bản thân của bạn

Với Triangle Head mình, thì việc SWOT bản thân cũng không giới hạn đối tượng nào nên áp dụng, mà đây là công việc khá tốt để giúp bạn có thói quen nhìn nhận và đánh giá những gì mà mình đã đạt được trong thời gian qua.

Nếu xét theo phương diện vĩ mô hơn cụ thể đối với các chiến dịch Personal Branding / Personal Marketing, thì việc thực SWOT về bản thân được xem định hướng và cơ sở lý luận dùng để đề xuất các hoạt động triển khai trong chiến dịch nâng cao nhận diện hoặc hình ảnh cá nhân.

2. Lợi ích phân tích SWOT bản thân, tại sao cần thực hiện?

Nếu nói về lợi ích phân tích swot bản thân thì vô cùng nhiều, qua đây Triangle Head mình sẽ đưa ra cho bạn một số lợi ích khá phù hợp với các bạn Junior / Newbie Marketer và cả những bạn đang muốn xây dựng hình ảnh Personal Branding của mình:

  • Bạn sẽ dễ dàng nhận thức, tăng vốn hiểu biết của mình về những sở trường và chuyên môn
  • Hỗ trợ bạn thiết lập mục tiêu cải thiện khuyết điểm.
  • Nhận biết những cơ hội xung quanh mình, tận dụng chúng một cách triệt để.
  • Hiểu được tầm nhìn, giá trị cốt lõi cũng như mục đích sống.
  • Theo dõi, quản lý hiệu quả về mặt thời gian.
  • Tránh được cạm bẫy tiềm ẩn trong cuộc sống.
  • Giúp bạn xây dựng định vị thương hiệu cá nhân được tốt hơn.
  • Hỗ trợ bạn trong việc quản lý phát triển và rèn luyện những định hướng bản thân

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào nắm được lợi ích phân tích SWOT cá nhân là như thế nào rồi đúng không nào. Ngay bây giờ, hãy cùng Triangle Head mình khám phá các yêu tố của SWOT nhé!

3. Các yếu tố trong mô hình phân tích SWOT bản thân

Ở nội dung này, mình sẽ giới thiệu cũng như phân tích chi tiết về mô hình SWOT cho bản thân. Đặc biệt, ở mỗi yếu tố, mình sẽ đưa ra ví dụ cụ thể nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề và có thể thực hành tốt nhất.

Cụ thể trong việc phân tích bản thân theo công thức SWOT, bạn cần phải dựa vào 4 yếu tố Strength – Weak – Opportunities – Threaten để phân tích, và những yếu tố này sẽ có những công năng khác nhau. Chi tiết như thế nào, hay cũng mình tìm hiểu yếu tố đầu tiên là Strength trước nhé!

Strength (Điểm mạnh)

Phân tích điểm mạnh của bản thân để giúp bạn duy trì và phát huy chúng một cách tốt nhất. Và cũng để bạn biết được lĩnh vực nào đang làm nổi bật chính bạn với những phẩm chất, kỹ năng, chuyên môn tuyệt vời.

swot bản thân
Phân tích Strength – Điểm mạnh

Để bạn có đáp án chính xác ở yêu tố Strength trong bản thân mình khi phân tích mô hình SWOT bản thân, bạn hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để có được kết quả chính xác nhất, gồm:

  • Bản thân tôi có thể làm tốt những điều gì?
  • Điều gì khiến tôi trở nên khác biệt so với người khác?
  • Năng khiếu/khả năng bẩm sinh của tôi là gì?
  • Khả năng/kỹ năng đặc biệt nào tôi đã xây dựng trong suốt thời gian qua?
  • Người khác thường trân quý, ngưỡng mộ tôi ở phẩm chất nào?
  • Tôi có được những lợi thế gì so với người khác (có thể là trình độ, giải thưởng, mối quan hệ,…)?
  • Tôi đã đạt được những thành tựu gì cho đến thời điểm hiện tại?
  • Chuyên môn nào của tôi đã làm hài lòng sếp/giáo viên/giảng viên,..?
  • Tôi có những tài nguyên gì để sử dụng cho lợi thế của mình?
  • Những giá trị cốt lõi mà chỉ tôi có được là gì?

Đây là các câu hỏi cơ bản nhất khi bạn tiến hành phân tích điểm mạnh của mình. Để làm rõ hơn, mình sẽ chia sẻ đến bạn một ví dụ về phân tích Strength bằng cách trả lời một số câu hỏi ở trên.

  • Tôi là người rất sáng tạo.
  • Tôi luôn làm hài lòng khách hàng của mình bằng những góc nhìn, nhận định mới mẻ cho thương hiệu của họ.
  • Tôi có khả năng giao tiếp tốt với team của tôi và cả khách hàng.
  • Tôi có khả năng tìm ra những góc độ về marketing bằng cách đặt những câu hỏi cụ thể.
  • Tôi rất tự tin khi cam kết mang đến thành công cho những khách hàng của mình.

Một kinh nghiệm Triangle Head mình muốn chia sẻ thêm, để việc đưa ra đáp án được minh bạch nhất, khi bạn liệt kê các trả lời hãy nhớ đưa ra những bằng chứng thuyết phục rằng mình đang sở hữu điểm mạnh đó như thế nào. Vì như thế sẽ giúp bạn tránh được việc trả lời qua sở thích hoặc bạn nghĩ vậy.

Weakness (Điểm yếu)

Mỗi người một tính cách, mang những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Không có một ai là hoàn hảo cả. Vì thế, việc nhìn nhận điểm yếu của bản thân cũng là một cách để giúp bạn cải thiện chúng, biến những điều tiêu cực xung quanh bạn thành những điều tích cực.

Ngoài ra, biết được điểm yếu bản thân nằm ở đâu sẽ giúp bạn lựa chọn tốt hơn về công việc, về con đường sự nghiệp của mình.

swot bản thân
Phân tích Weakness – Điểm yếu

Một số câu hỏi về yếu tố WEAK khi phân tích bản thân theo phương pháp SWOT, bạn có thể tham khao như sau:

  • Điều gì tôi không thể làm tốt nhất?
  • Tôi có thói quen xấu nào? Những đặc điểm tiêu cực mà tôi thường thể hiện là gì?
  • Cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè, người thân,… khi nói về điểm yếu của tôi sẽ là gì?
  • Những lĩnh vực nào mà tôi cần cải thiện?
  • Tôi có thói quen gì chưa tốt khi làm việc? (ví dụ như vô kỷ luật, chưa kiểm soát được cảm xúc, chưa lắng nghe,…)
  • Các công việc/nhiệm vụ tôi thường lảng tránh (do tôi không tự tin hoặc không thích làm) là gì?
  • Tôi có những nỗi sợ hãi nào trong công việc khiến tôi trở thành người chưa quyết đoán (như sợ rủi ro, thiếu tự tin,…)?

Ví dụ cụ thể về phân tích điểm yếu, trong sơ đồ SWOT của bản thân như sau:

  • Tôi thường đẩy nhanh tiến độ công việc nên tôi hay bỏ một số công việc nhỏ trong danh sách dẫn đến chất lượng công việc chính bị bị ảnh hưởng.
  • Tôi bị căng thẳng khi đảm đương quá nhiều công việc/dự án.
  • Tôi hay mất tự tin trước các buổi thuyết trình, chưa dẫn dắt được người nghe vào câu chuyện của mình. Tôi rất sợ hãi khi phải đối diện với đám đông nên hầu như các buổi hội thảo, sự kiện tôi đều căng thẳng.

Điểm mạnh (Strength) và điểm yếu (Weakness) chính là 2 yếu tố bên trong cần được phân tích kỹ lưỡng. Bởi nó xuất phát từ chính con người bạn, tính cách, phẩm chất, kỹ năng chuyên môn của bạn. 

Sau khi đã biết được điểm mạnh, yếu của bản thân, việc tiếp theo là bạn cần phân tích 2 yếu tố bên ngoài cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threat) trong mô hình SWOT.

Opportunity (Cơ hội)

Nếu bạn mong muốn phát triển thì luôn luôn có những cơ hội tồn tại cho bạn. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã ứng dụng rất tốt cơ hội để phát triển chính bản thân và tổ chức của họ.

phân tích swot bản thân
Phân tích Opportunity – Cơ hội

Vậy làm sao để biết cơ hội của mình ở đâu? Bạn hãy tự mình trả lời các câu hỏi dưới đây nhé:

  • Lĩnh vực/ngành hàng nào đang phát triển vượt bậc hiện nay?
  • Những thay đổi nào sẽ mang lại lợi ích cho bản thân tôi trong con đường sự nghiệp?
  • Ngành tôi đang theo đuổi liệu có bị tụt dốc và thay thế bằng một ngành khác? Và tôi có cơ hội để phát triển ở ngành mới hay không?
  • Làm thế nào tôi có thể kết hợp giữa việc kinh doanh hiện tại và những new trend (xu hướng mới) trên thị trường?
  • Còn nơi nào trên thị trường mà tôi có thể chiếm vị thế lớn được hay không?
  • Tôi gặp phải vấn đề trong sự nghiệp/công ty của tôi, và tôi cần làm gì để giải quyết tốt?
  • Tôi có thể làm điều gì đó khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của tôi hay không?
  • Tôi đã có được mạng lưới xã hội thật sự tốt cho lợi thế kinh doanh của mình hay chưa?

Sau đây là các ví dụ về phân tích cơ hội:

  • Trưởng phòng của tôi xin nghỉ sinh sớm. Và tôi là người sẽ đảm nhận những công việc/trách nhiệm của cô ấy. Đây cũng là một cơ hội để tôi phát triển sự nghiệp của mình.
  • Tôi được tham gia vào một buổi hội thảo tiếp thị lớn nhất nhì trong lĩnh vực tôi đang kinh doanh. Điều này sẽ giúp tôi có được kiến thức rộng hơn và xây dựng được mạng lưới chiến lược tầm cỡ hơn.
  • Thời gian gần đây, đối thủ của tôi bị phê bình là dịch vụ phục vụ khách hàng của họ rất kém. Vấn đề này cũng là một cơ hội để doanh nghiệp của tôi vượt mặt đối thủ với dịch vụ chăm sóc khách hàng nổi trội hơn.

Threat (Nguy cơ)

Song song với cơ hội thì một vấn đề cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định. Và các mối nguy cơ này đôi khi bạn không thể kiểm soát được.

Thế nên, bạn cần chủ động lường trước những mối đe dọa và có biện pháp dự phòng. Từ đó mà bạn mới có thể xử lý chúng hiệu quả nhất.

mô hình swot bản thân
Phân tích Threat – Thách thức

Những câu hỏi nên tự vấn bản thân khi phân tích về Threat (Nguy cơ) như:

  • Trong việc training/triển khai công việc, điều gì đã cản trở tôi khiến tôi ngày càng thụt lùi?
  • Mục tiêu hiện tại của tôi bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài nào?
  • Vị trí/dự án của tôi đang phụ trách có bị thay thế bởi đồng nghiệp của tôi hay không?
  • Sự xuất hiện công nghệ mới có đe dọa vị trí của tôi ở công ty hay không?
  • Lĩnh vực tôi đang làm việc có bị thay đổi trong thời gian tới không?
  • Thị trường cạnh tranh lĩnh vực tôi làm việc như thế nào?
  • Điểm yếu của tôi đang đe dọa công việc tôi triển khai như thế nào?

Dưới đây là ví dụ phân tích về Threat (Nguy cơ) để bạn có thể nắm rõ thông tin mà mình vừa chia sẻ:

  • Bạn A, anh ấy là đồng nghiệp của tôi với khả năng thuyết trình cực tốt. Và anh ấy đang cạnh tranh với tôi ở vị trí Trưởng phòng.
  • Dịch Covid 19 ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cắt giảm nhân sự. Và công ty tôi đang làm việc cũng đang xem xét để cắt giảm phần lớn nhân sự.
  • Nhân sự công ty bị thiếu hụt và tôi phải tăng ca. Điều này ảnh hưởng đến sự sáng tạo của tôi.

Mình vừa chia sẻ đến bạn phân tích bản thân theo phương pháp SWOT gồm điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Cùng với đó là các ví dụ bài SWOT mẫu về bản thân để bạn dễ hình dung. Vậy sau khi phân tích SWOT, bạn cần thực hiện tiếp theo những điều gì? Hãy cùng mình theo dõi ngay nào.

4. Cần làm gì sau khi hoàn thành phân tích SWOT bản thân?

Xác định kết quả và định hướng mục tiêu

Việc xác định kết quả sau khi phân tích SWOT bản thân được thực hiện bằng 2 phương pháp phổ biến: sự phù hợp và chuyển đổi.

Sự phù hợp ở đây là kết nối 2 yếu tố cùng tính chất lại với nhau. Mình ví dụ như kết hợp giữa điểm mạnh và cơ hội (hay còn gọi là chiến lược S – O). Sự kết hợp này sẽ giúp bạn theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của mình. Ngược lại, nếu kết hợp giữa điểm yếu và thách thức (chiến lược W – T) thì bạn nên thiết lập các phương án phòng thủ, hạn chế điểm yếu ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Yếu tố thứ 2 là chuyển đổi, tức là biến những điều tiêu cực trở nên tích cực hơn bao giờ hết. Hay có thể nói là chuyển điểm yếu thành điểm mạnh, chuyển những mối đe dọa thành cơ hội. Ví dụ bạn là người có tính cách hướng ngoại thì một môi trường nội tâm sẽ không phù hợp với bạn. Nhưng môi trường bán hàng thì lại rất ư là thích hợp và giúp bạn trở nên nổi trội hơn.

Hãy hành động ngay

Ngay sau khi định hướng được kết quả và mục tiêu, bạn cần làm tiếp theo là vạch ra kế hoạch hành động ngay lập tức. Ông bà xưa có câu “Học đi đôi với hành”, vì thế, việc hành động rất quan trọng để tạo ra được kết quả như bạn mong muốn.

Thường xuyên đánh giá các kết quả đạt được

Việc đánh giá những kết quả đạt được một cách thường xuyên sẽ giúp bạn nhận ra được những điểm cần phát huy và những điểm cần cải thiện. Vì vậy, bạn cần thiết lập các phép đo ngay bây giờ để có thể đo lường, đánh giá các kết quả sau khi phân tích SWOT bản thân bạn nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Triangle Head chia sẻ đến bạn về phân tích SWOT bản thân. Hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp bạn phân tích cũng như ứng dụng tốt công thức SWOT. Hẹn gặp lại bạn trong những bài chia sẻ sau từ Future Brand Việt Nam!

Tài liệu tham khảo bài viết:

https://bschool.pepperdine.edu/blog/posts/personal-swot-analysis-guide.htm

https://www.futurelearn.com/info/courses/social-innovation-global-solutions-for-a-sustainable-future/0/steps/97217

https://slidemodel.com/personal-swot-analysis-quick-guide/

Mô hình SCAMPER là gì? Áp dụng SCAMPER trong việc phát triển ý tưởng sản phẩm mới

SCAMPER là một từ viết tắt được hình thành từ chính tên gọi của nó: Substitute, Combine, Adapt, Modify (Also magnify and minify), Put to another use , Eliminate, và Reverse. SCAMPER được xem là một mô hình tư duy đặt câu hỏi của sản phẩm hiện tại và giúp bạn khám phá những khả năng mới để khai thác và phát triển sản phẩm.

Sự phát triển không ngừng của Internet, tốc độ chớp nhoáng của Marketing, bạn cảm thấy ngày càng khó khăn với việc đưa ra các ý tưởng thú vị, mới lạ? Công việc của bạn đang cần điểm đột phá, sáng tạo hơn? Hãy bắt đầu với SCAMPER, mọi vấn đề sẽ trở nên dễ dàng. 

Vậy SCAMPER là gì? Nó được ứng dụng như thế nào? Đừng lo lắng, mình là Triangle Head sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình SCAMPER thông qua nội dung bài viết dưới đây.

mô hình scamper
SCAMPER là một trong các phương pháp tư duy sáng tạo

1. Khái  niệm về mô hình SCAMPER là gì?

Định nghĩa mô hình SCAMPER

Mô hình SCAMPER được Robert F. Eberle, một nhà quản lý giáo dục xây dựng và phát triển vào đầu những năm 1970. Mô hình này dựa trên cơ sở sự khởi xướng của Alex Osborn. Vậy SCAMPER nghĩa là gì

Hiểu một cách đơn giản, SCAMPER là một phương pháp tư duy sáng tạo giúp bạn giải đáp hàng loạt các vấn đề dựa trên việc áp dụng kỹ thuật động não, với mục tiêu tổng hợp càng nhiều ý tưởng tiềm năng thì càng tốt. 

Cụ thể hơn, trong lĩnh vực kinh doanh, nó được biết đến là một công cụ tư duy có hiệu quả nhằm khởi tạo ra các ý tưởng, sáng kiến mới. Từ đây, các doanh nghiệp có thể cải thiện hoặc đảm bảo khâu dự định phát triển tốt dịch vụ, sản phẩm của mình. Cũng nhờ đó mà góp phần đạt được các mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Việc áp dụng mô hình SCAMPER sẽ tốt như thế nào?

Thông qua việc cung cấp 7 cách tiếp cận tư duy khác nhau, phương pháp SCAMPER sẽ giúp bạn khai phá ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo, mang lại sự đổi mới cho các sản phẩm/dịch vụ hay vấn đề mà bạn gặp phải.

Sử dụng công cụ SCAMPER, bạn không chỉ tìm ra các ý tưởng độc đáo cho sản phẩm mới hay cải thiện sản phẩm đã có trên thị trường mà còn kích hoạt được lối tư duy sáng tạo, khởi điểm cho sự phát triển cá nhân về sau.

ứng dụng scamper
7 yếu tố tạo nên mô hình SCAMPER

SCAMPER sẽ hướng bạn nhìn nhận một sự vật, sự việc qua nhiều lăng kính khác nhau. Cụ thể là qua 7 lăng kính, 7 yếu tố tạo nên một công cụ SCAMPER hoàn chỉnh:

  • Substitute: Thay thế
  • Combine: Kết hợp
  • Adapt: Thích nghi
  • Modify: Điều chỉnh
  • Put to other uses: Sử dụng cho mục đích khác
  • Eliminate: Loại bỏ
  • Rearrange, Reverse: Thay đổi trật tự/Lật ngược vấn đề

2. Mô hình SCAMPER áp dụng như thế nào?

Để giải quyết một vấn đề tối ưu và hiệu quả, bạn nên tổng hợp các ý tưởng xuất hiện trong mỗi bước triển khai. Từ đó, đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. Sản phẩm SCAMPER, những ý tưởng đột phá được hình thành dựa trên cơ sở thúc đẩy tầm nhìn phát triển ở nhiều chiều hướng khác nhau.

Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến các bạn cách ứng dụng SCAMPER với 7 chiều hướng sao cho hiệu quả:

S – Substitute (Thay thế)

Bằng phương pháp thay thế, bạn sẽ tìm thấy khá nhiều giải pháp hữu ích, biến mọi thứ dần trở nên có thể. Cụ thể, bạn cần tập trung xem xét việc thay thế sản phẩm, dịch vụ này bằng một sản phẩm, dịch vụ khác hay thậm chí thay thế cả quá trình, con người, địa điểm lẫn cảm xúc.

sản phẩm scamper
Xem xét thay thế các sản phẩm/dịch vụ hiện có

Những câu hỏi dưới đây sẽ là sự gợi ý tuyệt vời dành cho bạn:

  • Có thể thay thế quy trình đơn giản hơn không?
  • Ai hoặc cái gì có thể được thay thế?
  • Có thể thay thế thời gian hoặc địa điểm?
  • Có thể thay thế bằng thiết bị hiện đại hơn không?
  • Có thể thay đổi cảm xúc hoặc thái độ không?

C – Combine (Kết hợp)

Nếu bạn muốn đổi mới thị trường thì một cách không thể bỏ qua chính là sử dụng phương pháp kết hợp. Việc kết hợp có thể xuất phát từ hai sản phẩm khác nhau hoặc kết hợp các tính năng của chúng để tạo ra một sản phẩm hay công nghệ mới. 

Trong một số trường hợp, điều này dẫn đến sự bùng nổ sức mạnh thị trường, hướng đến khách hàng tiềm năng. Ví dụ, việc hợp nhất công nghệ điện thoại với máy ảnh kỹ thuật số đã tạo ra một sản phẩm mang tính cách mạng mới trong ngành viễn thông.

scamper nghĩa là gì
Kết hợp sản phẩm/dịch vụ để tạo ra ý tưởng kinh doanh mới

Một số câu hỏi hướng dẫn để bạn tìm được hướng đi tốt nhất:

  • Có thể hợp nhất hai bước của một quy trình không?
  • Có thể kết hợp những sản phẩm, tính năng, thành phần nào?
  • Có thể kết hợp những yếu tố nào giúp giảm thiểu chi phí sản xuất?
  • Có thể kết hợp công nghệ A và B không?
  • Có thể kết hợp nguồn lực công ty với một đối tác khác không?

A – Adapt (Thích nghi)

Thích nghi là một trong những kỹ thuật hiệu quả để giải quyết vấn đề thông qua việc cải tiến những yếu tố đang có. Điều đó có nghĩa mục tiêu chính không phải lấy ý tưởng mà là thực thi ý tưởng đó để sản phẩm của bạn phù hợp với yêu cầu khách hàng.

Ví dụ mô hình scamper
Các sản phẩm/dịch vụ nên tương thích với yêu cầu của khách hàng

Một số câu hỏi đặt ra khi bạn giải quyết về yếu tố thích nghi:

  • Có thể thay đổi đặc tính của một thành phần không?
  • Có thể mượn những ý tưởng nào từ sản phẩm khác?
  • Đã có những giải pháp nào trong quá khứ?
  • Cần thay đổi những gì để đạt kết quả tốt hơn?
  • Bằng cách nào có thể cải thiện quy trình hiện có?

M – Modify (Điều chỉnh)

Có một cách khá đơn giản mà hiệu quả để bạn áp dụng khi cần lên ý tưởng mới đó là xác định đối tượng và bắt đầu điều chỉnh chúng.

công cụ scamper
Điều chỉnh những vấn đề thiết thực, có ích cho sản phẩm/dịch vụ hướng đến

Hãy trả lời các câu hỏi sau trước khi điều chỉnh bất kỳ điều gì:

  • Điều chỉnh tính năng có mang lại sự khác biệt đáng kể cho sản phẩm không?
  • Độ nhận diện cần được điều chỉnh như thế nào để sản phẩm bùng nổ trên thị trường, ví dụ như về hình dạng, tên gọi, màu sắc,…?
  • Các chức năng nào cần được bổ sung?
  • Điều gì xảy ra nếu kích thước sản phẩm gấp đôi kích thước hiện tại?
  • Việc điều chỉnh quy trình có mang lại kết quả tốt hơn không?

Đôi khi thay đổi những điều này có thể tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường về sản phẩm của bạn đấy.

P – Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác)

Một đối tượng không chỉ có duy nhất một mục đích, ý nghĩa. Bản chất của chúng không thay đổi nhưng nếu đặt trong một hoàn cảnh, môi trường khác thì lại mang ý nghĩa khác.

định nghía scamper
Bánh xe được sử dụng với mục đích trồng hoa

Sử dụng cho mục đích khác sẽ là một cách tuyệt vời để mang lại sự đổi mới cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.

  • Có cách nào khác để sử dụng sản phẩm không?
  • Nhóm khách hàng nào sẽ quan tâm đến sản phẩm này?
  • Liệu trẻ em hay người cao tuổi có sử dụng được không?
  • Nó có ảnh hưởng gì đến các khách hàng mục tiêu ban đầu không?
  • Sản phẩm có mang lại lợi ích nếu sử dụng trong lĩnh vực khác?

E – Eliminate (Loại bỏ)

Trong một số trường hợp, các bộ phận hoặc các khâu không cần thiết trong quy trình sẽ gia tăng thêm áp lực cho bạn trong việc đổi mới, sáng tạo. Đừng ngần ngại mà hãy loại bỏ chúng, tập trung vào chức năng cần thiết hay bộ phận thích hợp sẽ giúp sản phẩm của bạn được cải thiện tốt hơn.

tìm hiểu scamper
Loại bỏ những khía cạnh, quy trình không cần thiết

Tham khảo các câu hỏi dưới đây để có quyết định “loại bỏ” dễ dàng:

  • Điều gì có thể xảy ra nếu loại bỏ bộ phận này?
  • Chức năng nào có thể loại bỏ mà không ảnh hưởng quy trình?
  • Điều gì là cần thiết và không cần thiết?
  • Đối tượng này có thể được đơn giản hóa không?
  • Có thể cắt giảm chi phí không?

R – Rearrange, Reverse (Thay đổi trật tự/Lật ngược vấn đề)

Thay đổi trật tự sẽ mang lại kết quả như thế nào? Hãy thử! Và bạn sẽ thấy điều bất ngờ. Sự sáng tạo của chúng ta ít nhiều xuất phát từ việc thay đổi trật tự, cấu trúc của những điều đã biết để khám phá ra những điều chưa biết. Việc thay đổi trật tự này sẽ mang đến vô số tiềm năng đổi mới, tạo ra kết quả sáng tạo hơn.

vai trò scamper
Thay đổi trật tự để tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo hơn

Những khi muốn lật ngược vấn đề, hãy đặt câu hỏi:

  • Sẽ như thế nào nếu quy trình được đảo ngược?
  • Có thể trao đổi các bộ phận không?
  • Có thể thay đổi tốc độ và lịch trình không?
  • Có thể sắp xếp lại thứ tự vận hành không?
  • Sẽ như thế nào nếu thay đổi hướng tác động? Bên trong thay vì bên ngoài? Bên dưới thay vì bên trên?

3. Ví dụ chi tiết cách áp dụng mô hình SCAMPER trong việc lên ý tưởng sản phẩm

Để có cái nhìn chi tiết, cụ thể hơn, mình sẽ phân tích một ví dụ mô hình SCAMPER. Hãy cùng xem McDonald’s áp dụng kỹ thuật này như thế nào nhé.

McDonald’s được biết đến là một tập đoàn chuyên kinh doanh về hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh. Đây là thương hiệu nổi tiếng với nhiều người tiêu dùng ở các quốc gia trên thế giới. 

Với hơn 50 năm phát triển, để đạt được vị thế mạnh trong ngành công nghiệp ăn uống, McDonald’s cũng đã từng gặp không ít khó khăn. Và Ray Kroc – người xây dựng và phát triển thương hiệu McDonald’s đã làm như thế nào để vượt qua? Dựa trên những gì mà McDonald’s đã và hiện tại vẫn đang làm, chúng ta dễ dàng nhận ra một số ý tưởng từ việc ứng dụng SCAMPER.

ví dụ scamper
Tóm tắt ứng dụng mô hình SCAMPER của thương hiệu McDonald’s
  • Substitute: Thay thế

Các bộ phận trong dịch vụ hoặc sản xuất có thể được thay thế bằng bộ phận khác.

Năm 1998, Mcdonald’s đã cải tiến và đại tu hệ thống chuẩn bị thức ăn ở mọi nhà hàng tại Hoa Kỳ. Hệ thống điều hành vừa đúng lúc – JIT được áp dụng tại Mcdonald’s với tên gọi “Made for you” nhằm cung cấp thức ăn vừa tươi ngon, vừa nóng giòn cho khách hàng.

  • Combine: Kết hợp

Kết hợp hai hoặc nhiều ý tưởng, giai đoạn để tạo ra một sản phẩm tốt hơn.

Mcdonald’s kết hợp McDrive và McCafe tạo thành một chuỗi các quán cà phê được đồng bộ với các nhà hàng Mcdonald’s.

  • Adapt: Thích nghi

Tinh chỉnh một sản phẩm hoặc dịch vụ để đạt kết quả tốt hơn.

Mcdonald’s triển khai hệ thống đặt hàng tự động tại quầy để cải thiện việc giao hàng. Và việc đặt bữa ăn trong nhà hàng trở nên thoải mái, linh hoạt hơn cho khách hàng.

  • Modify: Điều chỉnh 

Điều chỉnh, thay đổi để tạo ra những sản phẩm phù hợp.

Thực đơn của Mcdonald’s được điều chỉnh và sửa đổi để phù hợp với từng nhóm khách hàng dựa trên các khu vực địa lý khác nhau.

  • Put to other uses: Sử dụng cho mục đích khác

Sử dụng sản phẩm hiện tại vào một mục đích khác hoặc tối ưu sản phẩm để giải quyết vấn đề.

Năm 1974, Mcdonald’s thành lập “Ronald Mcdonald House”, là một tổ chức từ thiện. Linh vật Ronald Mcdonald được sử dụng làm hình ảnh đại diện của tổ chức từ thiện này.

  • Eliminate: Loại bỏ

Xác định các bộ phận có thể loại bỏ để cải thiện sản phẩm.

Năm 2008, Mcdonald’s loại bỏ việc sử dụng dầu ăn có chứa chất béo chuyển hóa cho món khoai tây chiên sang dầu ăn không chứa chất béo chuyển hóa. Điều này đã góp phần giúp cho thực đơn của họ trở nên lành mạnh và tốt cho sức khỏe người dùng hơn.

  • Reverse: Lật ngược vấn đề

Khám phá tiềm năng đổi mới khi thay đổi thứ tự trong dây chuyền sản xuất.

Một thay đổi điển hình ở đây chính là việc Yêu cầu khách hàng trả tiền trước khi họ thưởng thức các món ăn đã mua.

4. Lưu ý khi thực hành mô hình SCAMPER

Phương pháp SCAMPER giúp bạn tạo ra ý tưởng cho sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách khuyến khích bạn đặt 7 loại câu hỏi tương ứng với 7 góc nhìn khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ và hiểu sâu nhiều khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ để có thể đổi mới và cải thiện tốt hơn.

scamper định nghĩa
Cần lưu ý những gì khi thực hành mô hình SCAMPER?

Để ứng dụng SCAMPER vào sản phẩm, bạn có thể triển khai theo các bước sau:

  • Chọn đối tượng cần đổi mới và suy nghĩ xem bạn cần làm những gì với nó.
  • Hãy sử dụng phương pháp tư duy SCAMPER với 7 yếu tố để làm rõ tính năng của đối tượng.
  • Mỗi một yếu tố SCAMPER sẽ giúp bạn có được câu hỏi – câu trả lời tối ưu. Từ đó, bạn có thể đưa ra những giải pháp phù hợp cho đối tượng đang hướng đến.
  • Sau khi hoàn thành một tính năng bất kì, bạn có thể lặp lại quy trình trên cho cùng một sản phẩm để có thêm nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo.

Vậy là Triangle Head đã chia sẻ đến bạn các thông tin về SCAMPER một cách đầy đủ nhất, từ tổng quan khái niệm đến chi tiết cách áp dụng, những lưu ý khi sử dụng mô hình này. Hy vọng với những thông tin mà mình cung cấp sẽ giúp giải quyết tốt các vấn đề gặp phải của cá nhân hoặc trong dịch vụ/sản phẩm của mình. Từ đó, hỗ trợ bạn cải thiện quy trình phát triển sản phẩm mới trên thị trường nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.

POSM là gì? Các định dạng POSM và cách lựa chọn POSM mà bạn cần lưu ý

POSM (hay POPM / POP) là từ viết tắt của Point of Sale Marketing và được sử dụng để trưng bày, quảng cáo sản phẩm trên kệ trong các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, … POSM chứa các loại vật liệu và công cụ khác nhau từ bất kỳ thứ gì. Mục đích khi sử dụng POSM là giúp thu hút và truyền tải thông tin sản phẩm đến người dùng.

POSM là gì? Nó đóng vai trò ra sao trong Marketing cũng như mang lại lợi ích như thế nào cho thương hiệu? Có bao nhiêu định dạng POSM? Và cần lưu ý gì khi chọn lựa POSM?

Tất cả sẽ được Triangle Head mình giải đáp cụ thể thông qua nội dung bài viết dưới đây. Hãy cùng mình theo dõi ngay nhé!

posm bao gồm những gì
Định nghĩa POSM – Point of Sale Materials

1. Khái quát POSM là gì?

Hiện nay, nhiều bạn chưa rõ POSM nghĩa là gì. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn thì để mình giúp bạn khái quát về khái niệm này.

POSM hay Point of Sale Materials là quá trình tổng hợp toàn bộ những vật dụng được thiết kế tại các điểm bán lẻ, hỗ trợ trong khâu bán hàng. Các vật liệu POSM được dùng để giới thiệu, quảng cáo thông tin các sản phẩm của thương hiệu nhất định. Việc này nhằm tăng sự trải nghiệm của mỗi khách hàng tại các cửa hàng bán lẻ cụ thể.

Hiện nay, POSM được thiết kế với nhiều loại, định dạng khác nhau. Tùy vào mục đích của từng chiến dịch quảng cáo mà ứng dụng loại POSM sao cho phù hợp nhất.

POSM không chỉ xuất hiện tại các cửa hàng bán lẻ hay chợ truyền thống mà nó còn được trưng bày ở các sự kiện triển lãm, thương mại,…

2. Lợi ích POSM khi xây dựng thương hiệu?

Khi xây dựng thương hiệu, POSM là một trong các yếu tố cần thiết và quan trọng, đóng vai trò thu hút cùng với việc giữ chân khách hàng tiềm năng tại các địa điểm triển khai . Dưới đây là 3 lợi ích POSM bạn có thể cân nhắc, nếu đang phân vân có nên triển khai POSM hay không.

Gia tăng sự chú ý của người dùng đối với thương hiệu

Trên thực tế, người dùng sẽ có hàng trăm lựa chọn khác nhau khi mua hàng. Vì vậy, bạn cần tạo ưu thế cho sản phẩm bằng việc thu hút sự chú ý của họ về thương hiệu của mình. Một trong những phương pháp thu hút khách hàng hiệu quả là xây dựng POSM tại các điểm bán lẻ của nhãn hiệu.

lợi ích posm
POSM hỗ trợ thương hiệu thu hút người dùng

Bạn cần đảm bảo sản phẩm của mình bắt mắt đối với người dùng. Bên cạnh đó, thông tin sản phẩm nên ngắn gọn, súc tích, đầy đủ và dễ hiểu. Từ đây sẽ kích thích hành vi mua hàng, góp phần gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Một điểm bạn cần ghi nhớ là tùy thuộc vào từng sản phẩm mục tiêu mà bạn sẽ chọn tài liệu tiếp thị bán hàng một cách phù hợp nhất.

Hỗ trợ quảng cáo những chương trình khuyến mãi tại các điểm bán

Lợi ích tiếp theo mà POSM mang đến chính là khả năng làm nổi bật, báo hiệu các chương trình khuyến mãi của thương hiệu tại các cửa hàng bán lẻ. Việc nhận diện các sản phẩm khuyến mãi từ người dùng, dẫn đến việc mua hàng sẽ giúp bạn tăng doanh thu một cách vượt trội.

tại sao cần làm posm
POSM hỗ trợ quảng bá các chương trình khuyến mãi

Ví dụ bạn muốn gia tăng doanh thu cho ngành hàng nước ngọt của mình thông qua việc giảm giá cho khách hàng. Lúc này bạn cần lựa chọn các loại POSM phù hợp, có thể là tờ rơi, gian hàng hay sticker,… 

Nếu bạn không sử dụng POSM thì có khả năng người dùng sẽ không biết đến các chương trình khuyến mãi mà bạn đang triển khai. Việc này vô tình làm giảm đi doanh thu của thương hiệu và ảnh hưởng đến sự vận hành của doanh nghiệp do không bán được hàng.

Tạo sự khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh

Tại các điểm bán hàng sẽ là nơi giúp bạn tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp bằng POSM.

vai trò của posm
POSM giúp tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể gửi gắm thông điệp cùng bộ nhận diện thương hiệu thông qua những định dạng thiết kế POSM khác nhau. POSM của bạn càng sáng tạo thì càng dễ ghi nhớ trong tâm trí của khách hàng.

Tùy vào mỗi loại POSM mà bạn lựa chọn, bạn sẽ đạt được những lợi ích nhất định. Đó có thể là tăng nhận diện thương hiệu hoặc tăng doanh số, doanh thu bán hàng,…

Trên đây, mình vừa chia sẻ cho bạn về những lợi ích, cũng như vai trò của POSM trong việc xây dưng thương hiệu là như thế nào. Chắc tới đây bạn cũng đã trả lợi được tại sao cần làm POSM rồi phải không? Vậy POSM có bao nhiêu định dạng và đâu là định dạng phù hợp với dự án của bạn? Hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!

3. POSM bao gồm những gì ở thời điểm hiện tại?

POSM bao gồm những gì hay có bao nhiêu định dạng? Dưới đây là 15 định dạng phổ biến hiện nay mà mình sẽ giới thiệu ngay đến bạn.

Poster

Poster thể hiện thông qua các hình ảnh đồ họa, được xem là một trong các ấn phẩm truyền thông khá phổ biến hiện nay. Kích thước thông dụng của một poster thường là 50x70cm hoặc 40x60cm.

posm gồm những gì
Ví dụ về Poster trong POSM

Khi thiết kế poster, bạn nên chú ý đến việc người dùng có thể nhìn thấy và đọc được thông tin trong khoảng cách tương đối gần.

Hướng dẫn sử dụng: dán dọc tường hoặc cửa sổ ở các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ,…

Leaflet

Leaflet được thiết kế với những mẫu brochure đẹp mắt, thu hút người dùng. Loại POSM này được nhận diện như tờ rơi, khá tiện lợi trong quá trình quảng bá sản phẩm thương hiệu.

posm có những gì
Ví dụ về Leaflet ngành công nghệ

Để thuận tiện cho người dùng cầm, nắm và cất giữ, Leaflet thường được in với khổ A4 hoặc A5. Nội dung trên Leaflet đề cập đến một số thông tin liên quan đến sản phẩm và thương hiệu nhằm giới thiệu và tạo ấn tượng ban đầu cho người dùng.

Hướng dẫn sử dụng: trưng bày tại các kệ chính, kệ khuyến mãi hoặc PG (Promotion Girl) sẽ trực tiếp phát tại các hội thảo, sự kiện,…

Standee

Hiện nay, một trong những loại POSM được sử dụng phổ biến là Standee. Bởi nó được thiết kế nhỏ, gọn; có giá đỡ giúp linh hoạt thay ảnh; dễ dàng di chuyển. Đặc biệt, chi phí in Standee khá rẻ so với một số dạng POSM khác.

posm sản phẩm là gì
Standee có khả năng di chuyển dễ dàng

Kích thước của Standee thường là 0.8 x 1.8m hoặc 0.6 x 1.6m.

Hướng dẫn sử dụng: dùng giá đỡ để cố định Standee tại gian hàng của thương hiệu ở các cửa hàng tiện lợi, hội chợ hay triển lãm hàng tiêu dùng.

Sticker

Sticker có thiết kế với những hình ảnh dễ thương, vui nhộn hay đơn giản là logo của thương hiệu. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau để nhãn hiệu lựa chọn in ấn. Sử dụng Sticker để quảng bá thương hiệu, sản phẩm được xem là một trong những phương pháp hiệu quả.

sản phẩm posm là gì
Sticker với nhiều hình dạng khác nhau

Hướng dẫn sử dụng: dán trực tiếp lên sản phẩm, kệ hay các vị trí có diện tích nhỏ cần giới thiệu thông tin thương hiệu.

Booth

Booth chính là các gian hàng, thường thấy ở các hội chợ triển lãm, sự kiện,… nhằm để trưng bày sản phẩm và quảng bá đến người tiêu dùng. Đặt booth để thu hút người tiêu dùng đến xem, tham gia các hoạt động và cũng là cơ hội tốt nhất để nhãn hiệu tìm được các khách hàng tiềm năng.

bộ posm gồm những gì
Booth giúp quảng cáo thương hiệu hiệu quả

Booth được thiết kế khá đa dạng, tùy vào mục đích của thương hiệu mà booth sẽ hình thành khác nhau. Mỗi booth thường có 2 – 5 nhân viên đảm trách.

Hướng dẫn sử dụng: đặt ở các vị trí khác nhau như công ty, trường học, sự kiện,… nhằm quảng cáo sản phẩm của thương hiệu.

Divider

Bạn sẽ thường gặp Divider nhiều ở các siêu thị. Nó được thiết kế theo chiều dọc, hạn chế chiếm diện tích để khách hàng di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kích thước của Divider vẫn đủ giúp làm nổi bật sản phẩm, thu hút sự chú ý của người dùng.

Hướng dẫn sử dụng: đặt tại các kệ chính trong siêu thị nhằm phân chia những kệ sản phẩm với nhau.

các vật dụng posm
Divider đặt ở siêu thị

Wobbler

Thiết kế của Wobbler gần giống với Sticker. Tuy nhiên, Wobbler thường có kích thước lớn hơn. Nó giúp người dùng nhận biết giá cùng chương trình khuyến mãi của thương hiệu. Các Wobbler treo trong siêu thị sẽ không bị tính bất kỳ loại phí nào.

Hướng dẫn sử dụng: treo tại những kệ chính ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay mini-mart,…

đồ dùng posm
Wobbler có kích thước lớn hơn Sticker

Tester

Tester được biết đến là mẫu thử của sản phẩm. Thường thì các mẫu Tester sẽ có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn so với sản phẩm chính. Tester được ứng dụng phổ biến cho những dòng sản phẩm có mùi hương. Có thể kể đến như xịt cơ thể, nước hoa hay nước xả vải,…

Hướng dẫn sử dụng: trưng bày kế các sản phẩm để khách hàng dùng thử.

đồ vật posm
Dùng thử mẫu thử (Tester) nước hoa

Gondola end

Loại POSM này được viết tắt là GE, được thiết kế phù hợp với từng dòng sản phẩm. Bạn sẽ thấy ở Gondola end sự chuyên nghiệp và sáng tạo. Các thương hiệu thường dùng GE để quảng bá sản phẩm mới, thu hút sự tập trung của người dùng đối với nhãn hiệu.

Hướng dẫn sử dụng: đặt ở hai đầu các kệ của sản phẩm.

vật phẩm posm
Minh họa về loại POSM – Gondola end

Check-out counter (COC)

Check-out counter là loại POSM để giá sản phẩm ở nơi thanh toán nhằm nhắc nhớ người dùng về những vật dụng họ quên mua. Bạn sẽ thường thấy COC nhiều ở các cửa hàng tiện lợi, siêu thị.

ấn phẩm posm
Khu vực quầy thanh toán ở cửa hàng tiện lợi

Các mặt hàng được trưng bày ở quầy thanh toán như pin, bàn chải, snack, socola,… Bên cạnh đó, còn có những mặt hàng nhạy cảm như gel, bao cao su.

Hướng dẫn sử dụng: đặt giá sản phẩm ở khu vực thanh toán.

Display island

Display island là hình thức trưng bày nhiều sản phẩm cùng lúc tại giữa siêu thị. Các sản phẩm được sắp xếp với hình dạng sáng tạo, giúp thu hút người dùng một cách hiệu quả.

cách tận dụng sản phẩm posm
Display island – đặt nhiều sản phẩm cùng chỗ ở giữa siêu thị

Với loại POSM Display island, sản phẩm của thương hiệu được làm nổi bật và quảng bá tốt nhất các chương trình khuyến mãi. Doanh nghiệp thường phải chi số tiền khá lớn khi triển khai hình thức trưng bày Display island.

Hướng dẫn sử dụng: đặt ở giữa cửa hàng, siêu thị để làm nổi bật sản phẩm.

Showcase

Showcase hay Showcase Cooler được biết đến là những hệ thống làm mát. Showcase được sử dụng trưng bày các sản phẩm cần giữ độ lạnh như trái cây, thực phẩm, rau củ quả,… Ngoài ra, Showcase còn xuất hiện trên các kệ chính sản phẩm, dùng trưng bày sản phẩm đã được đóng thành hộp nhỏ.

ứng dụng sản phẩm posm
Showcase trưng bày các loại thịt

Loại POSM này được thiết kế đơn giản, trong suốt. Khi thương hiệu muốn làm nổi bật sản phẩm thì dán hình ảnh lên Showcase.

Hướng dẫn sử dụng: đặt trước các kệ ở siêu thị, chủ yếu là mặt hàng thực phẩm.

Dangler

Các thương hiệu áp dụng Dangler nhằm thu hút tầm nhìn xa hoặc trên cao của người dùng. Nội dung Dangler thường hướng đến là các hình ảnh sản phẩm, thông tin về tính năng nổi bật của sản phẩm hoặc những chương trình khuyến mãi.

Hướng dẫn sử dụng: treo trên trần các cửa hàng tiện lợi, siêu thị hay trung tâm thương mại.

ứng dụng vật phẩm posm
Cửa hàng sử dụng loại POSM – Dangler

Dump bins

Dump bins hay “thùng rác”, nghe cái tên có thể bạn sẽ thấy lạ. Tuy nhiên, Dump bins không phải là nơi để rác mà để trưng bày các sản phẩm của thương hiệu. 

ứng dụng ấn phẩm posm
Dump bins trưng bày sản phẩm độc đáo

Những “thùng rác” này được thiết kế với các gian trưng bày độc lập, làm nổi bật sản phẩm và dễ dàng thu hút người dùng.

Hướng dẫn sử dụng: đặt ở trung tâm cửa hàng.

Floor graphics

Floor graphics là loại POSM sáng tạo. Chúng được đặt trên sàn với những hình ảnh thiết kế đẹp mắt. Đây được xem là hình thức quảng bá thương hiệu độc đáo và mang lại hiệu quả cao.

Hướng dẫn sử dụng: đặt trên sàn ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

dụng cụ posm
Floor graphics – quảng bá thương hiệu sáng tạo

4. Cần lưu ý gì khi lựa chọn POSM cho thương hiệu?

Lựa chọn POSM hợp với ngành hàng

Không phải ngành hàng nào cũng sử dụng tất cả những loại POSM mà mình vừa chia sẻ ở trên. Vì thế, tùy vào sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh và tùy vào mục tiêu Marketing mà bạn có sự lựa chọn các định dạng POSM phù hợp nhất.

lưu ý khi làm posm
Cần lựa chọn loại POSM phù hợp với ngành hàng

Việc chọn loại POSM thích hợp với ngành hàng còn giúp bạn tiết kiệm kha khá về mặt chi phí. Những chi phí này bạn có thể sử dụng trong các chiến dịch Marketing khác hoặc dùng tùy mục đích của mình.

Cân nhắc lựa chọn cái nhất thiết

Sau khi chọn được loại POSM phù hợp với thương hiệu, bạn nên lọc lại. Bước này giúp bạn chọn lựa tốt nhất những loại POSM mà thương hiệu của bạn chắc chắn cần.

Cập nhật theo xu hướng cũng là một cách

Nếu như bạn chưa biết chọn định dạng POSM nào cho phù hợp thì bạn cũng có thể lựa chọn theo xu hướng metaverse hiện nay. Đây được xem là phương án không tồi khi bạn chưa biết định hướng thế nào trong việc chọn lựa POSM cho thương hiệu của mình.

Việc quảng bá thương hiệu thông qua POSM sao cho đạt được tính đồng nhất và có thể tiếp cận được với nhiều người dùng, hay nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thì trước hết bạn cần phải hoàn thiện Brand Guideline vì đây được xem là nhưng tiêu chuẩn chung khi một ấn phẩm Marketing được đưa ra công chúng.

Thế là mình vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về POSM là gì, lợi ích, các định dạng cũng như lưu ý. Hy vọng bạn sẽ chọn được loại POSM phù hợp và tốt nhất, mang lại hiệu quả cho các chiến dịch Marketing của thương hiệu.

Tài liệu tham khảo bài viết này:

https://www.channelplay.in/india/resources/glossary/what-is-posm

https://www.ukpos.com/knowledge-hub/what-does-posm-stand-for

https://tophawks.com/what-is-posm/

Hướng dẫn định vị thương hiệu cá nhân theo công thức 3 bước hiệu quả

Định vị thương hiệu cá nhân là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng Personal Brand. Việc này sẽ giúp mọi người nắm bắt được bạn là ai, bạn như thế nào và tạo được sự ấn tượng nhất định trong tâm trí của họ.

Định vị thương hiệu cá nhân là bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng Personal Brand. Việc này sẽ giúp mọi người nắm bắt được bạn là ai, bạn như thế nào và tạo được sự ấn tượng nhất định trong tâm trí của họ. 

Sau đây, Triangle Head sẽ điểm qua các thông tin về khái niệm, lợi ích, các bước thực hiện cũng như một số lưu ý khi ban thực hiện công việc định vị này. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trên con đường lên những ý tưởng định vị thương hiệu bản thân.

Định vị thương hiệu cá nhân là gì
Tìm hiểu định vị thương hiệu cá nhân là gì

1. Tìm hiểu về định vị thương hiệu cá nhân

1.1. Định vị thương hiệu cá nhân là gì?

Bạn có biết rằng có đến khoảng 80 triệu kết quả tìm kiếm về “định vị thương hiệu cá nhân là gì” trên công cụ Google. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng nhất định của khái niệm này đối với mỗi cá nhân.

Nếu bạn chưa tìm được định nghĩa chính xác về định vị thương hiệu cá nhân thì đừng lo lắng. Mình sẽ giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn này.

cách định vị thương hiệu cá nhân
Khi bạn muốn gia tăng sự ảnh hưởng của bản thân thì hãy định vị thương hiệu cá nhân

Định vị thương hiệu cá nhân là phương pháp để bạn xác định bản thân muốn mọi người thấy, cảm nhận gì ở mình. Cụ thể hơn là cách chọn lựa các thuộc tính khác biệt cho thương hiệu, khiến mọi người dễ ghi nhớ và liên tưởng đến thương hiệu cá nhân của bạn.

Đây cũng được xem là “kim chỉ nam” để bạn đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu nhất. Dựa trên đó mà bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân một cách hiệu quả theo định hướng của mình.

1.2. Khi nào nên định vị thương hiệu cá nhân?

Thời điểm nào thích hợp để định vị thương hiệu cá nhân là câu hỏi của nhiều Junior/Newbie. Mời bạn tham khảo 3 yếu tố bên dưới để giải đáp chi tiết cho câu hỏi này.

Mong muốn tạo, gia tăng tầm ảnh hưởng của bản thân

Nếu bạn đang có ý định xây dựng và gia tăng tầm ảnh hưởng của mình đến với mọi người thì việc định vị thương hiệu cá nhân là điều cần thiết. Bởi chỉ khi bạn biết mình là ai, mình có vai trò gì và mình mong muốn như thế nào thì mới có thể định vị thương hiệu bản thân một cách hiệu quả.

Mình ví dụ một trường hợp định vị thương hiệu cá nhân rất tốt, tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ trong ngành SEO, một trong các lĩnh vực của Digital Marketing. Đó là Brian Dean, người chú trọng tạo nội dung giá trị hơn là nhồi nhét từng khóa.

Thực hiện định vị thương hiệu cá nhân
Brian Dean xây dựng thương hiệu cá nhân về ưu tiên tạo nội dung giá trị

Những nội dung Brian Dean tạo ra đều được đầu tư về mặt chất lượng. Không những thế, bài viết còn minh chứng cụ thể và trích dẫn các chia sẻ của nhiều chuyên gia, diễn giả có tên tuổi trong ngành. Điều này đã định vị nên thương hiệu của Brian Dean, được nhiều người biết đến. Đây là một ví dụ định vị thương hiệu cá nhân điển hành và còn rất nhiều case study thành công như thế.

Review những gì bản thân đã đạt được

Định vị thương hiệu bản thân cũng là cách để bạn review những cố gắng, nỗ lực, thành tích mà bản thân đã đạt được. Từ đó, bạn sẽ có được hướng đi tiếp theo cụ thể, rõ ràng hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu của mình hơn.

Lập kế hoạch định hướng bản thân trong tương lai

Bạn đang lập kế hoạch cho các định hướng của mình trong vòng 1 – 3 năm tiếp theo. Một trong những kế hoạch bạn đừng bỏ qua đó là xây dựng và định vị thương hiệu cá nhân nhé. Bởi đây được xem là thời điểm phù hợp để bạn thực hiện nhằm tạo cơ hội cho bản thân mình trong sự nghiệp.

lập chiến lược định vị thương hiệu cá nhân
Lập kế hoạch 1 – 3 năm để định vị thương hiệu tốt nhất

2. Những lợi ích khi làm định vị thương hiệu cá nhân

Để quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân mang lại hiệu quả cao, khâu định vị rất quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích khi bạn thực hiện công việc định vị mà mình bật mí cho bạn ngay sau đây.

Tránh những tin đồn thất thiệt

Thời đại hiện nay, thời đại của công nghệ lên ngôi với nhiều phương tiện truyền thông như Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram,… Điều này khiến mỗi cá nhân cần kiểm soát, xác thực thông tin. Đôi khi bạn sẽ bị một tin đồn thất thiệt nào đó ảnh hưởng đến bản thân của mình.

kế hoạch định vị thương hiệu bản thân
Định vị thương hiệu cá nhân để tránh những tin đồn thất thiệt

Việc định vị thương hiệu bản thân sẽ giúp bạn tránh được trường hợp trên. Thế nên, bạn hãy trau dồi kiến thức, kỹ năng cho mình một cách tốt nhất để quá trình định vị có thể diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

Xây dựng, duy trì, nâng cao quyền lực

Việc định vị thương hiệu và quảng bá bản thân đúng mực sẽ giúp bạn thúc đẩy nhanh chóng, nâng cao quyền lực của mình. Cụ thể, có 5 loại quyền lực như sau:

  • Legitimate Power: Quyền lực hợp pháp hóa
  • Expert Power: Quyền lực từ chuyên môn
  • Reward Power: Quyền lực từ sự tưởng thưởng
  • Referent Power: Quyền lực từ sự yêu quý, thần tượng
  • Coercive Power: Quyền lực từ sự đe dọa
định vị thương hiệu bản thân
Nâng cao quyền lực thông qua định vị thương hiệu cá nhân

Lúc này, bạn sẽ có được nhiều mối quan hệ hơn bởi vì lời nói của bạn đã có giá trị, có trọng lượng nhất định. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các quyền lực, hãy thực hiện có chừng mực và khiêm tốn. Có thế, bạn mới phát triển và duy trì được thương hiệu cá nhân của mình.

Tạo cơ hội cho bản thân

Một điều có lẽ bạn đã từng biết hoặc chưa biết là các nhà tuyển dụng thường sẽ theo dõi mạng xã hội của bạn. Những trạng thái bạn đăng tải, những chia sẻ trên tường cá nhân của bạn,… có thể ảnh hưởng một phần đến kết quả phỏng vấn.

ý tưởng định vị thương hiệu bản thân
Định vị thương hiệu cá nhân chính là cách tạo cơ hội cho bản thân

Vì vậy, đừng để bị tuột mất cơ hội chỉ vì những nguyên nhân không đáng như thế. Hãy chia sẻ nhiều điều tích cực hay đơn giản là các bài học trong cuộc sống để mọi người, đặc biệt là nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn.

Trả lời cho câu hỏi “Bạn là ai?”

Nhiều người thường tìm kiếm bản thân mình trong vô định, không biết mình là ai trong cuộc sống này. Thay vì vậy, bạn hãy tạo một hình ảnh mà bạn mong muốn nhất, một phiên bản mà bạn hoàn toàn có thể phát triển trong tương lai. Đó được gọi là định vị thương hiệu cá nhân.

3. Các bước thực hiện định vị thương hiệu cá nhân

Sau đây là 3 bước hay cách định vị thương hiệu cá nhân mang lại hiệu quả cao mà mình đã đúc kết và chia sẻ đến bạn. Bạn đã sẵn sàng đón nhận kiến thức chưa nào? Bắt đầu với mình ngay nhé!

Bước 1: Định vị bạn là ai?

Đầu tiên, bạn hãy lấy giấy bút hoặc app note trên điện thoại/máy tính để liệt kê những gì bạn đang có ở hiện tại. Nếu bạn chưa tự tin thì có thể hỏi bạn bè, đồng nghiệp, người thân,… của mình. Họ sẽ cho bạn những nhận xét chân thành nhất.

ví dụ định vị thương hiệu cá nhân
Việc đầu tiên của định vị thương hiệu cá nhân là biết bản thân mình là ai

Phần liệt kê bạn nên miêu tả dài, nếu có thêm những câu chuyện minh chứng thì càng tốt. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến con số, định tính như số tuổi, cân nặng, chiều cao, điểm GPA, số huy chương, bằng khen, số năm kinh nghiệm, số người thích và ghét bạn,…

Để dữ liệu của bạn được khách quan hơn, bạn có thể đánh giá một số tiêu chí sau đây trên thang điểm 10:

  • Độ quyến rũ đối với người khác giới
  • Độ phù hợp với công việc mà bạn mơ ước
  • Ngoại hình của bạn có tương thích với chuẩn mực xã hội
  • Độ thông minh của bạn
  • Cách bạn đối xử với gia đình, với bạn bè

Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của việc định vị bản thân. Bởi bạn cần phải biết bản thân mình đang ở đâu, mục tiêu sắp tới như thế nào, quãng đường đó còn xa hay không.

Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho bước này, có thể từ một vài ngày cho đến nhiều tháng. Thế nên, bạn cần sự kiên nhẫn và một tâm lý tích cực, đừng bỏ cuộc.

Sau khi liệt kê các dữ liệu, khâu cuối cùng là bạn cần hình thành được những tính từ về bản thân mình ở giai đoạn hiện tại. Và bắt tay ngay với bước tiếp theo!

Bước 2: Tạo hình ảnh cá nhân bạn muốn hướng đến

Chìa khóa cho bước này chính là bạn cần tìm ra được điểm nổi bật – Highlight ở bản thân mình. Đừng ngại thay đổi, vì sự thay đổi sẽ khiến bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.

định vị thương hiệu bản thân là gì
Tạo hình ảnh cá nhân mà bạn mong muốn hướng đến

Để tạo được hình ảnh tốt đẹp và ảnh hưởng trong việc định vị, mình gợi ý cho bạn là nên hướng đến “chân – thiện – mỹ”. Tức lời nói luôn chân thật, tích cực và mang ý nghĩa đẹp đẽ. Và những điều này cần tồn tại sự khác biệt nhất định.

Hãy tạo cho mình các tính từ phù hợp nhất, tương đồng với điều mà bản thân bạn mong muốn hướng đến. Đó có thể là các tính từ bạn đã liệt kê ở bước 1 hoặc là các tính từ bạn khai phá được ở bản thân và rèn luyện nó mỗi ngày.

Mình ví dụ một số tính từ định vị cá nhân như lịch lãm, sang trọng, nghệ sĩ, lãng mạn,…

Bước 3: Triển khai kế hoạch, tạo ấn tượng cho mọi người

Ở bước cuối cùng sẽ là hành động của bạn dựa trên kế hoạch định vị thương hiệu cá nhân đã lập. Mình giới thiệu đến bạn một số phương pháp hữu ích sau đây:

Phép lặp

Đây được xem là một phương pháp kỳ diệu, có thể ứng dụng ở nhiều tình huống, ở nhiều công việc khác nhau. 

Phép lặp được hiểu là quá trình bạn luyện tập lâu dài để đạt được mục đích mong muốn nào đó. Ví dụ như về kỹ năng, tính cách, thành tựu, kiến thức,…

định vị thương hiệu cá nhân như thế nào
Thực hiện phép lặp trong định vị thương hiệu cá nhân

Việc luyện tập lặp đi lặp lại sẽ giúp bạn dần trở nên thành thạo, ngày càng tiến gần đến mục tiêu của mình. Phép lặp cũng được áp dụng trong định vị thương hiệu cá nhân. Bởi việc này mất một khoảng thời gian khá dài và cần bạn định vị thông qua các công việc lặp đi lặp lại.

Lưu ý rằng bạn nên sử dụng thời gian của mình một cách thông minh. Các công việc được phân bổ phù hợp, đúng thời điểm. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong việc ứng dụng phép lặp cho việc định vị.

Gia nhập nhóm có cùng chí hướng

Tham gia các nhóm, cộng đồng có cùng mục tiêu, chí hướng với bạn để phát triển bản thân một cách tốt nhất. Đồng thời, việc này sẽ giúp bạn nhanh chóng định vị bản thân mình.

các bước định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu cá nhân thông qua tham gia các group có cùng chí hướng

Ví dụ như bạn định vị bản thân hướng đến những tính từ “yêu thể thao”, “năng động” thì bạn có thể tìm kiếm các nhóm, câu lạc bộ gym, bơi,…

Tại các nhóm mà bạn tham gia, bạn sẽ có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ, tiếp thêm động lực cho bạn để luyện tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng,… mỗi ngày.

Áp dụng Digital Marketing

Đây là phương pháp phổ biến trong định vị thương hiệu bản thân. Bạn có thể “khoe” những thành tựu, kết quả đạt được của mình trên các trang mạng xã hội. 

Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ các khung giờ đăng có lượt tương tác cao nhất, xem thị hiếu, xu hướng ở thời điểm hiện tại là gì,… Điều này sẽ giúp bài đăng của bạn có nhiều sự quan tâm, nhiều reach nhất.

4. Những lưu ý khi thực hiện định vị cá nhân

Tập trung đến sự khác biệt

Để định vị thương hiệu cá nhân hiệu quả, bạn nên tập trung vào sức mạnh cốt lõi. Tức bạn chỉ nên đầu tư tâm huyết, thời gian của mình cho một lĩnh vực nhất định. Và dĩ nhiên bạn là người giỏi nhất ở lĩnh vực này.

Sự khác biệt trong lĩnh vực mà bạn mang đến sẽ thu hút sự chú ý của người khác, hỗ trợ đắc lực cho việc định vị cá nhân. Hãy ghi nhớ rằng khác biệt sẽ trở thành duy nhất.

Trở thành người mạnh nhất và duy nhất trong lĩnh vực đã chọn

Đầu tiên, bạn cần xác định các tố chất mà bạn đang có để làm nổi bật bản thân. Đặc biệt, những tố chất này phù hợp với thế mạnh, khả năng của bạn và chịu được sự tôi rèn qua thời gian. 

Từ đây mà bạn định vị bản thân bằng sự độc đáo và tạo khác biệt trong lĩnh vực của mình. Hãy để bạn luôn là sự lựa chọn đầu tiên của mọi người khi tìm kiếm hoặc nghĩ đến lĩnh vực đó. 

Hãy là chính mình

Hãy là chính mình trong mọi hoàn cảnh, kể cả trong quá trình định vị bản thân. Bởi thương hiệu cá nhân chính là sự nỗ lực, kiên trì và thực lực của bạn mới tạo ra và bền vững theo thời gian. Và nó cũng là nền tảng để bạn tạo ấn tượng, thu hút chú ý của người khác.Mình vừa điểm qua cho bạn các thông tin về định vị thương hiệu cá nhân.

Mình tin chắc với những chia sẻ này, bạn sẽ có thể thực hành việc định vị thương hiệu cá nhân của mình một cách tốt nhất, hỗ trợ cho các mục tiêu của bạn ở hiện tại và tương lai trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding). Chúc bạn thành công!

Tài liệu tham khảo bài viết:

https://www.forbes.com/sites/forbescoachescouncil/2020/11/25/how-to-create-pillar-content-for-personal-brand-positioning/?sh=6a5970223f66

https://www.positivehuman.co/articles/personal-positioning

https://www.mbopartners.com/events/5-elements-of-personal-brand-positioning-summary/