Tháng Hai 2022 - Trang 2 trên 4 - Future Brand Việt Nam

Chiến lược thương hiệu là gì? Tổng quan về cách xây dựng chiến lược thương hiệu toàn diện nhất

Chiến lược thương hiệu vẫn luôn được xem như “mắt xích” quan trọng quyết định tương lai của một tổ chức. Việc có được sự nhận dạng thương hiệu và tạo được tiếng vang sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trên “đường đua” thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay. […]

Chiến lược thương hiệu vẫn luôn được xem như “mắt xích” quan trọng quyết định tương lai của một tổ chức. Việc có được sự nhận dạng thương hiệu và tạo được tiếng vang sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trên “đường đua” thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Lấy một vài dẫn chứng như Starbucks, KFC hay Pepsi,… Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao họ lại được biết đến rộng rãi đến thế chưa? Và họ đã xây dựng chiến lược như thế nào để đến được “vùng đất ước mơ” như hiện nay?

Nếu bạn vẫn chưa hình dung hay hiểu rõ chiến lược thương hiệu là gì? Hay thiết kế chiến lược thương hiệu sao cho đạt hiệu quả? Hãy nán lại và cùng Triangle Head mình đào sâu hơn ở bài viết bên dưới nhé.

1. Tìm hiểu khái niệm chiến lược thương hiệu là gì?

Định nghĩa chiến lược thương hiệu là gì hay Brand Strategy là gì? Đây là một kế hoạch xây dựng định hướng phát triển lâu dài của một thương hiệu và cách thức thực thi trong việc gia tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Một chiến lược của thương hiệu được xác định và triển khai tốt sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp tạo kết nối khách hàng, góp phần mở rộng và phát triển thị trường.

Chiến lược xây dựng thương hiệu được xem là đạt chuẩn khi có đủ những yếu tố sau:

  • Mục tiêu cụ thể thương hiệu muốn đạt được gồm: Vision, Mission và Brand Value
  • Bảng phân tích tổng quan về thị trường hiện tại và đúc kết
  • Chân dung chi tiết khách hàng mục tiêu và hành trình của họ
  • Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu gồm: Value Proposition, Brand Positioning, Brand Ideas, Brand roadmap
  • Các đầu công việc triển khai từng giai đoạn trong năm thể hiện qua Marketing Framework
  • Phương thức và chỉ số đánh giá đo lường tính hiểu quả của chiến lược
  • Deadlin tổng cho toàn chiến lược
chiến lược xây dựng thương hiệu
Định nghĩa Brand Strategy là gì?

Sau khi bạn đã hiểu về chiến lược xây dựng thương hiệu là gì? Và những tiêu chuẩn chiến lược mà Triangle Head mình đã đúc kết trong qua trình làm việc. Vậy bạn đã tự hỏi tại sao nên cần một chiến lược cho thương hiệu? Sao không chỉ cần làm tốt khâu sản phẩm là thương hiệu tự phát triển được? Hãy cùng mình tìm hiểu những lợi ích khi bạn có một chiến lược cụ thể nhé!

2. Những lợi ích khi xây dựng chiến lược thương hiệu là gì?

Có thể hiểu tâm lý chung của mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, rằng họ đều mong muốn thương hiệu của mình sẽ để lại ấn tượng trong lòng khách hàng và nâng tầm doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, đây vẫn luôn là một “bài toán khó” đối với mỗi doanh nghiệp khi không muốn mình bị lãng quên. Vậy vai trò chiến lược của thương hiệu đóng góp như thế nào cho doanh nghiệp từng bước khẳng định vị thế trên thị trường?

Khác biệt hóa thương hiệu

Bất kì doanh nghiệp nào cũng sẽ tìm kiếm sự nhận diện thương hiệu trên thị trường cạnh tranh. Thiết lập cá nhân hóa thương hiệu góp phần tạo nên sự khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ, nâng cáo giá trị sản phẩm và quan trọng giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu.

Với những mong muốn này, thương hiệu sẽ càng được thể hiện rõ hơn, bởi vì chiến lược sẽ đóng vai trò định hình được “Chất riêng” của thương hiệu như thế nào? Và “Chất riêng” đấy sẽ giúp cho các ấn phẩm truyền tải thông điệp như Brand Name, Logo, Slogan, … Luôn được đồng nhất, khác biệt hóa so với đối thủ.

Mình lấy ví dụ về một trong những thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc trong lòng mộ điệu giới thời trang là Công ty Louis Vuitton, hay được gọi tắc là Louis Vuitton, một nhãn hiệu thời trang xa xỉ của Pháp. Logo của công ty là “LV”, và tất cả các sản phẩm của họ đều sử dụng logo LV này. Sự sáng tạo này là điểm nhấn độc quyền cũng là nhằm ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mà chỉ Louis Vuitton mới có và được phép sử dụng. Và chẳng phải Louis Vuitton đã rất thành công khi người ta chỉ cần nhìn thấy “LV” là sẽ nghĩ ngay đến luxury brand.

các chiến lược thương hiệu
Khẳng định thương hiệu của riêng bạn

Đảm bảo lòng trung thành của khách hàng

Một lợi ích chiến lược thương hiệu có thể kể đến là tạo tầm nhìn xa và đúng đắn trong lộ trình phát triển thương hiệu, giúp doanh nghiệp dễ dàng chạm đến nhu cầu, mong muốn và sự thỏa mãn của khách hàng. Qua đó, giá trị sản phẩm và giá trị thương hiệu cũng được nâng lên. Khi khách hàng có xu hướng nhận biết, lựa chọn, tin tưởng và gắn bó lâu dài với nhãn hàng tức là bạn đã đạt được lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Tiếp nối câu chuyện về Louis Vuitton ở trên, qua nhiều thời kì tân trang và đổi mới, LV dần chiếm lĩnh vị thế trong ngành thời trang. Từ 2006 – 2012, Louis Vuitton được công nhận là thương hiệu xa xỉ có giá trị nhất thế giới. Định giá năm 2012 của họ là 25,9 tỷ USD. Đến năm 2013 là 28,4 tỷ USD với doanh thu 9,4 tỷ USD. Rõ ràng, doanh thu và giá trị thương hiệu tăng lên chính là minh chứng cho việc Louis Vuitton vẫn luôn làm rất tốt trong việc chiếm được lòng tin của khách hàng.

Nâng cao lựa chọn thương hiệu

Có một sự thật rằng, đa số khách hàng trung thành khi quyết định lựa chọn một nhãn hàng là vì họ “thích” chứ không quan tâm nhiều đến giá cả hay bất cứ một khía cạnh nào khác. Điều cho thấy, một chiến lược thương hiệu tốt sẽ giúp thương hiệu định hướng được cách tạo nên uy tín và giá trị thương hiệu, nó sẽ giúp nhãn hiệu của bạn tránh được khả năng cạnh tranh trong việc được khách hàng chọn lựa.

Triangle Head mình muốn nêu dẫn chứng về một trường hợp cụ thể, Vinamilk là công ty chế biến sữa xuất hiện rất sớm ở Việt Nam. Việc Vinamilk tạo được tiếng vang trong ngành công nghiệp sữa cũng như đối với người tiêu dùng là không thể bàn cãi. Từ lâu, tên tuổi và sản phẩm của công ty này vẫn luôn được ưu ái và tin tưởng. Không hề nói quá khi nhắc đến sữa tươi, Vinamilk vẫn luôn là cái tên được ưu tiên lựa chọn.

chiến lược xây dựng thương hiệu là gì
Tình cảm dành cho thương hiệu

Duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao

Ở đây Triangle Head mình nhận thấy có hai khía cạnh để một doanh nghiệp có thể đạt tỷ suất lợi nhuận cao:

  • Hoặc là bạn xây dựng được giá trị thương hiệu như mình đã nói ở trên. Vị thế thương hiệu càng cao càng cho phép bạn cạnh tranh với mức giá cao. Để áp dụng được mức giá cao, nhãn hàng của bạn cần phải có được sự tin tưởng và nhóm đối tượng khách hàng trung thành.
  • Hoặc là bạn cần tung ra sản phẩm độc đáo, “phiên bản giới hạn” hoặc “có 1-0-2”, như thế thương hiệu của bạn có thể độc quyền thị trường và không có sản phẩm cạnh tranh.

Đến đây mình muốn nhấn mạnh rằng, vai trò chiến lược thương hiệu vô cùng quan trọng trong việc quyết định tương lai của một dòng sản phẩm hay thậm chí là của cả doanh nghiệp. Ngoài ra, đó còn là công cụ giúp thương hiệu tiếp cận và kết nối sâu sắc với khách hàng.

Từ những lý do trên, bạn hiểu vì sao mình cần lập ra định hướng cụ thể và tỉ mỉ cho thương hiệu rồi chứ? Và bằng cách nào để xây dựng một chiến lược thương hiệu thành công? Hãy cùng Triangle Head mình đi tìm câu trả lời ở phần tiếp theo nha.

3. Xây dựng chiến lược thương hiệu đơn giản chỉ qua 6 bước

Đến đây mình muốn nói ngắn gọn về các bước thiết kế chiến lược thương hiệu đơn giản và hiệu quả. Cụ thể gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Áp dụng phân tích quy tắc 3C

Tại bước này, bạn nên xác định tình hình hiện tại trong môi trường nội bộ cũng như tình hình chung trên thị trường cạnh tranh. Vì vậy mình muốn giới thiệu với bạn cách để có được cái nhìn tổng quát qua phương pháp phân tích 3C theo 3 góc độ “Customer (khách hàng)” – “Competitors (đối thủ cạnh tranh)” – “Company (công ty)”. Phương pháp này không chỉ cho phép đánh giá các xu hướng và nhu cầu thị trường thông qua khách hàng và công ty mà còn qua hệ thống của đối thủ cạnh tranh.

Cụ thể bạn cần phân tích gì ở quy tắc 3C này? Mình đã các thông tin cần phân tích ở bên dưới, bạn có thể tham khảo qua:

  • Customer (khách hàng): Đối tượng khách hàng dựa trên thông tin nhân khâu học của bạn là ai? Xu hướng đối tượng khách hàng đang hướng tới là gì? Insight cần khai thác ở đối tượng này là gì?
  • Competitors (đối thủ cạnh tranh): Top 5 đối thủ thương hiệu cần vượt qua là ai? Hoạt động thương hiệu gần đây nhất của đối thủ là gì? Thông điệp họ truyển tải là gì? Kết quả thu về như thế nào?
  • Company (công ty): Điểm mạnh và yếu thương hiệu đang có là gì? Thông điệp thương hiệu truyền tải có đánh đúng với tệp khách hàng đã xác định hay không? Chiến lược thương hiệu tổng thể đối thủ đang triển khai là gì?

Để có thể trả lời được các câu hỏi trên, bạn phải cần thực hiện các đợt phỏng vấn với đối tượng khách hàng bạn hướng đến, chạy thử chiến lược thương hiệu để nhận được các lượt feedback.

Bước 2: Xác định mục tiêu chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?

Để có thể xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả và mang đến thành công, bạn cần hoạch định rõ ràng từng mục tiêu một. Việc xác định mục tiêu cần bám sát với tình hình thực tế. Đừng nên đặt những mục tiêu mơ hồ, không tưởng.

Dưới đây là một vài gợi ý về mục tiêu mà bạn có thể tham khảo:

  • Đặt mục tiêu theo nguyên tắc S.M.A.R.T (Cụ thể, Có thể đo lường, Có thể đạt được, Có tính liên quan và Thời hạn triển khai)
  • Mục tiêu nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), phù hợp cho thị trường khó tiếp cận với khách hàng tiềm năng
  • Mục tiêu định vị thương hiệu ((Positioning)
  • Mục tiêu tăng lòng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu (Brand Loyalty)
  • Mục tiêu tăng doanh số (Value Sale)
  • Mục tiêu mở rộng (Extension)

Mình ví dụ cho bạn một mục tiêu về chiến lược thương hiệu cụ thể như Đạt được mốc 300.000 nghìn người tiêu dùng/tháng thông qua kênh truyền thông Facebook, Website trong năm 2021.

các loại chiến lược thương hiệu

Bước 3: Xây dựng thông điệp thương hiệu

Mỗi một hành động đều có ý nghĩa đằng sau nó, và việc bạn mong muốn xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp cũng vậy. Như Simon Sinek đã nói, “People don’t buy what you do, they buy what you do it.”

Điều đó có nghĩa là, đừng chỉ chú trọng vào hình thức, bạn cũng nên truyền tải thông điệp đằng sau thương hiệu của bạn, nhưng nó phải là câu chuyện có thật của riêng bạn. Một câu chuyện sâu sắc, thu hút và gợi lên cảm xúc sẽ để lại ấn tượng khó quên trong tâm trí khách hàng. Từ đó giúp truyền cảm hứng nhiều hơn cho khách hàng về thương hiệu của bạn.

Bước 4: Tạo điểm chạm thương hiệu với khách hàng

Thông điệp được xem là yếu tố cốt lõi khi xây dựng chiến lược thương hiệu. Vì thế, bạn nên nghiên cứu từng dữ liệu đã thu thập được để tạo ra thông điệp tốt nhất, đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu. Một số câu hỏi bạn cần lưu ý khi tạo thông điệp đầu tiên cho thương hiệu:

  • Đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến, họ là ai? Sở thích của họ ra sao? Họ đang gặp phải những vấn đề gì?,…
  • Lợi ích sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ mang lại cho khách hàng là gì? Có khớp với ý định tìm kiếm của họ hay không?

Sau khi trả lời được các câu hỏi này, bạn tiến hành kết hợp các thông tin lại với nhau để tạo ra thông điệp hoàn chỉnh nhất. Lưu ý trong quá trình lên thông điệp, bạn nên tạo nhiều thông điệp khác nhau để có thể chọn một thông điệp tối ưu. Thông điệp càng gần gũi, dễ hiểu thì bạn càng tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng tiềm năng của mình.

Trường hợp bạn đã tạo thông điệp nhưng khách hàng có xu hướng giảm thì việc bạn cần hành động ngay chính là tinh chỉnh thông điệp. Đầu tiên, bạn nên phân tích ý nghĩa thông điệp hiện tại liệu đã đi đúng định hướng mà doanh nghiệp bạn đề ra. Và khách hàng đã hiểu đúng về thông điệp bạn muốn truyền tải hay chưa.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra lại tệp khách hàng mục tiêu của mình về sự tương tác với thông điệp và thương hiệu. Sau cùng, bạn lên ý tưởng để tinh chỉnh thông điệp. Bạn có thể dựa trên Brand Voice (Tiếng nói thương hiệu) để biết được tệp khách hàng phù hợp để từ đó tạo nên thông điệp đúng đắn nhất.

Bước 5: Lên các hoạt động triển khai cho chiến lược

Các hoạt động triển khai trong chiến lược thương hiệu hình thành dựa trên mục tiêu của chiến lược cũng như thông điệp bạn muốn truyền tải. Vì thế, tùy vào tình hình cũng như sự phát triển thương hiệu mà có các hoạt động khác nhau.

Một số hoạt động bạn có thể tham khảo để lên ý tưởng cho chiến lược thương hiệu của mình như: chạy các chương trình sự kiện, đầu tư biển quảng cáo, chạy quảng cáo trên các kênh tìm kiếm, hợp tác với những người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ hay dành thời gian để xây dựng Blog thương hiệu,…

Khi lên danh sách các hoạt động chạy, bạn cần lưu ý đến ngân sách, thời gian thực hiện. Đặc biệt là tính khả thi của các hoạt động. 

Nếu bạn kinh doanh dịch vụ thì hãy suy nghĩ đến sự kiện nào sẽ khiến người dùng quan tâm đến thương hiệu của bạn. Nếu sản phẩm của bạn thuộc loại FMCG thì cần cân nhắc đến yếu tố mùa vụ, mùa nào thì sản phẩm có thể hút khách nhiều nhất.

Bằng cách đó, bạn sẽ dễ dàng tạo được những hoạt động thật sự hiệu quả cho chiến lược thương hiệu của mình.

Bước 6: Tạo các điểm chạm khách hàng cho các hoạt động

Thông thường, những điểm chạm sẽ do thương hiệu tự xây dựng nhằm mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho mỗi khách hàng. Mình ví dụ như bạn kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng thì điểm chạm ở đây có thể là website của bạn dễ dàng trong việc đặt bàn, thực đơn rõ ràng, hay nhân viên tư vấn hỗ trợ một cách nhiệt tình,…

Khi tạo điểm chạm cho thương hiệu, bạn cần lưu ý đến các vấn đề như: làm rõ thông điệp bạn muốn truyền tải đến khách hàng, tập trung vào việc trải nghiệm của khách hàng và cần tuyển chọn những nội dung có liên quan, nhất quán để đăng tải trên website của mình,…

Như vậy là mình đã chia sẻ cho bạn tất cả các tips để xây dựng chiến lược thương hiệu rồi đấy. Nhưng vẫn chưa hết đâu, phần tiếp theo mình sẽ dẫn chứng cho bạn về một vài case study cụ thể để bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chiến lược xây dựng thương hiệu nhé.

4. Một số ví dụ chiến lược thương hiệu từ các thương hiệu lớn

Ví dụ chiến lược thương hiệu thành công

Một minh chứng cho việc xây dựng và áp dụng chiến lược thương hiệu thành công là về thương hiệu “Shunsho” thuộc Achilles Co., Ltd.

Achilles là một công ty chuyên sản xuất giày thể thao dành cho trẻ em cấp tiểu học. Tuy nhiên, từ giai đoạn 1980 đến 2000, nhóm khách hàng mục tiêu này của họ bị lung lay. Nguyên nhân là lượng học sinh tiểu học giảm 40% và quy định phải mang giày thể thao kiểu mẫu đến trường cũng được bãi bỏ. Điều đó bắt buộc Achilles phải tái thiết lập chiến lược thương hiệu.

Thông điệp và khẩu hiệu mới là “Trẻ em nhanh hơn sẽ nhanh hơn và trẻ em không giỏi có thể mơ ước”, “Shunsho” ra đời từ đó. Một điểm đặc biệt ở dòng này là chỉ phục vụ hai mặt hàng dành cho bé trai. Achilles cho rằng, nếu dòng sản phẩm này được cho phép sử dụng ở cấp tiểu học, nó sẽ được lan rộng và biết đến khi các đứa trẻ lớn lên hoặc đối với những bé bắt đầu đến trường. Do vậy, họ tập trung kinh doanh dòng này và không cần phải tung ra quá nhiều những sản phẩm mới khác.

Và kết quả cho thấy, đây là một chiến lược tiếp thị rất hiệu quả. Chỉ với hai mặt hàng nhưng Shunsho vẫn bán ra 240.000 đôi trong năm đầu tiên. Và những cải tiến sản phẩm của họ sau đó đã bán được lên tới 6 triệu đôi mỗi năm. Nhờ đó, Shunsho đã xây dựng được vị thế khá vững chắc so với đối thủ cạnh tranh.

ví dụ chiến lược thương hiệu
Tổ chức kế hoạch quảng bá

Case study chiến lược thương hiệu thất bại

Khác với Shunsho ở trên, đây lại là một câu chuyện ví dụ xây dựng chiến lược thương hiệu củag “Dr Pepper TEN” đã gây ra “phản ứng ngược”.

Vào năm 2011, “Dr Pepper TEN” được ra mắt như sản phẩm anh em của dòng nước giải khát “Dr Pepper”. Mục tiêu hướng tới là những người đàn ông muốn kiểm soát lượng Calories vào cơ thể, mỗi sản phẩm được cho biết chỉ khoảng 10 Kilocalo, điều này đã thu hút nhiều sự chú ý của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, khi quảng bá trên truyền hình, nội dung của nó được cho là có sự phân biệt đối xử “Đó không phải là dành cho phụ nữ”. Thậm chí người dùng nữ còn không thể truy cập vào trang Facebook của dòng sản phẩm “Dr Pepper TEN” này. Điều đó đã tạo nên một làn sóng phẫn nộ và tẩy chay từ những khách hàng nữ.

Và bạn hiểu chứ, sức mạnh thương hiệu thật sự không đủ để “giữ chân” khách hàng nếu bạn mắc sai lầm khi quảng bá. Nó chỉ cho ta một bài học rằng, lựa chọn phương pháp tiếp thị hay quảng cáo không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu. Qua hai dẫn chứng trên mình có thể nói rằng, chiến lược thương hiệu có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Vì lẽ đó, bạn phải cẩn thận trong từng khâu tổ chức kế hoạch sản phẩm. Hãy nhớ rằng, khi bạn “sai một li” là sẽ “đi một dặm”.

định nghĩa chiến lược thương hiệu
Dr Pepper xây dựng chiến lược quảng bá thất bại

5. Một vài lưu ý cần nắm khi thiết kế chiến lược thương hiệu tổng thể

Đến đây hẳn là bạn đã hiểu khá rõ về chiến lược thương hiệu cũng như vai trò của nó đối với doanh nghiệp rồi đúng không? Tuy nhiên ở phần cuối cùng này, mình vẫn có một vài điểm cần chú ý muốn chia sẻ với bạn để việc thiết lập chiến lược thương hiệu đạt được kết quả tốt nhất.

  • Luôn giữ sứ mệnh và tầm nhìn thương hiệu trong đầu.
  • Khoanh vùng đối tượng khách hàng
  • Cần có sự gắn kết chặt chẽ.
  • Tránh việc quá tập trung vào các chiến lược ngắn hạn.
  • Tập trung xoay quanh vào giá trị cảm xúc.
  • Bảng chiến lược thương hiệu cần tối giản, dễ hiểu.

Sẽ không quá đáng khi nói rằng, chiến lược thương hiệu là một nửa yếu tố quyết định tương lai của thương hiệu và doanh nghiệp. Thiết lập chiến lược thành công cho phép thương hiệu tạo dựng và chiếm lĩnh vị thế so với đối thủ trên thương trường.

Như vậy là Triangle Head mình đã chia sẻ xong các thông tin về chiến lược thương hiệu đến bạn rồi đấy. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích nhiều hơn cho bạn trong việc định hướng và xây dựng chiến lược trong tương lai. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Branding là gì sẽ giúp bạn nắm được tổng quan về công việc xây dựng thương hiệu là như thế nào. Hẹn gặp bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo.

https://www.imajina.com/topics/detail247.html

https://www.emotion-tech.co.jp/resource/2018/what_is_brand_strategy

http://www.marketingmo.com/strategic-planning/brand-strategy/

Hướng dẫn chi tiết xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ đơn giản nhất dành cho Junior

Kế hoạch truyền thông nội bộ luôn là một hoạt động thiết yếu cần có khi điều hành một tổ chức. Nếu truyền thông nội bộ hiệu quả, ban lãnh đạo có thể tiếp cận với nhân viên một cách tốt nhất. Lấy một dẫn chứng quen thuộc như Coca Cola, bạn có nghĩ vì […]

Kế hoạch truyền thông nội bộ luôn là một hoạt động thiết yếu cần có khi điều hành một tổ chức. Nếu truyền thông nội bộ hiệu quả, ban lãnh đạo có thể tiếp cận với nhân viên một cách tốt nhất. Lấy một dẫn chứng quen thuộc như Coca Cola, bạn có nghĩ vì sao tập đoàn này lại thành công trong công cuộc mở rộng cơ sở đến thế? Và kế hoạch truyền thông nội bộ có ý nghĩa thế nào trong thành công này của họ? Việc có một đội ngũ nhân sự mạnh mẽ giàu năng lực cùng nhau đồng hành thì tương lai của tổ chức chắc chắn sẽ phát triển hơn.

Vậy, kế hoạch truyền thông nội bộ là gì? Bí quyết nào để lập được một kế hoạch truyền thông nội bộ rõ ràng và hiệu quả? Hãy dành chút thời gian cùng Triangle Head mình tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé.

1. Tìm hiểu kế hoạch truyền thông nội bộ là gì?

Định nghĩa về truyền thông nội bộ

Sau khi đã tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu, Triangle Head mình đã đúc kết ra được một khái niệm dễ hiểu nhất về truyền thông nội bộ bạn có thể tham khao sau đây.

Kế hoạch truyền thông nội bộ là gì? có thể hiểu đơn giản đây là “Cách một tổ chức giao tiếp và kết nối với nhân viên của mình”. Nội dung giao tiếp có thể là chia sẻ thông tin, kế hoạch hay những định hướng mà doanh nghiệp muốn truyền đạt đến nhân viên.

Việc giao tiếp nội bộ có thể được thực hiện thông qua email, các cuộc họp nhóm, họp định kỳ, họp trực tuyến, mạng nội bộ trong công ty. Qua đó tổ chức có thể truyền tải quan điểm, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp tốt hơn.

kế hoạch truyền thông nội bộ là gì
Chiến lược truyền thông nội bộ giúp kết nối bộ máy nhân sự trong tổ chức

Vai trò của bản kế hoạch truyền thông nội bộ

tại sao phải có kế hoạch truyền thông nội bộ? Với cá nhân mình thì bảng kế hoạch đóng vai trò ngày càng lớn trong bộ máy doanh nghiệp. Thông qua giao tiếp nội bộ, lãnh đạo có thể chia sẻ thông tin nhanh chóng và chính xác, giúp tiến độ hoạt động và năng suất của doanh nghiệp đạt kết quả cao hơn. Dưới đây là một số lợi ích mà truyền thông nội bộ mang lại:

  • Giao tiếp nội bộ giúp gắn kết sức mạnh từ cá nhân đến tập thể, từ bộ phận này đến bộ phận khác.
  • Nhân viên sẽ thấy được giá trị của bản thân, được lắng nghe và được trọng dụng. Từ đó tạo sự thu hút, thích thú và động viên các cá nhân trong tổ chức.
  • Một tác dụng tích cực mà truyền thông nội bộ mang lại nữa là tạo dựng được mối quan hệ tin tưởng và trung thành của cả đôi bên. Tạo cảm giác nhân sự luôn được hiểu rõ về mọi kế hoạch của tổ chức. Vì lẽ đó, nhân viên sẽ cảm thấy yêu thích văn hóa doanh nghiệp và muốn gắn bó lâu dài hơn.
  • Có nhiều hơn những ý tưởng sáng tạo và cải tiến. Một khi các kênh nội bộ được hoạt động và nhân sự có thể tự do “giao tiếp”, đó là lúc những đề xuất đột phá cũng “lên ngôi”. Và bạn hiểu gì rồi chứ? Năng suất và doanh thu cũng sẽ tăng theo.
  • Giúp kéo gần khoảng cách giữa nhân viên và cấp trên. Một kênh truyền thông nội bộ sẽ tạo điều kiện tương tác hai chiều, làm cầu nối để mọi người trong tổ chức và các cấp lãnh đạo thêm gắn bó.
xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ
Kết nối và gắn kết các bộ phận trong tổ chức

2. Hướng dẫn cách lập kế hoạch truyền thông nội bộ qua 5 bước

Cho dù đã hiểu rõ về truyền thông nội bộ, song không phải tổ chức nào cũng có cách xây kế hoạch truyền thông nội bộ thành công như mong muốn. Nếu bạn kỳ vọng vào một kế hoạch được vận hành “trơn tru”, để Triangle Head mình chia sẻ bạn các bước sau nhé.

Bước 1: Đánh giá tình hình nội bộ

Điều đầu tiên mà mình muốn chia sẻ là bạn cần tiến hành một cuộc kiểm tra và đánh giá tình hình giao tiếp nội bộ của tổ chức. Việc này sẽ giúp bạn nhìn rõ những vấn đề đã hoặc đang tồn tại trong doanh nghiệp. Dựa vào cơ sở đó, bạn có thể dễ dàng định hướng và xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ cho tổ chức. Cụ thể ở bước này, bạn hãy thử nhìn lại một số khía cạnh mà mình liệt kê dưới đây:

  • Tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động nhân sự của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp đã triển khai thực hiện các hoạt động, các kênh truyền thông nội bộ hay chưa?
  • Nếu có, giao tiếp nội bộ trong tổ chức có thực sự hiệu quả không?

Bước 2: Điều chỉnh mục tiêu và lập kế hoạch truyền thông nội bộ phù hợp với doanh nghiệp

Ở đây, bạn cần biết khái quát mục tiêu “đường dài” của doanh nghiệp, từ đó tạo cơ sở để xây dựng mục tiêu cho kế hoạch của bạn sẽ “khớp” với “bức tranh toàn cảnh” của tổ chức. Nhờ vậy, mục tiêu bản kế hoạch có nhiều cơ hội được chấp thuận hơn vì nó hợp với mục tiêu chung.

Cũng như Stan Garber, nhà sáng lập Scout RFP đã nói, “Điều này có vẻ như không có trí tuệ, nhưng nó là nền tảng cho việc nhiều công ty không lập bản đồ các mục tiêu cụ thể của từng bộ phận trở lại mục tiêu tổng thể của công ty. Chúng tôi vạch ra các mục tiêu của bộ phận trực tiếp hỗ trợ thành công của công ty chúng tôi. Bằng cách này, mặc dù mỗi cá nhân và bộ phận đều có các mục tiêu khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều đang làm việc hướng tới các mục tiêu chung và được kết nối”.

Cụ thể để bạn có thể kết nối được khung kế hoạch truyền thông nội bộ chi tiết với những mục tiêu công ty bạn cần:

  • Yêu cầu một cuộc họp với giám đốc điều hành của bạn. Sử dụng cuộc họp này để hiểu về các mục tiêu trong năm và hiểu được tầm nhìn của bộ phận của bạn liên quan đến chúng.
  • Giải thích tầm quan trọng của chiến lược lần này. Nếu có những sáng kiến ​​lớn trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu, hãy thể hiện cho ban lãnh đạo biết.
  • Hiểu rõ hệ thông nội bộ doanh nghiệp một cách cụ thể. Như chuyên gia vi mạch Rachel Miller đã nói, “Trở thành một nhà giao tiếp nội bộ chiến lược và cố vấn đáng tin cậy có nghĩa là bạn cần thể hiện kiến ​​thức chuyên sâu của mình về doanh nghiệp.”
bản kế hoạch truyền thông nội bộ mẫu
Thiết lập truyền thông nội bộ hiệu quả

Bước 3: Xác định các mục tiêu và kết quả chính cho kế hoạch truyền thông nội bộ

Sau khi đã xác định được mục tiêu riêng và mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, bạn cần phải định hướng phương thức thực hiện để đạt được mục tiêu đó.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu từ nhiều nguồn thông tin, mình nhận thấy mô hình mục tiêu và kết quả chính (OKR) rất phù hợp để áp dụng lập kế hoạch truyền thông nội bộ. Qua đây, bạn cần đặt ra các câu hỏi về mục tiêu của mình để hướng đến việc phù hợp với chiến lược chung. Và những chỉ số được thu thập từ kết quả sẽ là tiền đề để bạn điều chỉnh OKR tiếp theo. Cụ thể ở những yếu tố:

  • Mục tiêu có tầm nhìn rộng không?
  • Giúp đạt được các mục tiêu của công ty không?
  • Phù hợp với chiến lược của công ty không?
  • Lục tiêu có yếu tố khách quan hay không?

Bước 4: Xác định các chỉ số chính cho chiến lược truyền thông nội bộ

Cũng như các kế hoạch khác, bản kế hoạch truyền thông nội bộ cũng cần có chỉ số hiệu suất (KPI) để tổng hợp, đo lường và phân tích hiệu quả hoạt động. Và những chỉ số cần đo lường và so sánh được dựa trên mục tiêu và kết quả mà bạn đã đưa ra.

Danh sách những gì cần đo lường của bạn sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu và kết quả chính mà bạn đã chọn. Ví dụ: nếu mục tiêu chính của bạn là tăng mức độ tương tác của nhân viên qua kênh email, bạn nên xem xét các chỉ số sau:

  • Tỷ lệ mở thư: cho bạn biết liệu mọi người có đang được thông báo và biết các thông báo quan trọng của công ty hay không
  • Số lần nhấp vào liên kết: Theo dõi các lần nhấp vào liên kết cho phép bạn biết liệu khán giả của mình có tương tác hay không
  • Vị trí: Nếu bạn có các nhóm làm việc tại các văn phòng và khu vực khác nhau, các chỉ số dựa trên vị trí sẽ giúp bạn xác định các nhóm gắn bó cao hoặc rời xa.
  • Phản hồi và phản hồi của nhân viên: Nếu bạn chưa khảo sát nhân viên của mình, bây giờ là lúc bắt đầu. Các cuộc khảo sát có thể là cách tốt nhất để hiểu những gì nhân viên của bạn đã tham gia khi nói đến giao tiếp nội bộ.
lập kế hoạch truyền thông nội bộ
Định hình hướng đi để đạt mục tiêu

Bước 5: Đảm bảo kế hoạch truyền thông nội bộ đa dạng và hòa nhập

Hiện nay, không hề hiếm thấy khi một tổ chức có đa dạng sắc tộc và văn hóa. Do đó, doanh nghiệp cũng chú trọng việc làm cách nào để nội bộ công ty có thể Đa dạng và Hòa nhập hơn. Tuy nhiên, để kế hoạch truyền thông nội bộ được truyền tải đầy đủ và rõ ràng vẫn là một thách thức với nhiều doanh nghiệp.

Vậy làm cách nào để việc thực hiện Mô hình Đa dạng và Hội nhập hiệu quả nhất? Bạn hãy lưu ý một vài khía cạnh sau:

  • Hiểu rõ lý do tại sao bạn muốn Đa dạng và Hội nhập.
  • Có chiến lược với các mục tiêu đã được xác định.
  • Nói về những gì đang diễn ra “phía sau hậu trường”
  • Truyền tải thông điệp trên nhiều kênh nội bộ khác nhau.
  • Thành thật với đội ngũ nhân viên về những ý định tiếp theo của tổ chức.

Vừa rồi mình đã chia sẽ cho bạn quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ theo 5 bước, qua những trải nghiệm mà mình đúc kết được. Tiếp nối sau đây, là những lỗi thường gặp khi lập bản kế hoạch truyền thông nội bộ, bạn hãy tham khảo qua trách mắt những sai lầm khi thực hiện nhé!

3. 4 lỗi thường gặp khi lập kế hoạch truyền thông nội bộ

Kế hoạch truyền thông nội bộ như “mạch máu” dẫn truyền từ “bộ não” đến các “cơ quan” và ngược lại. Tuy nhiên, trong quá trình ấy đôi khi cũng sẽ xuất hiện những vấn đề mà bạn khó phát hiện khiến cho việc hoạt động không được “lưu thông”. Vậy hãy cùng Triangle Head mình điểm qua những “mối nguy” tiềm ẩn này và tránh ngay nha.

Sử dụng phỏng đoán để đo lường

Sau khi xây dựng bản kế hoạch cũng đừng nghĩ rằng bản kế hoạch mà bạn áp dụng vẫn luôn hoạt động hiệu quả nhé. Hãy theo dõi nó thường xuyên, đo lường và thống kê xem nó có thật sự tốt như bạn nghĩ hay không?

Thông điệp khó tiếp cận

Khi muốn truyền tải hoặc chia sẻ một thông điệp, bạn nên đơn giản hóa nội dung, không nên quá nhiều hay quá phức tạp. Vì đôi khi sẽ khiến đội ngũ nhân sự không thể hiểu hết ý nghĩa mà bạn muốn nói. Điều đó vô tình làm ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.

Thiếu gắn kết trong khâu triển khai

Vô hình chung luôn có khoảng cách giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên. Hãy tiếp cận và lắng nghe ý kiến của mọi người trong tổ chức để hiểu hơn về quan điểm của họ. Nhờ vậy bạn sẽ có thể hoạt động giao tiếp nội bộ hiệu quả hơn.

Tránh sử dụng các từ ngữ cá nhân

Điều cuối cùng mình muốn chia sẻ, là bạn nên chú ý thái độ khi giao tiếp trong nội bộ, không nên dùng từ ngữ “bề trên” để đưa ra thông điệp. Hãy giao tiếp như những người bạn với nhau. Như vậy lực lượng lao động sẽ cảm thấy thoải mái và gần gũi hơn với “sếp lớn”.

Tóm lại, lập kế hoạch truyền thông nội bộ bài bản và toàn diện sẽ giúp ích rất lớn trong việc xây dựng và phát triển cho tương lai của doanh nghiệp.

Trên đây là tất cả những thông tin về kế hoạch truyền thông nội bộ mà Triangle Head mình đã tìm hiểu và muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin để định hướng về chiếc lược truyền thông nội bộ nhé, ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu bảo quát hơn về xây dựng thương hiệu nhận sự hãy tham khảo qua bài viết Employer Branding

Tài liệu tham khảo bài viết:

https://www.contactmonkey.com/blog/how-internal-communication-and-employee-engagement-connect

https://www.workvivo.com/blog/internal-communications-planning/

https://thestrategystory.com/blog/internal-communication-strategy-plan-examples-best-practices/

Bật mí 8 tiêu chí đánh giá nhanh sức khỏe thương hiệu dành cho Junior

Đánh giá thương hiệu là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả hơn và công việc này được thực hiện vào cuối mỗi chiến dịch Branding hoặc các đợt tổng kết thương hiệu vào cuối năm. Đối với Junior hoặc Newbie việc nắm rõ […]

Đánh giá thương hiệu là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược phát triển thương hiệu hiệu quả hơn và công việc này được thực hiện vào cuối mỗi chiến dịch Branding hoặc các đợt tổng kết thương hiệu vào cuối năm. Đối với Junior hoặc Newbie việc nắm rõ các phương pháp đánh sẽ giúp rất nhiều trong việc đưa ra cách thức cải thiện cũng như đánh giá sức khỏe thương hiệu.

Vậy có bao nhiêu cách đánh giá thương hiệu? Việc đánh giá dựa trên những yếu tố nào? Dưới đây chính là tất cả thông tin mà Triangle Head mình tích lũy được và muốn chia sẻ với bạn. Cùng theo dõi ngay nhé.

kiểm tra và đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu là gì? Có bao nhiêu bước đánh giá thương hiệu?

Đánh giá thương hiệu dựa vào tầm nhìn (Brand vision)

Bạn có biết: “Một thương hiệu muốn phát triển thì phải có tầm nhìn rõ ràng, trong đó bao gồm tầm nhìn ngắn hạng và tầm nhìn dài hạn. Một thương hiệu không có tầm nhìn chẳng khác nào một người mù đi trên đường”.

Có thể hiểu tầm nhìn của thương hiệu cũng giống với tầm nhìn của doanh nghiệp. Nhờ có tầm nhìn mà việc định hướng chiến lược trở nên cụ thể hơn, doanh nghiệp, thương hiệu có thể xác lập được các chuẩn mực giá trị cho cả bản thân lẫn khách hàng thông qua hình thức trao đổi sản phẩm của thương hiệu.

Có nhiều hình thức để triển khai tầm nhìn thương hiệu, ví dụ như thông điệp, sứ mệnh, giá trị tư tưởng, trách nhiệm xã hội, đạo đức, khẩu hiệu,… Mỗi yếu tố đều góp phần vào việc xây dựng tầm nhìn của thương hiệu. Qua đó, Triangle Head mình hiểu được: Trong quá trình đánh giá thương hiệu doanh nghiệp nói chung và tầm nhìn thương hiệu nói riêng không chỉ cần quan tâm tới yếu tố nội dung mà còn cả sự lan tỏa tới các thành viên cũng như hệ thống quản trị.

đánh giá thương hiệu là gì
Đánh giá thương hiệu dựa vào tầm nhìn tổng thể

Dựa vào cấu trúc thương hiệu

Triangle Head mình đã có một kết luận tổng quan như sau: Có thể đánh giá 1 thương hiệu dựa trên cấu trúc của thương hiệu đó. Nếu thương hiệu chỉ áp dụng một cấu trúc cứng nhắc thì trong quá trình vận hành thực tế sẽ dễ bộc lộ ra những yếu điểm, làm mất đi sự sáng tạo và không tạo nên được điều bất ngờ hay điểm khác biệt riêng.

Và dĩ nhiên cấu trúc thương hiệu có thể được thể hiện dựa trên nhiều yếu tố, ví dụ như cơ cấu tên thương hiệu, tư tưởng trong việc xác lập thương hiệu con, sự hình thành thông điệp, cách thương hiệu định vị thị trường và cũng có thể là tính cách cũng như các yếu tố nhận diện thương hiệu. Thế nên, nếu cấu trúc thương hiệu quá cứng nhắc, không đa dạng và có sự biến đổi thì sẽ khiến thương hiệu đó trở nên nhàm chán với người tiêu dùng và tạo lỗ hổng để đối thủ cạnh tranh tấn công.

đánh giá 1 thương hiệu
Đánh giá thương hiệu dựa vào cấu trúc

Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu

Bên cạnh đó, bộ nhận diện thương hiệu cũng là một yếu tố để kiểm tra và đánh giá thương hiệu.

Và sau quá trình nghiên cứu thì Triangle Head mình đã rút ra kết luận: Một bộ nhận diện thương hiệu được đánh giá là mang lại hiệu quả khi nó đáp ứng được các tiêu chí:

  • Tính duy nhất và nổi bật: Tức là khi mọi người nhìn vào bộ nhận diện thương hiệu đó có thể ngay lập tức nhớ ra đó chính là thương hiệu của bạn mà không bị nhầm lẫn với một thương hiệu nào khác. Mặt khác, bộ nhận diện còn phải thể hiện được đặc tính nổi bật của doanh nghiệp, truyền tải thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn
  • Tính nhất quán: Trong bộ nhận diện thương hiệu có rất nhiều sản phẩm khác nhau như bì thư, danh thiếp, hóa đơn, thẻ nhân viên, đồng phục,… Và tất cả những sản phẩm này đều phải được thiết kế một cách nhất quán, có dấu hiệu chung để nhận biết đó là đến từ cùng một thương hiệu
  • Tính chuyên nghiệp và sự khác biệt: Một bộ nhận diện thương hiệu đạt chuẩn còn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp, sáng tạo và có điểm ấn tượng riêng, khác biệt với các doanh nghiệp khác

Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được tổng quan cách đánh giá bộ nhận diện thương hiệu đúng không nào? Sau đây hãy cùng Triangle Head mình tìm hiểu về các giá trị cảm xúc của thương hiệu ở phần tiếp theo nhé.

tại sao phải đánh giá thương hiệu
Đánh giá bộ nhận diện thương hiệu

Xem xét các giá trị cảm xúc của thương hiệu

Đánh giá thương hiệu là gì? Theo Triangle Head mình thì đây là một công việc khó khăn và đòi hỏi phải có sự chuyên nghiệp. Để đánh giá một thương hiệu phải xét tới nhiều yếu tố và các giá trị cảm xúc của thương hiệu chính là một trong những yếu tố quan trọng.

Trong marketing, giá trị cảm xúc của thương hiệu dùng để chỉ những đánh giá của khách hàng dành cho giá trị sản phẩm, dịch vụ và khả năng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu mà khách hàng mong muốn.

Để trở nên thu hút hơn, các thương hiệu luôn cố gắng tác động đến giá trị cảm xúc của khách hàng bằng cách mô tả sản phẩm, dịch vụ của mình có ưu điểm, lợi ích, thế mạnh gì vượt trội hơn so với đối thủ. Khi giá trị cảm xúc của thương hiệu tốt sẽ giúp khách hàng dễ dàng đưa ra quyết định mua thậm chí là trả một mức giá cao để có thể sở hữu dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu bạn cung cấp. Hãy cố gắng để khách hàng luôn hài lòng, đánh giá cao về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu bạn, cũng như luôn đảm bảo giữ vững những lời hứa hẹn đã đưa ra.

Sau quá trình tìm hiểu, Triangle Head mình đã tổng hợp một số lợi ích mà giá trị thương hiệu cảm xúc cần chú ý để đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn:

  • Lợi ích hình thái: Chỉ sự hấp dẫn, ấn tượng trong thiết kế của sản phẩm
  • Lợi ích chức năng: Giá trị mà sản phẩm, dịch vụ mang tới, ví dụ như tiết kiệm tiền bạc, công sức hay thời gian,…
  • Lợi ích thời gian: Tính dễ dàng khi truy cập vào dịch vụ, sản phẩm
  • Lợi ích địa điểm: Sự tiện lợi khi mua hàng, dịch vụ
  • Lợi ích sở hữu: Dễ dàng trong mua sắm, ví dụ như giao hàng tận nhà, đặt hàng trực tuyến,…
cách đánh giá một thương hiệu
Đánh giá thương hiệu dựa vào giá trị cảm xúc

Đánh giá tài sản thương hiệu (Brand equity)

Trong quá trình đánh giá thương hiệu thì bạn còn phải tiến hành đánh giá tài sản của thương hiệu – Brand equity. Để đo tài sản một thương hiệu người ta dựa vào các yếu tố:

  • Hữu hình: Doanh thu, lãi (hoặc lỗ), số lượng hàng bán ra
  • Vô hình: Nhận thức, cảm xúc và những đánh giá từ chính khách hàng

Và quan trọng để có sự đánh giá thương hiệu chính xác nhất thì bạn cần phải tiến hành đánh giá một cách khách quan, tránh đưa tình cảm cá nhân, suy nghĩ chủ quan vào. Và khi đánh giá, nên chuyển đổi kết quả đánh giá về dạng các con số để có cái nhìn trực quan, tổng quát và chính xác nhất. Các con số này được gọi là chỉ số nhận biết – knowledge metric, được dùng để đo lường độ phổ biến của thương hiệu.

hướng dẫn đánh giá thương hiệu
Đánh giá tài sản thương hiệu gây dựng

Tốc độ phát triển của thương hiệu

Một thương hiệu có hoạt động hiệu quả hay không thì cần xem xét tới sự phát triển của thương hiệu như thế nào. Bất cứ một doanh nghiệp, thương hiệu nào khi hoạt động cũng đều vươn tới mục đích cuối cùng đó là giúp giá trị của thương hiệu mỗi năm không ngừng tăng cao hoặc luôn giữ được vị trí đầu tiên.

Như bạn cũng biết, khi giá trị thương hiệu tăng thì lượng khách hàng mà thương hiệu chinh phục được cũng tăng. Đồng thời độ phổ biến cũng như cảm tình mà khách hàng dành cho thương hiệu này cũng tỷ lệ thuận theo. Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì không phải là điều dễ dàng.

Để có thể thúc đẩy tốc độ phát triển của thương hiệu là một chặng đường dài với nhiều gian nan, thử thách. Chính vì vậy, nó được coi là một yếu tố để đánh giá thương hiệu.

Theo Triangle Head mình thì trước hết, muốn đẩy mạnh tốc độ phát triển của thương hiệu thì chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phải tốt và luôn duy trì sự ổn định. Đồng thời, còn phải tạo được sự tươi mới, độc đáo, sáng tạo trong hình ảnh và cách thức biểu đạt thông qua những động thái cụ thể, cách xử lý cùng vô số những yếu tố khác.

Dù là một thương hiệu lớn hay nhỏ, nội địa hay đa quốc gia đều lấy yếu tố tốc độ phát triển thương hiệu này để làm cái đích nỗ lực vươn tới. Dựa vào yếu tố này thương hiệu cũng có động lực để dần hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm chinh phục khách hàng.

bí quyết đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu dựa vào tốc độ phát triển hằng năm

Đánh giá độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu gần nhất

Để có thể giúp thương hiệu phát triển thì các doanh nghiệp phải luôn đưa ra những chiến lược quảng cáo tiếp thị mới, phù hợp với từng hoàn cảnh, sản phẩm. Và để có thể biết chiến lược có tính khả thi không, nên rút kinh nghiệm gì, có sự điều chỉnh như thế nào thì cần phải có sự đánh giá cụ thể.

Triangle Head mình đã nghiên cứu và rút ra được để đánh giá sự hiệu quả của chiến lược thương hiệu gần nhất như thế nào thì cần phải xem xét những yếu tố:

  • Rõ ràng – Clarity: Chiến lược phải truyền tải được thương hiệu cụ thể, trọng tâm mà thương hiệu mong muốn. Thông điệp đó cần đảm bảo khách hàng có thể thấu hiểu, ghi nhớ, hứng thú và chuyển từ hành động xem -> quân tâm -> mua hàng
  • Nhu cầu – Desire: Hãy nhớ rằng, dịch vụ, sản phẩm bạn đang kinh doanh cũng có tới hàng nghìn thương hiệu khác cùng cạnh tranh. Vì vậy, chiến lược đưa ra phải làm sao để khách hàng ưu tiên lựa chọn bạn đầu tiên
  • Quy trình – Process: Trong quá trình thực hiện chiến lược cần có sự liên kết chặt chẽ với các kênh marketing, website và cả bộ phận sales, chăm sóc khách hàng. Phải chắc chắn rằng, khách hàng muốn gì thương hiệu của bạn cũng có thể đáp ứng ngay lập tức. Như vậy mới nâng cao được hiệu quả chốt sale

Để Triangle Head mình nói cho bạn biết nếu muốn chiến lược hiệu quả cần phải thực hiện được 2 công việc sau:

  • Xây dựng kịch bản bán hàng: Hãy xác định cụ thể đối tượng khách hàng mục tiêu là ai và xây dựng sẵn các kịch bản bán hàng mà trong quá trình triển khai chiến lược có thể xuất hiện
  • Theo dõi hệ thống chăm sóc khách hàng CRM: Luôn luôn theo dõi sát sao quy trình mua hàng và chăm sóc khách hàng dựa trên hệ thống CRM để có các điều chỉnh phù hợp cũng như chăm sóc khách hàng chu đáo
lý do đánh giá thương hiệu
Đánh giá độ hiệu quả của chiến lược thương hiệu

Kiểm tra các kênh truyền thông mang lại

Yếu tố đánh giá thương hiệu doanh nghiệp chính là hiệu quả các kênh truyền thông mang lại, bao gồm truyền thông đa kênh và truyền thông tích hợp. Khi đa dạng hóa các kênh truyền thông sẽ giúp thương hiệu quảng cáo rộng rãi hơn, tăng khả năng lan tỏa, tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đa dạng các kênh truyền thông thì thương hiệu cũng cần có khả năng tài chính nhất định. Và đây cũng là một thước đo cho sự thành công. Chính vì lẽ đó mà những thương hiệu có khả năng tài chính dồi dào luôn được coi là thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, theo mình thì đây chỉ là yếu tố cần. Và yếu tố đủ chính là có sự linh hoạt, sáng tạo, biết cách vận dụng và khai thác các kênh truyền thông một cách hiệu quả để mang lại những lợi ích cao nhất.

tìm hiểu đánh giá thương hiệu
Đánh giá thương hiệu qua các kênh truyền thông

Trên đây là 8 yếu tố để đánh giá thương hiệu hoạt động có hiệu quả không mà Triangle Head mình đã đúc kết sau quá trình tìm hiểu và vận dụng thành công. Việc đánh giá sức khỏe của thương hiệu không chỉ phải làm một vài lần mà cần phải thực hiện thường xuyên để kịp thời đưa ra những chiến lược điều chỉnh, định vị thương hiệu phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ những tiêu chí đánh giá và tại sao cần thực hiện biện pháp trên? Và bây giờ thì xin chào và hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo của mình nhé.

Tài liệu tham khảo của bài viết này:

https://www.thebract.com/post/what-is-a-brand-review

https://aytm.com/post/brand-review-basics-part-1

https://branddoor.com/brand-review/

Phân tích đối thủ cạnh tranh: Cách xác định và 6 bước phân tích đối thủ cần nắm

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết và ngày càng trở nên quan trọng cho việc định vị thương hiệu. Việc phân tích này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về kênh tiếp cận, ưu, nhược điểm cũng như ngân sách của đối thủ. Từ đó, bạn […]

Phân tích đối thủ cạnh tranh là công việc cần thiết và ngày càng trở nên quan trọng cho việc định vị thương hiệu. Việc phân tích này sẽ giúp bạn có được những thông tin cơ bản về kênh tiếp cận, ưu, nhược điểm cũng như ngân sách của đối thủ. Từ đó, bạn sẽ đề ra chiến lược marketing đột phá, sáng tạo, nổi bật hơn so với đối thủ. Điều này sẽ hỗ trợ bạn từng bước vượt mặt đối thủ và có được sự thành công cho riêng mình.

Vậy phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? Cách phân tích như thế nào và có lợi ích gì cho thương hiệu? Sau đây, mình là Triangle Head sẽ giúp bạn có được những gợi ý thông minh cho quá trình phân tích.

định nghĩa phân tích đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu thông tin về phân tích đối thủ cạnh tranh

Công việc phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một chiến lược trong đó bạn xác định các đối thủ cạnh tranh chính và nghiên cứu các sản phẩm, chiến lược bán hàng và cách xây dựng thương hiệu của họ, … từ đó giúp việc xác định các cơ hội tiềm năng để cải thiện thương hiệu.

Cụ thể là bạn cần tiến hành đánh giá, so sánh và tạo ra chiến lược Branding tốt hơn, hiệu quả hơn đối thủ. Và điều này cũng giúp nâng vị thế doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Việc phân tích này phải thực hiện với tần suất đều đặn, bởi một khi bạn lơ là, có thể đối thủ của bạn đã dẫn đầu thị trường và chiếm lấy cơ hội thu hút khách hàng của bạn.

phân tích đối thủ cạnh tranh là gì
Tìm hiểu cách phân tích đối thủ là gì

Khi thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh bạn nên ghi nhớ 3 hạng mục cơ bản sau:

  • Nghiên cứu khách hàng của đối thủ là ai: Nhiệm vụ này sẽ giúp bạn tìm kiếm được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp và phân khúc khách hàng mà họ hướng đến.
  • Phân tích dịch vụ, sản phẩm mà đối thủ cung cấp: để tạo được điểm khác biệt cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phân tích các yếu tố thiết yếu từ đối thủ theo phương pháp 4P trong marketing như chức năng của sản phẩm (Product), kênh bán hàng (Place), giá thành (Price), các chương trình khuyến mãi (Promotion).
  • Phân tích các chính sách lãnh đạo, quản lý từ đối thủ: việc phân tích này sẽ hỗ trợ bạn tìm được những ưu điểm nổi trội của đối thủ để bạn có thể tạo ra chiến lược hợp lý nhất.

Tại sao phải phân tích đối thủ cạnh tranh?

Phân tích đối thủ cạnh tranh là một trong những công việc cần thực hiện một cách kỹ lưỡng. Bởi thông qua đó, bạn sẽ thấy bức tranh toàn diện giữa doanh nghiệp và đối thủ trong mắt của người dùng. Việc này sẽ giúp bạn xác định đúng các yếu tố cần cải thiện và định vị thương hiệu một cách tốt nhất.

Một số lợi ích khi phân tích đối thủ cạnh tranh có thể kể đến như:

  • Có được thông tin chi tiết về thị trường, đối thủ, cơ hội cùng các chiến lược tiếp thị hiệu quả
  • Sự nhìn nhận của người dùng/khách hàng giữa thương hiệu của bạn so với đối thủ
  • Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để phát huy, cải thiện cho thương hiệu của bạn và có thể tận dụng tối ưu thị trường ngách

6 bước cơ bản phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn phân tích đối thủ cạnh tranh để phần nào bạn có thể nắm được công việc nên bắt đầu từ đâu. Cụ thể cách phân tích đối thủ cạnh tranh mình sẽ tổng hợp qua 6 bước cơ bản sau:

Lập danh sách phân tích và đánh giá

Nếu bạn chưa tìm được đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp của mình thì việc tìm kiếm họ trên Google, Alexa hoặc Amazon được xem là một ý tưởng không tồi. Và điều bạn cần cân nhắc khi lựa chọn các đối thủ này trên các kênh tìm kiếm là:

  • Thời gian đối thủ tham gia thị trường đã lâu hay chưa?
  • Phân khúc khách hàng đối thủ hướng đến có giống bạn hay không?
  • Đối thủ có sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh nào tương tự với bạn không?
  • Chiến dịch quảng bá thương hiệu của đối thủ có điểm gì nổi bật hơn thương hiệu của bạn?

Mình lưu ý khi phân tích đối thủ cạnh tranh trên các kênh tìm kiếm thì bạn nên tạo cho mình danh sách từ 7 – 10 đối tượng. Việc này sẽ giúp bạn lọc được những đối thủ tốt nhất trước khi bước vào phân tích chi tiết.

lập danh sách phân tích đối thủ cạnh tranh
Xem xét tất cả các kênh tìm kiếm đối thủ sử dụng

Sau khi đã có danh sách đối thủ, bạn cần tiến hành đánh giá trước khi tiến hành bước tiếp theo. Các yếu tố đánh giá bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động và các chiến lược mà họ đang áp dụng.

Phân loại các đối thủ cạnh tranh

Hiện nay có 3 loại hay nhóm đối thủ cạnh tranh phổ biến:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Nhóm đối thủ này có năng lực tương đương với doanh nghiệp của bạn. Đối thủ có cùng sản phẩm, giá thành và cả phân khúc khách hàng
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đối thủ không kinh doanh cùng nhóm sản phẩm so với doanh nghiệp. Nhưng họ lại có những sản phẩm tốt hơn và có thể thay thế sản phẩm của bạn.
  • Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Nhóm đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng sản phẩm, cùng khoảng giá. Tuy nhiên, họ chưa chính thức gia nhập thị trường.
phân loai đối thủ cạnh tranh
Cần phân loại đối thủ cạnh tranh: trực tiếp, gián tiếp và tiềm ẩn

Bạn cần phân loại các đối thủ đã được xác định ở bước trên vào các nhóm mà mình vừa chia sẻ. Việc này sẽ giúp bạn lên chiến lược Marketing một cách hiệu quả và tối ưu nhất.

Thu thập những thông tin của đối thủ cạnh tranh

Để việc thu thập thông tin trở nên dễ dàng và mang hiệu quả cao nhất, bạn cần nắm được 5 nhóm thông tin sau khi đã phân tích đối thủ.

  • Tổng quan về doanh nghiệp của đối thủ: Các thông tin cơ bản nhất về đối thủ cạnh tranh của bạn. Bao gồm kết cấu, quy mô, cách thức hoạt động,…
  • Sản phẩm/dịch vụ đối thủ đang cung cấp: Các đặc tính, giá thành của dịch vụ/sản phẩm đối thủ cung cấp sẽ là nền tảng để bạn tối ưu tốt hơn cho chiến lược Marketing của mình. Cũng từ đó mà bạn có thể cải thiện sản phẩm/dịch vụ trở nên vượt trội so với đối thủ.
  • Kênh phân phối: Thông tin về kênh phân phối cũng cần được quan tâm, cụ thể về cấu trúc, cách kênh đang hoạt động,…
  • Cách đối thủ truyền thông: Xem xét về kênh Marketing Online và Offline của đối thủ. Có thể các kênh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Khách hàng của đối thủ và sự nhận thức của họ: Tìm hiểu thông tin về những đánh giá của khách hàng về đối thủ. Từ đó, bạn sẽ có phương án ứng phó với các review tiêu cực hoặc đưa ra cách triển khai tối ưu hơn.
thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh
Thông tin của đối thủ cạnh tranh cần được thu thập chi tiết và chính xác

Lập bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có những thông tin cần thiết, việc bạn cần làm tiếp theo là sắp xếp chúng một cách khoa học và logic. Có thể tập hợp các dữ liệu này vào một bảng duy nhất để dễ dàng cập nhật hay chia sẻ.

Một số tiêu chí nên đưa vào bảng phân tích đối thủ cạnh tranh, bao gồm:

  • Sản phẩm/dịch vụ cung cấp
  • Giá thành
  • Tương tác trên các kênh mạng xã hội
  • Các nội dung truyền thông
  • Yêu cầu của khách hàng
  • Các đặc điểm khám phá khác
bảng phân tích đối thủ cạnh tranh
Ví dụ bảng phân tích đối thủ cạnh tranh

Có thể nói, bảng phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ là giải pháp tuyệt vời khi bạn mong muốn có được chiến lược Marketing hiệu quả.

Ứng dụng mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, có 5 mô hình phân tích đối thủ phổ biến bạn có thể tham khảo. Tùy vào mục đích mà bạn có thể lựa chọn hoặc kết hợp các mô hình một cách phù hợp nhất.

  • Mô hình SWOT: Đây được xem là công cụ hữu ích và được ứng dụng nhiều nhất. Mô hình này hỗ trợ bạn phân tích 4 yếu tố cơ bản nhằm có được giải pháp tốt nhất cho dự án hoặc tổ chức. Bao gồm Điểm mạnh (Strengths) – Điểm yếu (Weaknesses) – Cơ hội (Opportunities) – Thách thức (Threats).
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh: Mô hình được Michael Porter nghiên cứu và xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1979. Nó được áp dụng ở mọi ngành công nghiệp. Sử dụng mô hình này sẽ giúp bạn xác định và phân tích được 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau. Đó là Sức mạnh của nhà cung cấp – Nguy cơ thay thế – Những rào cản gia nhập – Sức mạnh khách hàng – Mức độ cạnh tranh.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: CPM được viết bởi cụm từ Competitive Profile Matrix. Đây là mô hình hỗ trợ xác định các đối thủ cạnh tranh chính của một doanh nghiệp. Đồng thời biết được những điểm mạnh, điểm yếu của công ty trong vị thế tương quan với đối thủ cạnh tranh.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình này hướng đến nhiều yếu tố cạnh tranh. Chúng được biểu thị dưới dạng đa giác, mô tả khả năng của doanh nghiệp so với một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích nhóm chiến lược: Đây là khung phân tích chiến lược dựa trên sự tương đồng giữa chiến lược của bạn và đối thủ.
mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
SWOT là một trong 5 mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh phổ biến

Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh

Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, bạn nên lập báo cáo phân tích để đề xuất với cấp trên những ý tưởng, chiến lược của mình. Một bảng báo cáo hoàn chỉnh cần được hoàn thiện về mặt nội dung và cách thức trình bày.

Việc lập báo cáo còn giúp bạn có sự lựa chọn chiến lược hợp lý. Từ đó đảm bảo sự hiệu quả trong kinh doanh và có khả năng mở rộng thị phần.

Lưu ý gì cho quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh?

Khi phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề cốt lõi dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích cũng như có được tư duy đúng khi triển khai.

  • Dành thời gian để phân tích đối thủ cạnh tranh: Thông tin về đối thủ là dữ liệu khổng lồ. Đối thủ không ngừng phát triển nên đòi hỏi sự cập nhật thông tin liên tục. Vì thế, việc bỏ thời gian để phân tích đối thủ không chỉ cần triển khai một lần mà nên nhiều lần.
  • Thời điểm thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh: Bạn nên xem xét các dữ liệu của đối thủ trong khoảng thời gian khác nhau. Điều này giúp bạn có được nhiều thông tin hữu ích hơn và có quyết định tốt nhất cho chiến lược của mình.
  • Cần có định hướng ngay từ ban đầu: Định hướng đóng vai trò quan trọng khi bạn tiến hành phân tích đối thủ. Nếu không có định hướng rõ ràng đồng nghĩa với việc bạn phải loay hoay trong mớ dữ liệu hỗn độn. Từ đó, bạn sẽ bị rối và khó khai thác được tối đa các thông tin mong muốn.
  • Phân tích, quyết định khách quan dựa trên dữ liệu: Bạn nên dựa trên những gì đã phân tích và cần có sự khách quan trong quá trình đưa ra quyết định. Bởi nếu đưa ý kiến cá nhân vào, rất có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm và khiến chiến lược của bạn không mang lại hiệu quả.
  • Đầu tư để có những thông tin chất lượng: Đầu tư về công cụ phân tích hay nhân sự,… để mang về các thông tin chất lượng là việc cần thiết. Bởi bạn sẽ giảm thiểu tối đa những dữ liệu ảo, tiết kiệm thời gian và có quyết định nhanh chóng, chính xác.

Triangle Head mình mong rằng với nội dung bài viết phân tích đối thủ cạnh tranh này, bạn sẽ ứng dụng tốt trong quá trình triển khai để hỗ cho những chiến lược trong các chiến dịch Branding. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết sau.

Tài liệu tham khảo bài viết này:

https://okugoe.com/competitive-analysis-framework/

https://www.impactbnd.com/

http://branding-academy.jp/brand/460/

Định vị thị trường là gì? Bật mí phương pháp định vị thị trường cơ bản nhất

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Nếu bạn cứ giậm chân tại chỗ mà không có phương án tối ưu thì việc bạn rời khỏi thị trường sẽ rất nhanh chóng. Vì thế định vị thị trường sẽ là công việc bạn cần thực hiện ngay […]

Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên khốc liệt. Nếu bạn cứ giậm chân tại chỗ mà không có phương án tối ưu thì việc bạn rời khỏi thị trường sẽ rất nhanh chóng. Vì thế định vị thị trường sẽ là công việc bạn cần thực hiện ngay và luôn.

Vậy tại sao phải định vị thị trường? Nó sẽ giúp bạn có được vị thế mạnh trên thị trường bằng cách thiết kế sản phẩm/ dịch vụ của mình mang tính chất khác biệt so với đối thủ.

Sự khác biệt này sẽ là điểm thu hút khách hàng và giúp bạn đứng vững hơn trong lĩnh vực bạn kinh doanh. Và đây cũng chính là một phần của công việc định vị thương hiệu. Vậy định vị thị trường là gì? Cách định vị như thế nào mang lại hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được mình là Triangle Head giải đáp chi tiết cho bạn ngay sau đây.

1. Tìm hiểu khái niệm định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường là gì hay Market Positioning là gì? Đây là quá trình bạn mang sản phẩm của mình với đặc điểm, tính năng vượt trội và khác biệt so với đối thủ đến người tiêu dùng. Mang vai trò hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc tiếp thị các sản phẩm/ dịch vụ mang bản sắc riêng, tạo độ tin cậy cho người dùng.

Khi định vị thị trường mục tiêu, bạn cần chú ý là làm rõ giá trị 4P trong marketing để đảm bảo chiến lược định vị hiệu quả hơn. Đó là Promotion (Khuyến mãi) – Price (Giá cả) – Place (Địa điểm) – Product (Sản phẩm).

Mình ví dụ về định vị thị trường để giúp bạn hiểu rõ hơn. Chẳng hạn như một chuỗi nhà hàng kinh doanh thức ăn nhanh có thể định vị nhà hàng của họ là nơi cung cấp những bữa ăn rẻ nhất hoặc tốt cho sức khỏe nhất. Hay một công ty về sản xuất xe ô tô, họ tự định vị mình là sự lựa chọn hoàn hảo, an toàn cho mọi gia đình.

Chắc hẳn những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm định vị thị trường rồi phải không nào. Sau đây, mình sẽ chia sẻ đến bạn một số tiêu chí định vị được xem là phổ biến hiện nay.

2. Các loại định vị thị trường được sử phổ biến

Các loại định vị thị trường hay tiêu chí bạn có thể tham khảo để ứng dụng vào chiến lược định vị của mình có thể kể đến như:

  • Thuộc tính, lợi ích sản phẩm: Bạn cần xác định được lợi ích mà sản phẩm bạn đang cung cấp cho người dùng so với tốc độ tăng trưởng nhu cầu trên thị trường như thế nào? thỏa mãn nhu cầu cơ bản và nâng cao hay không?
  • Giá trị thương hiệu: So với các đối thủ trên thị trường giá trị thương hiệu bạn mang lại có khác biết hay không? Nó có dễ nhận diện trên thị trường hay không?
  • Chất lượng trải nghiệm: Đảm bảo rằng chất lượng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của bạn đạt chuẩn, nổi bật trên thị trường hay không? Vị trí trí bạn đứng trên thị trường là bao nhiêu?
  • Sử dụng, ứng dụng sản phẩm: Bạn cần cho người dùng thông tin về mục đích, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm thật cụ thể nhất.
  • Đối thủ cạnh tranh: Hãy cho người dùng suy nghĩ sản phẩm của thương hiệu bạn tốt hơn, chất lượng hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
định vị thị trường mục tiêu
Giá sản phẩm là một trong các tiêu chí quan trọng mà bạn cần lưu ý

Với kinh nghiệm cá nhân của Triangle Head mình thì đây là 5 dạng định vị trên thị trường mục tiêu, được áp dụng phổ biến giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình thị trường hiện tại. Một lời khuyên, là bạn nên tùy vào lượng thông tin mà bạn thu thập được, để chọn ra cách định vị sao cho hiệu quả.

3. Chi tiết các bước tiến hành định vị thị trường hiệu quả

Để chiến lược định vị của bạn có được hiệu quả tối đa, mình sẽ đi chi tiết các bước định vị thị trường sau đây cho bạn nắm kỹ càng hơn. Cụ thể bao gồm:

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thông tin của đối thủ cạnh tranh

Việc hiểu được những chiến lược, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn dể dàng trong việc định vị thị trường. Khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau của mình nhé:

  • Mục tiêu: Thị phần mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang có và tốc độ phát triển của các đối thủ đó ra sao.
  • Lịch sử hình thành: Những sự nỗ lực của đối thủ về thông điệp, nội dung, tiếp thị trong quá khứ có được đón nhận nồng nhiệt hay không.
  • Chiến lược: Nghiên cứu những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi của đối thủ mang lại hiệu quả cao.
  • Khán giả: Sự tương tác, tín nhiệm của người dùng đối với sản phẩm/dịch vụ của đối thủ. Các tính năng website hay truyền thông xã hội của đối thủ như thế nào, có đủ mạnh trên thị trường.
các bước định vị thị trường
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm kiếm lợi thế cạnh tranh cho mình thông qua phân tích các điểm giá trị khác biệt của đối thủ. Bạn có thể ứng dụng những công thức dưới đây:

  • Cung cấp nhiều hơn cho cùng một sản phẩm: Đây có thể là việc giới thiệu những tính năng mới của sản phẩm, hiệu suất tốt nhưng bán cùng một mức giá.
  • Cung cấp thêm để biết thêm: Ví dụ như sản phẩm cao cấp giá cao với giá trị chất lượng.
  • Cung cấp ít hơn, cho ít hơn nhiều: Ví dụ như bay với thủ tục đơn giản cùng khách sạn giá rẻ.
  • Cung cấp nhiều hơn với ít hơn: Mình ví dụ đơn giản như sản phẩm A với chất lượng tốt, giá ưu đãi.

Bước 2: Xác định vị trí thương hiệu trên thị trường

Ở bước này, bạn cần xác định bạn là ai, bạn muốn trở thành như thế nào, bạn muốn phát triển thương hiệu mình ra sao. Đây là phương pháp định vị thị trường thương hiệu tối ưu, giúp bạn đưa ra được chiến lược tiếp thị đột phá nhất.

Thông thường, việc xác định vị thị trường được thực hiện qua việc khảo sát định tính hoặc định lượng các đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư chi phí khảo sát hiện nay khá tốn kém, nên sẽ rất khó để các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu thập được dữ liệu đánh giá tốt nhất.

Vì thế, mình sẽ bật mí cho bạn một số chỉ số đánh giá khác có thể tham khảo gồm:

  • Dựa vào lượt tìm kiếm từ khóa thương hiệu (Volume brand keyword): chỉ số thể hiện số lần tìm kiếm thương hiệu của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Để lấy được thông tin số liệu này, bạn có thể sử dụng các công cụ như: Ahreft, Google Keyword Planner, …
  • Chỉ số tương tác ở các kênh mạng xã hội so với đối thủ (Social engagement): chỉ số giúp bạn có được số liệu cụ thể về lượt tiếp cận, like, tương tác của thương hiệu so với đối thủ.
  • Lưu lượt truy cập website (traffic) so với đối thủ: chỉ số này thể hiện việc khách hàng đã dừng chân lại trên website thương hiệu, bạn có thể tham khảo traffic trên Google Analytic hoặc Google Search Console.

Bước 3: Định vị sự khác biệt của thương hiệu

Đối với các bước tiến hành định vị thị trường, việc tìm sự khác biệt của thương hiệu luôn là bước được xem là quan trọng nhất, vì tìm ra điểm khác biệt của thương hiệu trên thị trường gần như là một lợi thế rất lơn để phát triển và mở rộng thương hiệu.

Bằng việc phân tích chiến lược từ đối thủ về các kênh truyền thông, đối chiếu và so sánh để tìm cho thương hiệu một hướng đi thật sự khác biệt. Cụ thể, bạn cần so sánh các yếu tố sau:

  • Ý nghĩa thông điệp của bạn so với đối thủ
  • Giá trị cốt lõi của sản phẩm có trùng lặp với đối thủ?
  • Đối chiếu bộ nhận diện thương hiệu hiện tại của bạn so với đối thủ
  • Mức độ tương tác các ấn phẩm truyền thông so với đối thủ như thế nào?
các bước tiến hành định vị thị trường
Định vị sự khác biệt của thương hiệu bằng sản phẩm nổi bật

Bước 4: Xây dựng chiến lược định vị thị trường

Ngay sau khi có đầy đủ các thông tin về định vị trên thị trường mục tiêu, điều bạn cần làm tiếp theo là biến tấu tất cả chúng thành chiến lược của riêng mình. Hãy cố gắng phác thảo chiến lược một cách chi tiết nhất. Mình gợi ý cho bạn một số tiêu chí mà mình hay sử dụng để phác thảo như:

  • Chiến lược phác thảo đơn giản, dễ hiểu
  • Các thông tin cho chiến lược mang được tính đo lường
  • Thời gian cụ thể cho từng hạng mục công việc
  • Các đầu công việc cần phải có tính liên quan với nhau

Bước 5: Kiểm tra tính hiệu quả của chiến lược

Để biết được phương pháp định vị thị trường của bạn có đạt hiệu quả như kỳ vọng, bạn có thể kiểm tra bằng nhiều cách thức khác nhau. Mình gợi ý cho bạn một số cách thức cơ bản để cho bạn thực hiện đo lường như thu thập dữ liệu định tính thông qua phỏng vấn sâu hoặc khảo sát, thăm dò ý kiến để lấy được các dữ liệu mang tính định lượng,…

phương pháp định vị thị trường
Kiểm tra lại tính hiệu quả của chiến lược

4. Hãy áp dụng sơ đồ định vị thị trường để phân tích

Sơ đồ định vị thị trường sẽ hỗ trợ tốt cho bạn trong quá trình phân tích định vị thương hiệu đối thủ và xác định cơ hội của bạn trên thị trường. Vậy việc lập sơ đồ có điểm mạnh, điểm yếu như thế nào?

Ưu điểm:

  • Xác định chi tiết khoảng trống trên thị trường
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả
  • Sử dụng để nghiên cứu thị trường

Nhược điểm:

  • Chưa xác định được nhu cầu của người dùng
  • Không đảm bảo đó là yếu tố thành công duy nhất
  • Chưa có minh chứng đáng tin cậy trong việc nghiên cứu thị trường

Mình giới thiệu đến bạn sơ đồ định vị thị trường xe ô tô để bạn có thể nắm rõ hơn về những thông tin trên.

ví dụ về định vị thị trường
Sơ đồ định vị của thị trường xe ô tô

Nếu một thì phần trên bản đồ định vị của bạn có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, chắc chắn sẽ là một thử thách lớn để làm nổi bật thương hiệu với muốn vàn đối thủ, cũng như kinh phí đầu tư. Một cách khác, bạn thể tận dụng chiến lược tái định vị thương hiệu nhằm thay đổi thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu, phân nào sẽ giúp việc đưa chiến lược Branding hiệu quả và ít tốn nguồn lực lẫn tài nguyên.

Triangle Head đã mang đến cho bạn toàn bộ thông tin về định vị thị trường là gì, tại sao phải định vị thị trường cùng hướng dẫn cách định vị thương hiệu trên thị trường chi tiết. Hy vọng với những kiến thức này, bạn sẽ áp dụng thành công trong việc định vị thị trường cho doanh nghiệp của mình.

Bạn có thể tìm kiếm thêm nội dung liên quan về chuyên đề này thông qua đọc sách Positioning – the battle for your mind (Định vị – cuộc chiến giành tâm trí khách hàng). Hoặc bạn có thể tham khảo bài viết Định vị thương hiệu Để hiểu hơn về tổng quan công việc định vị trong một chiến dịch Branding.

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.tutor2u.net/business/reference/market-positioning

https://www.meltwater.com/en/blog/market-positioning-strategy

https://strategiccfo.com/market-positioning/

Tái định vị thương hiệu là gì? Hướng dẫn từ chiến lược đến thực thi dành cho Junior và Newbie

Tái định vị thương hiệu là việc rất cần thiết và quan trọng cho một chiến dịch Branding nhằm cải thiện hình ảnh, thứ hạng của thương hiệu, công việc này bao gồm việc định hình lại hình ảnh, thông điệp, tệp khách hàng,… sao cho phù hợp với xu hướng và tốc độ phát […]

Tái định vị thương hiệu là việc rất cần thiết và quan trọng cho một chiến dịch Branding nhằm cải thiện hình ảnh, thứ hạng của thương hiệu, công việc này bao gồm việc định hình lại hình ảnh, thông điệp, tệp khách hàng,… sao cho phù hợp với xu hướng và tốc độ phát triển của thị trường.

Nếu bạn là một Junior hay Newbie đang tìm hiểu về kiến thức Brand Marketing thì việc tìm hiểu tái định vị thương hiệu là gì? Khi nào cần thực hiện? Cần lưu ý gì khi triển khai? Là vô cùng quan trọng vì kiến thức này sẽ giúp bạn rất nhiều khi phân tích hoặc triển khai các hoạt dộng Brand Activation.

Mình là Triangle Head sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất cho tất cả những vấn đề trên. Hãy cùng mình theo dõi nội dung bài viết ngay sau đây nhé.

Tìm hiểu tái định vị thương hiệu là gì?

Tái định vị thương hiệu được hiểu là quá trình doanh nghiệp thay đổi những yếu tố cơ bản như tên, logo, tên pháp lý, hình ảnh, các chủ đề quảng bá, tiếp thị hay thông điệp truyền tải. Không những thế, nó còn là sự thay đổi về đặc điểm, tính năng, thiết kế của sản phẩm, mang lại sự nhìn nhận tốt nhất từ người dùng

Vậy tại sao phải tái định vị thương hiệu? Nhiều nghiên cứu cho rằng, một doanh nghiệp dù phát triển mạnh mẽ đến mấy thì chỉ từ 5 – 10 năm thì cần phải tái định vị một lần.

Việc thực hiện tái định vị có thể do nhiều nguyên nhân như: Nâng tầm doanh nghiệp của bạn theo bản sắc mới, tạo ấn tượng mới trong tâm trí người dùng, nhà đầu tư,… Hoặc là xóa bỏ những tiêu cực về thương hiệu trong suy nghĩ của khách hàng qua việc truyền tải một thông điệp mới của doanh nghiệp.

tái định vị thương hiệu là gì
Thế nào là Re-Branding là gì

Mình có một ví dụ về tái định vị thương hiệu của chiến dịch bột giặt Viso vào năm 2011. Họ đã thay đổi phân khúc khách hàng từ người có thu nhập thấp lên thu nhập trung bình. Và mức giá cũng được nâng cấp theo, đặc biệt bột giặt Viso đã được bổ sung công nghệ mới đến từ Anh Quốc.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng việc tái định vị là công việc rất quan trọng. Tuy nhiên, để tái định vị thương hiệu thành công, bạn cần hết sức cẩn trọng để tránh gây ra phản hồi tiêu cực từ người tiêu dùng.

Doanh nghiệp khi nào cần tái định vị thương hiệu

Thông thường khi doanh nghiệp có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần lên một kế hoạch tái định vị thương hiệu ngay nhằm đảm bảo hướng đi và tốc độ phát triển của doanh nghiệp được thuận lợi. Các trường hợp bao gồm:

Hình ảnh thương hiệu khá tương đồng với đối thủ

Nếu hiện tại tên doanh nghiệp hay logo tượng trưng quá chung chung, chưa thể hiện được thông điệp của bạn thì việc bạn cần làm lúc này là tái định vị thương hiệu. Vì sao? Bởi mỗi thương hiệu đều cần có bản sắc riêng của mình để không bị nhầm lẫn với các thương hiệu đối thủ. Và đó cũng là nền tảng để bạn có thể tiếp thị tốt cho thương hiệu của mình.

khi nào cần tái định vị thương hiệu
Nên tạo sự khác biệt của thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ

Bằng việc thực hiện phương pháp phân tích đối thủ cạnh tranh qua các yếu tố như tên, logo hay chiến dịch tiếp thị,… bạn sẽ có những ý tưởng khiến cho người dùng nhận diện thương hiệu của mình tốt hơn. Như bạn thấy, ngay cả thương hiệu lớn như Google thì trong quá khứ họ có cái tên ban đầu là “Backrub”.

Không chỉ là tên, logo,… bạn cần xác định lại yếu tố khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ cũng như lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ. Từ đó, bạn có thể xây dựng lại thương hiệu và quảng bá với khách hàng, người tiêu dùng, kể cả các thành viên nội bộ doanh nghiệp.

Tốc độ phát triển thương hiệu chưa có tính đột phá

Việc chuyển biến đột phá không hẳn là bạn bỏ đi tất cả những hình ảnh thương hiệu đã gầy dựng trước đây. Bạn chỉ cần cải thiện những yếu điểm trong quá khứ và tiếp tục phát triển lợi thế của mình. Điển hình như việc bạn vừa giữ chân khách hàng cũ nhưng cũng vừa phải tìm kiếm những khách hàng mới, tiềm năng đúng với phân khúc bạn mong muốn.

Mình ví dụ cụ thể trường hợp có sự đột phá về chiến lược khi tái định vị thương hiệu: Pabst Blue Ribbon, một loại bia với giá bình dân được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, thương hiệu này khi tái định vị lại thì mở rộng sang thị trường Trung Quốc và mỗi chai bia có giá 44$.

Bạn thấy đấy, chỉ cần có cái nhìn tổng quan, biết thương hiệu của mình cần cải thiện, phát huy điều gì, bạn sẽ định vị thương hiệu tốt và mang lại doanh thu đáng kể đấy.

Tầm nhìn thương hiệu không phù hợp với thị trường

Giá trị và định hướng thương hiệu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với một doanh nghiệp dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Thế nên, việc định hướng của thương hiệu hiện tại so với bối cảnh thị trường không còn thích hợp nữa thì hãy mạnh dạn thay đổi một tầm nhìn, định hướng mới cho thương hiệu.

tại tại sao phải tái định vị thương hiệu
Thay đổi định hướng thương hiệu để phù hợp với bối cảnh hiện

Tầm nhìn thương hiệu có thể được xem như một vị “sứ giả” tương tác với người dùng của bạn. Thế nên, khi thực hiện tái định vị thương hiệu bạn cần chú ý đến sự khác biệt, độc đáo và cũng phải đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất của thị trường và bên cạnh tầm nhìn cũng phải hàm chứa được thông điệp mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.

Hình thương hiệu đang bị ảnh hưởng tiêu cực

Dấu hiệu cuối cùng để bạn nhận biết khi nào cần tái định vị thương hiệu là hình ảnh thương hiệu đang bị tiêu cực hóa, thường có thể là do ý nghĩa thông điệp được hiểu sai lệch, cách thương hiệu tiếp cận khách hàng không phù hợp hoặc cũng có thể ảnh hưởng từ chất lượng trải nghiệm thương hiệu. Đây là trường hợp bạn phải cần thực hiện tái định vị ngay khi xảy ra vấn đề mang tính tiêu cực, lan rộng trên mạng xã hội và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng.

Để tái định vị thương hiệu thành công cần chú ý những gì?

Hiểu sứ mệnh và giá trị của thương hiệu

Trước khi bắt tay vào các bước tái định vị thương hiệu, bạn cần xác định rõ sứ mệnh, giá trị mà bạn mong muốn hướng đến là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến điều gì sẽ tạo nên sự khác biệt trong thương hiệu của bạn. Một số câu hỏi giúp bạn làm rõ sứ mệnh thương hiệu cũng như có nên thực hiện tái định vị hay không:

  • Thương hiệu bạn ra đời vì lý do gì? So với thị trường thì có phù hợp hay không?
  • Giá trị thương hiệu mang lại hiện tại là gì? Có đáp ứng đước nhu cầu cơ bản nhất của khách hàng?
  • Cách thương hiệu hoàn thành sứ mệnh như thế nào? Kết quả đặt ra có cần được thay đổi hay không?

Chiến lược tái định vị phải phù hợp với thương hiệu

Bạn cần đảm bảo tận dụng tối đa những tài sản thương hiệu hiện có để tối ưu về mặt chi phí. Đồng thời, cũng nên xem xét chiến lược tái định vị thương hiệu có thật sự khả thi hay không, đã có đầy đủ mục tiêu, thời gian triển khai và ngân sách hay chưa. Bạn lưu ý là chiến lược tái định vị của bạn cần nhất quán để đảm bảo thương hiệu phát triển, nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Cụ thể bạn cần phải xem xét các mục tiêu sau:

  • Brand Sale (mục tiêu doanh số): bao gồm Volume Sales (sản lượng bán) và Value Sales (Doanh thu bán).
  • Brand Share (mục tiêu thị phần): Đây là tỷ lệ doanh số thương hiệu so với thị trường cả về sản lượng và giá trị.
  • Brand Growth (mục tiêu tăng trưởng): Tỷ lệ tốc độ phát triển của thương hiệu so với tốc độ phát triển tổng thị trường.
các bước tái định vị thương hiệu
Chiến lược cần phù hợp với định hướng thương hiệu

Cân nhắc thị trường và sự cạnh tranh

Lưu ý này chính là đòi hỏi bạn phải phân tích thật kỹ đối thủ cạnh tranh của bạn. Và với những gì đối thủ có, bạn sẽ làm gì để nổi bật, khác biệt hơn họ. Bên cạnh đó, việc tái định vị thương hiệu cần đảm bảo yếu tố mới, phù hợp và không quá lỗi thời trong thời gian ngắn. Để có được đáp án chính xác bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Top 5 đối thủ nào đang cạnh tranh thị phần của bạn hiện tại?
  • Giá trị các đối thủ cung cấp có qua tương đồng với thương hiệu?
  • Sản phẩm/ dịch vụ nào của đối thủ nổi bật nhất trong năm vừa qua?
  • Doanh số, tốc độ tăng trưởng, độ mở rộng của thương hiệu chênh lệch đối thủ bao nhiêu?

Những rủi ro khi tái định vị thương hiệu

Thương hiệu tách biệt với khách hàng

Việc bạn tái định vị có khả năng sẽ ảnh hưởng đến khách hàng đã tin tưởng bạn trước đó. Vì thế, bạn cần có kế hoạch thúc đẩy tương tác mạnh mẽ với họ để giảm thiểu tối đa rủi ro này.

Đồng thời, bạn cần tìm hiểu về ý kiến, điều khách hàng họ cần từ thương hiệu của bạn là gì. Có thể là một cuộc khảo sát định lượng hoặc phỏng vấn sâu,… Từ đó, bạn đã biết được cái khách hàng cần và tiến hành phản hồi cho họ để họ cảm nhận được sự trân quý khách hàng từ bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thông tin đến khách hàng quy trình tái định vị thương hiệu của mình thông qua các kênh mạng xã hội, website hay email,…

Thiếu sử dụng đa ngữ cảnh

Thương hiệu của bạn cần linh hoạt trong sự biến đổi của ngữ cảnh bởi nó không bao giờ tồn tại chỉ ở một ngữ cảnh riêng biệt. Ở đây, bạn cần lưu ý trang bị đầy đủ hình ảnh, nội dung,… sao cho phù hợp nhất với ngữ cảnh hiện tại để đảm bảo việc tái định vị thương hiệu diễn ra suôn sẻ.

tái định vị thương hiệu thành công
Việc tạo ngữ cảnh phần nào dễ dàng kết nối khách hàng

Phá vỡ tài sản website của bạn

Nếu trong quá trình tái định vị thương hiệu mà bạn cần dịch chuyển nội dung, các trang Giới thiệu, Lịch sử hay bất kỳ điều gì từ website cũ sang website mới thì bạn có thể dự trù bằng cách thiết lập những liên kết chuyển hướng.

Điều này sẽ giúp người dùng không bị gián đoạn trong hành trình tìm kiếm và khiến họ hài lòng với website của bạn.

Không lập ngân sách cho tiếp thị

Bạn cần dự trù trước ngân sách tiếp thị trong chiến lược tái định vị của mình. Việc này sẽ giúp bạn dễ theo dõi và hỗ trợ truyền thông đến người dùng.

Nếu ngân sách tiếp thị không được lập ngay từ đầu, rất có thể khi chạy xong chiến dịch, bạn đã bị cạn kiệt nguồn lực và khó khăn trong quá trình quảng bá thông tin.

Trên đây là tất cả những kiến thức về tái định vị thương hiệu mà Triangle Head chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn nhiều trong việc lên chiến lược cho dự án của mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết định vị thương hiệu, để phần nào bạn có thể hiểu rõ hơn về tổng quan các công cần làm khi được dự án xây dựng một chiến dịch định vị. Hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau.

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.determ.com/blog/brand-repositioning-key-steps-best-examples/

https://www.feedough.com/repositioning-meaning-reasons-examples/

https://www.indeed.com/career-advice/career-development/what-is-repositioning

Định vị sản phẩm: Những bước cơ bản xây dựng chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả

Ở Việt Nam, một số thương hiệu đã thành công trong việc tạo dựng cho mình hình ảnh riêng, chẳng hạn như: Cafe Trung Nguyên, HighLand Coffee, Vinamilk. Tuy nhiên theo mình thấy tỷ lệ đi theo xu hướng này vẫn đang còn quá ít, các doanh nghiệp chưa biết cách để định vị sản […]

Ở Việt Nam, một số thương hiệu đã thành công trong việc tạo dựng cho mình hình ảnh riêng, chẳng hạn như: Cafe Trung Nguyên, HighLand Coffee, Vinamilk. Tuy nhiên theo mình thấy tỷ lệ đi theo xu hướng này vẫn đang còn quá ít, các doanh nghiệp chưa biết cách để định vị sản phẩm và nâng cao giá trị thương hiệu.

Chính vì vậy, hôm nay mình muốn chia sẻ tới bạn – các chủ doanh nghiệp, những bạn trẻ đang muốn khởi nghiệp những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút ra trong quá trình làm việc để đơn giản hoá việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm một cách hiệu quả.

định vị sản phẩm là gì
Tìm hiểu những bước cơ bản định vị sản phẩm là gì?

Tìm hiểu khái quát định vị sản phẩm là gì?

Khái niệm định vị sản phẩm là một quỳ trình xác định vị trí, mức ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường, bằng việc dựa vào các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng, áp lực cạnh tranh, thông điệp sản phẩm, độ ảnh hưởng sản phẩm trong cuộc sống như thế nào? Và từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện làm sản phẩm trở nên độc đáo, mang lại giá trị tốt nhất cho người dùng.

Đối với công việc định vị sản phẩm trong marketing gần như được xem là bước đầu tiên trong mọi chiến dịch Product Branding cần phải thực hiện trước khi bắt đầu lên kế hoạch, có thể nói việc định vị tốt một sản phẩm sẽ mang lại một cái nhìn bao quát nhất hoàn cảnh, tầm nhìn, cũng như làm rõ được định hướng phát triển hình ảnh của sản phẩm.

định vị sản phẩm là gì
Tìm hiểu chiến lược định vị sản phẩm là gì?

Lợi ích của định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm được đánh giá là một trong các hoạt động hữu ích khi triển khai chiến lược Marketing. Dưới đây là một số lợi ích định vị sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp:

  • Hỗ trợ xác định lợi thế cạnh tranh của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường về các yếu tố như giá cả, chất lượng, chăm sóc khách hàng,…
  • Nâng cao hình ảnh của thương hiệu, giúp có được sự tin cậy của người dùng, khách hàng tiềm năng và sở hữu nhân tài với năng lực cao cùng tiềm năng phát triển vượt trội.
  • Làm cho sản phẩm trở nên nổi bật và khác biệt hơn so với đối thủ cùng ngành hàng.
  • Giúp chiến lược Marketing tổng thể có được hiệu quả cao, thu hút khách hàng tiềm năng.

Khi nào cần phải thực hiện định vị sản phẩm

Ngoài việc tạo định hướng cho một chiến dịch Product Branding như mình nói ở trên, thì còn có một số lý do khác mà bạn cần phải thực hiện công việc định vị nay, cụ thể như:

  • Mở rộng dòng sản phẩm
  • Tham nhập thị trường mới
  • Ra mắt các sản phẩm bổ sung
  • Làm mới hoặc thay đổi hình ảnh sản phẩm

Đây một vài trường hợp khác mà cần phải thực hiện định vị sản phẩm mình thường thấy nhất, nhìn chung các trường hợp mình kể trên đòi hỏi cần phải thu thập một lượng thông tin lớn thì mới có thể tiến hành được, nếu bỏ qua bước định vị sản phẩm thì không khác gì bạn đi trong một đường hầm tối và không có ánh sáng.

Hướng dẫn các bước định vị sản phẩm trên thị trường hiệu quả

Theo mình nghĩ một doanh nghiệp muốn có chỗ đứng vững chắc, ngày càng phát triển và chiếm trọn niềm tin đối với người tiêu dùng, thì cần phải biết vị trí sản phẩm của mình ở đâu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Từ đó có chiến lược cụ thể trong việc nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm, khẳng định vị thế và định vị tên tuổi sản phẩm doanh nghiệp.

Trong quá trình trải nghiệm mình đã tổng hợp được quy trình vị sản phẩm hiệu quả và mình chia quy trình này thành năm bước cụ thể sau:

Bước 1: Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Yếu tố đầu tiên trong các bước định vị sản phẩm quyết định tới sự thành công là xác định chân dung bạn cần phân tích là ai, đơn giản việc này sẽ giúp công việc định vị của bạn được cụ thể hơn, tránh việc phân tích các thông tin không cần thiết . Để làm tốt việc này, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi để giải quyết vấn đề. Chẳng hạn như:

  • Đối tượng nằm trong độ tuổi nào?
  • Giới tính khách hàng là nam hay nữ?
  • Sản phẩm của bạn phù hợp với những người có thu nhập cao hay thấp?

Bên cạnh đấy, bạn cũng nên tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng, những đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm ra sao và cách họ sử dụng như thế nào? Từ đấy có thể giúp bạn khoanh vùng những nhu cầu cơ bản hay nâng cao mà khách hàng kỳ vọng ở một sản phẩm.

các bước định vị sản phẩm
Cần làm rõ mục tiêu khách hàng trước khi thực hiện định vị

Bước 2: Thẩm định thuộc tính sản phẩm có đạp ứng đúng nhu cầu khách hàng

Việc thẩm định thuộc tính của sản phẩm sẽ giúp bạn biết được chân dung khách hàng mà bạn đã xác định ở trên có thực sự chính xác hay không. Tùy vào từng loại sản phẩm sẽ có cách đánh giá và thang điểm riêng cho từng đối tượng khách hàng, thông thường theo mình sẽ có 5 yếu tố chính như sau:

  • Tầm nhìn sản phẩm: Giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất để xem sản phẩm của mình có thật phù hợp với đối tượng mà bạn muốn hướng tới hay không.
  • Sứ mệnh: Chính là lý do mà sản phẩm của bạn tồn tại, mang tới cho khách hàng những giá trị thiết thực nhất.
  • Dòng giới thiệu: Là cụm từ hoặc khẩu hiệu ngắn gọn thể hiện những giá trị hoặc giải pháp mà sản phẩm của bạn mang tới cho khách hàng là gì.
  • Sự khác biệt của sản phẩm: Là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định việc lựa chọn mua sản phẩm của bạn hay của một đối thủ cạnh tranh khác.
  • Cốt lõi của sản phẩm: Chính là những thuộc tính cơ bản, nâng cao hay bổ sung vào sản phẩm để mang lại những tiện ích tốt nhất cho khách hàng.

Bước 3: Xác định vị trí sản phẩm trên thị trường hiện tại

Để có thể định vị sản phẩm đang đứng ở đâu trên thị trường, việc bạn cần làm là hãy nhận định một cách khách quan đâu là những yếu tố mà làm nổi bật lên sản phẩm của bạn so với đối thủ và đâu là những yếu tố mà khách hàng ít để ý đến sản phẩm của bạn nhất.

Muốn có được kết quả thẩm định, đo lường chính xác nhất, hãy quay lại yếu tố “định hướng” và “sứ mệnh” của sản phẩm bạn ở bước 2. Cố gắng phân tích thật kỹ những kết quả trả về từ những cách sản phẩm bạn tiếp cận khách hàng hoặc nếu bạn chưa có dữ liệu trước đó, hãy tham khảo qua một số yếu tố sau đây:

  • Logo: Đã đủ sức tạo được sự ghi nhớ trong khách hàng hay chưa, màu sắc có đang giống với đổi thủ hay không
  • Tên sản phẩm: Hãy khảo sát liên tục yếu tố này, khách quan hết mức sức có thể và đừng quá đề cao chỉ ở một khía cạnh kết quả
  • Thông điệp: Có sức thuyết phục rằng sản phẩm của bạn là chỉ dành cho họ
  • Kênh truyền thông: Đâu là kênh đang mang lại hiệu quả nhận diện tốt nhất cho sản phẩm? Hướng giải quyết cho những kênh kém hiệu quả như thế nào?
cách định vị sản phẩm
Đánh giá mức độ nhận diện sản phẩm là bước quan trọng nhất khi thực hiện

Bước 4: Tham khảo ý tưởng của đối thủ cạnh tranh

Bí quyết để bạn hạ gục đối thủ một cách dễ dàng chính là tìm hiểu kế hoạch tiếp thị của họ, nằm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ từ đấy xây dựng cho mình kế hoạch định vị khác biệt, nổi bật và độc đáo.

Một số yếu tố bạn cần có thể xem xét khi tham khảo đối thủ:

  • Đặc tính sản phẩm nổi bật của đối thủ là gì?
  • Ví trí sản phẩm đối thủ đứng thứ mấy trên thị trường?
  • Thông điệp sản phẩm đối thủ đang truyền hiện tại là gì?
  • Các yếu tố nhận diện sản phẩm đối thủ đang sử dụng có gì nổi bật?

Bạn hãy nhớ, một điều quan trọng quyết định tới sự thành công trong cách định vị sản phẩm là đừng biến giá trị thương hiệu của mình là bản sao chép những gì đối thủ cạnh tranh đang làm. Hãy đưa là lý do tại sao người tiêu dùng nên chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn mà không phải là một thương hiệu khác.

Bước 5: Lên sơ đồ định vị sản phẩm

Lên sơ đồ định vị sản phẩm hay biểu đồ định vị sản phẩm sẽ giúp bạn xác định rõ ràng hơn các yếu tố quyết định tới chiến lược quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả. Hãy thu thập thông tin chi tiết về từng yếu tố trong sơ đồ, sau đấy hãy đối chiếu các mối tương quan và sự khác biệt nổi trội trong sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bạn có thể tham khảo sơ đồ định vị sản phẩm tại đây

Các chiến lược định vị sản phẩm phổ biến hiện nay

Để chi tiết hơn về những chiến lược định vị sản phẩm, mình xin chia sẻ 6 cách định vị phổ biến nhất mà mình nghĩ sẽ mang lại hiệu quả cho mô hình kinh doanh của hầu hết tất cả doanh nghiệp. Cùng tham khảo và áp dụng để mang lại sự thành công tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Định vị theo giá bán

Như bạn thấy đấy, hầu hết các sản phẩm đều được định vị theo 2 hướng: hoặc là cao nhất hoặc là rẻ nhất trên thị trường. Việc định giá sẽ phụ thuộc vào mục tiêu xây dựng thương hiệu của công ty bạn như thế nào.

Một thương hiệu cao cấp, sang trọng đương nhiên sẽ được định giá cao và ngược lại, nếu bạn muốn hướng tới một sản phẩm bình dân thì cần đưa ra mức giá tốt nhất để chiếm thị phần của đối thủ.

các loại định vị sản phẩm
Xác định giá bán để đưa ra chiến lược định vị sản phẩm

Định vị dựa vào đặc tính hay loại sản phẩm

Khi khách hàng quyết định mua một sản phẩm nào đấy, họ sẽ quan tâm tới những đặc trưng, tính năng, loại hình của sản phẩm có đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng hay không.

Với cách định vị theo loại sản phẩm này, yêu cầu bạn cần hiểu được những lợi ích mà khách hàng mong đợi ở sản phẩm là gì, đặc tính sản phẩm của bạn có nổi trội hơn các đối thủ của mình hay không? Từ đấy xây dựng hình ảnh khác biệt, đặc trưng nhất cho thương hiệu.

Định vị trên lợi thế cạnh tranh

Bạn hãy bắt đầu tìm kiếm các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với đối thủ của mình để tạo ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng. Một sản phẩm chắc chắn sẽ không thể định vị hoặc định vị kém nếu không có một lợi thế cạnh tranh nào khác biệt.

các chiến lược định vị sản phẩm
Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là cách định vị sản phẩm hiệu quả

Định vị bằng phân khúc người dùng

Đây được xem như một chiến lược vô cùng hữu ích mang lại kết quả cao được nhiều doanh nghiệp áp dụng bằng cách hướng tới một nhóm đối tượng cụ thể. Để có thể vận dụng thành công phương thức này đòi hỏi bạn cần phải am hiểu và đánh giá các phân khúc khách hàng một cách chính xác.

Mình có thể nếu một ví dụ đơn giản để các bạn hiểu rõ hơn chiến lược này như sau: Cùng là những hàng ô tô sang trọng, nhưng Ferrari lại định vị sản phẩm bằng cách hướng tới đối tượng khách hàng yêu thể thao, trong khi đấy BMW lại tập trung vào những thương nhân thành đạt.

Định vị theo giải pháp của sản phẩm

Bạn hãy cho người tiêu dùng biết được sản phẩm mà doanh nghiệp, công ty của bạn mang tới những giải pháp gì giúp họ khắc phục những tình trạng đang gặp phải. Một ví dụ đơn giản như: cùng là sữa rửa mặt nhưng khách hàng sẽ lựa chọn những loại riêng theo nhu cầu của mình, có loại để trị mụn, có loại làm trắng da, có loại dưỡng ẩm,…

Do đó, việc định vị theo giải pháp sẽ giúp chạm đúng insight của từng nhóm đối tượng có mong ước mua hàng khác nhau, giúp quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn.

chiến lược định vị sản phẩm là gì
Kiểm tra các giải pháp trong sản phẩm cũng là một chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả

Định vị theo cảm xúc

Đã bao giờ bạn mua hàng không phải vì nhu cầu hay mục đích đề ra mà chỉ là cảm thấy yêu thích và tự dụng muốn sở hữu món đồ đấy chưa? Tất cả là nhờ sự khôn ngoan và tinh tế của một nhà làm Marketing đã nghiên cứu sự biến đổi cảm xúc của đối tượng mục tiêu ảnh hưởng và đưa ra giải pháp phù hợp, kích thích nhu cầu của khách hàng.

Khi định vị sản phẩm cần xem xét những yếu tố nào?

Để tạo sự khác biệt, giá trị cho sản phẩm, bạn cần xem xét một số yếu tố sau đây trước khi triển khai định vị sản phẩm, bao gồm:

  • Tầm nhìn: Định hướng tổng thể của doanh nghiệp dành cho sản phẩm
  • Sứ mệnh: Những gì đã, đang và sẽ thực hiện để biến tầm nhìn của doanh nghiệp trở thành hiện thực
  • Slogan: Khẩu hiệu mà doanh nghiệp muốn mô tả khi nhắc đến thương hiệu hoặc sản phẩm
  • Bản chất thương hiệu: Những thuộc tính cốt lõi mà bạn muốn hướng đến cho doanh nghiệp của mình
  • Loại thị trường: Ngành hàng mà doanh nghiệp đang tham gia và đối tượng/tệp khách hàng hướng đến, họ là ai?
  • Thách thức khách hàng: Các khó khăn mà doanh nghiệp cần phải đối mặt
  • Sự khác biệt: Thương hiệu hay sản phẩm có điểm nào độc đáo, tạo giá trị cho người dùng, khách hàng
định vị sản phẩm trên thị trường
Tốc độ tăng trưởng của thương hiệu có mối quan hệ mật thiết đến sản phẩm

Hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn trẻ, các doanh nghiệp nắm được kiến thức cơ bản trong việc xây dựng chiến lược định vị sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh bạn có thể tham khảo qua bài viết Branding là gì? phần nào giúp bạn khái quát hơn về công việc ngành Branding

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.shopify.com/encyclopedia/product-positioning

https://simplicable.com/new/product-positioning-examples

https://www.business2community.com/strategy/positioning-5-strategies-to-stand-out-from-your-competitors-02333056

Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 6 yếu tố cần có cho một hệ thống nhận diện hoàn chỉnh

Xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày một nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Nắm bắt các xu hướng và cập nhật kiến thức hữu ích về thương hiệu sẽ giúp CEO có tầm nhìn chiến […]

Xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày một nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng biết đến thương hiệu của bạn. Nắm bắt các xu hướng và cập nhật kiến thức hữu ích về thương hiệu sẽ giúp CEO có tầm nhìn chiến lược, vạch định kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Là một trong những người bén duyên và có cơ hội được xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho một số công ty, mình đã đúc kết ra một số yếu tố để hoàn chỉnh hệ thống nhận diện doanh nghiệp. Nếu như bạn cũng đang trên con đường xây dựng thương hiệu riêng cho mình thì có thể tham khảo một số chia sẻ dưới đây của mình nhé.

hệ thống nhận diện thương hiệu là gì
Tìm hiểu những yếu tố cần có trong hệ thống nhận thương hiệu là gì?

1. Giải thích hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?

Trước khi xây dựng một kế hoạch cụ thể, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? Theo cách hiểu của mình thì đây đơn giản là các hình thức tiếp cận để khách hàng khác có thể nhận diện và biết đến biết đến thương hiệu của bạn qua nhiều yếu tố hình ảnh đại diện cho thương hiệu.

Việc xây dựng một hệ thống nhận diện cần thực hiện một cách toàn diện trên mọi mặt trận mà thương hiệu của bạn có thể phủ sóng. Có thể kể đến như: Logo doanh nghiệp, các câu khẩu hiệu, bao bì, nhãn mác, băng rôn quảng cáo, các vật phẩm, ấn phẩm hỗ trợ quảng cáo, hệ thống phân phối, các phương tiện vận tải, chuỗi cửa hàng,…

hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì
Tìm hiểu hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những gì

Hay nói cách khác, hệ thống nhận diện chính là những gì mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy, nghe thấy những thông tin về doanh nghiệp trong mọi hoạt động đời sống hàng ngày.

Theo mình nghĩ, việc xác định rõ mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ giúp tạo ra sự khác biệt, thể hiện cá tính riêng và đặc biệt là cần phải tạo ấn tượng sâu sắc đối với người tiêu dùng. Từ ấy thể hiện quy mô doanh nghiệp, tính chuyên nghiệp nhằm tạo niềm tin đối với khách hàng.

2. Lợi ích của hệ thống nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp

Hệ thống nhận dạng thương hiệu có quan trọng với doanh nghiệp hay không? Theo mình nó không những quan trọng mà còn quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Một công ty nếu xây dựng cho mình hệ thống nhận diện vững mạnh chắc chắn sẽ phát triển bền vững và đạt được những lợi thế như sau:

Tặng lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu

Mình lấy một ví dụ đơn giản là khi doanh nghiệp của bạn tham dự một cuộc đấu thầu xây dựng, nếu bạn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố nhận diện thương hiệu chắc chắn sẽ dễ dàng đánh bại các đối thủ cạnh tranh khác để dành phần thắng.

Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao về năng lực, chất lượng và sự uy tín của doanh nghiệp thông qua thương hiệu mà công ty đã tạo dựng bấy lâu nay xem có thực sự có vững mạnh và đáng tin cậy hay không.

Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu

Hệ thống nhận dạng thương hiệu sẽ giúp khách hàng nhận biết và nghĩ ngay đến các sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp khi họ có nhu cầu. Đồng thời việc tạo ấn tượng mạnh trong lòng người tiêu dùng sẽ gây ra tâm lý muốn được sở hữu sản phẩm, muốn được trải nghiệm những dịch vụ mang thương hiệu công ty của bạn.

lợi ích của hệ thống nhận diện thương hiệu
Lợi ích của Brand Identity

Nâng cao giá trị doanh nghiệp

hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao giá trị, vị thế và sự uy tín với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư,…Từ đấy giúp kêu gọi vốn đầu thư một cách dễ dàng để phát triển công ty ngày một vững mạnh hơn.

Xây dựng quảng bá thương hiệu

Theo mình hệ thống nhận diện của một thương hiệu nếu được đầu tư nghiêm túc, có kế hoạch, định hướng rõ ràng sẽ giúp tất cả người tiêu dùng đều có thể tiếp cận và biết đến doanh nghiệp, thể hiện tầm nhìn rộng lớn và sức ảnh hưởng không hề nhỏ đối với toàn bộ đối tượng khách hàng mà công ty muốn hướng tới.

3. Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm những gì

Một hệ thống nhận dạng thương hiệu hoàn chỉnh, chuyên nghiệp cần đáp ứng những yếu tố như thế nào? Qua thực tiễn làm việc và xây dựng hệ thống nhận diện cho nhiều dự án mình nhận thấy có một số yếu tố đặc biệt quan trọng mà bạn cần phải quan tâm và tập trung, đó là:

Primary brand mark (nhãn hiệu chính)

Biểu tượng đầu tiên mà bạn dễ nhận thấy nhất của sức mạnh thương hiệu chính là thiết kế logo hoặc nhãn hiệu chính. Thay vì cố gắng thể hiện những gì mà doanh nghiệp muốn truyền tải thông tin theo nghĩa đen, bạn có thể sử dụng các yếu tố hình ảnh khái niệm và trừu tượng. Điều này sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và lưu nhớ thông tin về doanh nghiệp của bạn một cách tốt nhất.

Primary brand mark cần đảm bảo đủ linh hoạt để có thể hoạt động tốt trên nhiều hình thức và quy mô khác nhau, các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu phải có khả năng tái tạo và nguyên tắc thiết kế nhất quán.

Qua một thời gian trải nghiệm các dự án Branding mình nhận thấy cách thiết kế logo chuyên nghiệp cần đảm bảo 6 yếu tố sau đây:

  • Trong tất cả trường hợp, biểu trưng phải có màu đồng nhất.
  • Logo cần có khả năng điều chỉnh được.
  • Logo phải đơn giản nhưng ấn tượng, dễ nhớ.
  • Biểu trưng cần độc đáo, thể hiện cá tính riêng của doanh nghiệp.
  • Biểu trưng có thể hiện trên tin nhắn của khách hàng.
các yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu
Primary brand mark thương hiệu Coca-cola

Secondary brand mark (nhãn hiệu phụ)

Nhiều người vẫn chưa ý thức tầm quan trọng của nhãn hiệu thứ cấp. Trên thực tế, quy tắc vàng trong việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh là có logo duy nhất, nhất quán trên mọi phương tiện truyền thông, báo chí và được sử dụng liên trong nhiều năm không có sự thay đổi.

Ngày nay, mỗi doanh nghiệp đều có một kênh xuất bản riêng của mình như các trang web, mạng xã hội blog,…Tuy nhiên, với sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ 4.0, Internet trở thành nơi chứa hàng nghìn loại thông tin khác nhau không được chắt lọc chính xác khiến người dùng bắt đầu chặn và lọc Internet.

Vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn trở nên nổi bật, phát triển và tiếp cận nhiều nhất tới người tiêu dùng? Đây chính là lúc nhãn hiệu thứ cấp thể hiện vai trò quan trọng của mình. Nó sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ nhãn hiệu chính và nâng cao kênh thông điệp cho nhãn hiệu. Nhãn hiệu thứ cấp sẽ tiếp cận khách hàng qua các kênh như: buôn bán, tiếp thị tài sản thế chấp, các chiến dịch truyền thông quảng bá và còn nhiều hơn thế nữa.

bộ hệ thống nhận diện thương hiệu
Secondary brand mark có thể là một tên rút gọn

Bảng màu thương hiệu

Chúng ta đều biết, mỗi thương hiệu sẽ có một bản màu đặc trưng, cho dù đó là một màu rất đơn giản như đen, trắng hay một màu sắc khác sáng tạo hơn. Vẫn còn doanh nghiệp cho rằng màu sặc chỉ giới hạn ở tiêu đề thư, logo hay bảng hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn thử sử dụng màu sắc cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị, mới mẻ hơn.

Mình đã ứng dụng việc chọn lọc màu sắc cho thương hiệu và nhận thấy sự tương tác, phản hồi của khách hàng khá tích cực. Khi chọn màu sắc cho thương hiệu, bạn cần lưu ý căn cứ vào sự phù hợp của chúng với thương hiệu để đảm bảo mang tới sự hài hòa và truyền tải thông tin một cách tốt nhất tới người tiêu dùng.

hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm
Lựa chọn màu chủ đạo của thương hiệu

Typography (kiểu chữ)

Typography được xem là nền tảng để thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu vững mạnh. Dựa trên thực tiễn làm việc mình rút ra một điều là việc lựa chọn phông chữ phù hợp để đại diện cho thương hiệu thường khá khó khăn đối với các doanh nghiệp. Thông thường các thương hiệu chỉ đưa ra phông chữ ngẫu nhiên dựa trên sở thích cá nhân.

Typography thể hiện cá tính, nét độc đáo riêng của thương hiệu. Mình lấy một ví dụ đơn giản như: một thương hiệu đặc trưng đại diện cho truyền thống sẽ sử dụng các mặt kiểu serif, ngược lại, các thương hiệu hiện đại là dùng các mặt san-serif.

Một thương hiệu, cần phải có các mặt chính để sử dụng trong logo thương hiệu chính. Ngoài ra nên có thêm các mặt kiểu chữ thứ cấp và thứ cấp lý tưởng để bổ sung cho kiểu chữ chính, mang lại hiệu ứng tốt nhất, truyền tải thông tin hấp dẫn, lôi cuốn đến khách hàng.

chức năng của hệ thống nhận diện thương hiệu
Typography giúp tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng

Visual brand (nhãn hiệu trực quan)

Tiện ích của mở rộng thương hiệu trực quan chính là các yếu tố thiết kế có vai trò hỗ trợ và nâng cao những trải nghiệm thú vị về hình ảnh thương hiệu mà bạn muốn xây dựng. Có thể kể tới một số yếu tố như: mẫu thương hiệu chính thức, hình tượng,…

Nếu doanh nghiệp của bạn có một hình mẫu thương hiệu chính thức sẽ giúp khách hàng ghi nhớ, tạo ấn tượng sâu sắc, giúp họ sẽ nghĩ ngay tới khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hay sản phẩm mà công ty bạn cung cấp.

Ngoài ra, Iconography được xem là công cụ đắc lực trong kho vũ khí thương hiệu mà bạn tạo dựng. Các biểu tượng có thể được sử dụng để tạo thành điểm nhấn đặc trưng xuyên suốt quá trình xây hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp, giúp bạn truyền tải thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.

mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu
Logo là hình ảnh đại diện đầu tiên khi tiếp cận khách hàng

Website thương hiệu

Website là yếu tố quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin liên quan tới doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ,…Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm, chắc chắn khách hàng sẽ vào check trang web để tham khảo thông tin và khẳng định lại chất lượng, sự uy tín của doanh nghiệp.

hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
Website là nơi tổng hợp thông tin thương hiệu đầy đủ nhất

Hy vọng với những chia sẻ mà mình đã rút ra trong quá trình xây dựng cũng như chức năng hệ thống nhận diện thương hiệu đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng thể về hệ thống nhận diện và tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển, thành công của doanh nghiệp. 

Chúc bạn sẽ xây dựng cho mình được hệ thống nhận diện thương hiệu vững chắc, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng góp thành vào sự thành công và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết Branding là gì phần nào giúp bạn nắm được các đầu công việc trong chiến dịch xây dựng thương hiệu

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://www.spellbrand.com/brand-identity-system

https://techcrunch.com/2019/03/21/how-to-develop-a-brand-identity-system-like-intercom/

https://blog.neosmarketing.com/what-is-a-brand-identity-system-1

Employer Branding là gì? Khái niệm thương hiệu nhà tuyển dụng cơ bản dành cho Junior

Employer Branding là gì? Nhiều người cho rằng, đó là một vị trí độc lập như một bộ phận trong công ty. Thế nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng. Vì đây là một phần không thể tách rời của vị trí Brand Marketing. Employer Branding là bao hàm các công việc nhằm quản […]

Employer Branding là gì? Nhiều người cho rằng, đó là một vị trí độc lập như một bộ phận trong công ty. Thế nhưng quan niệm này hoàn toàn không đúng. Vì đây là một phần không thể tách rời của vị trí Brand Marketing.

Employer Branding là bao hàm các công việc nhằm quản lý và tạo hình ảnh cho công ty dưới tư cách nhà tuyển dụng.Trong bài viết dưới đây hãy cùng Triangle Head tìm hiểu rõ hơn về chủ đề Employer Branding là gì nhé.

employer branding là làm gì
Employer Branding và vai trò trong doanh nghiệp

1. Tìm hiểu khái niệm Employer Branding là gì?

Employer Branding (Thương hiệu Tuyển dụng) là một thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động xây dựng hình ảnh tuyển dụng của một thương hiệu, qua việc xây dựng và kết hợp các yếu tố bản sắc, giá trị, trải nghiệm thương hiệu nhằm giúp hình ảnh tuyển dụng trở nên nổi bật, khác biệt, thu hút được nhiều ứng viên.

thế nào là employer branding
Định nghĩa Employer Branding là gì?

Một trong những yếu tố bạn cần đầu tư là trải nghiệm thực tế của ứng viên và nhân viên tại doanh nghiệp. Trường hợp họ có trải nghiệm rất tốt khi phỏng vấn như môi trường chuyên nghiệp, phúc lợi xứng đáng,… thì chắc chắn rằng họ sẽ chia sẻ điều này với bạn bè, gia đình và các mối quan hệ của mình. Điều này giúp doanh nghiệp có được hình ảnh tích cực trong mắt mọi người.

Ngược lại, nếu họ có trải nghiệm tệ trong buổi phỏng vấn thì có thể những điều tiêu cực ấy sẽ được lan truyền đến người khác. Từ đó, hình ảnh của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định.Vì vậy, một chiến lược Employer Branding hiệu quả sẽ là một trụ cột vững chắc cho các bộ phận tuyển dụng của thương hiệu có thể dễ dàng chiếm được suy nghĩ và cảm xúc của các ứng viên dẫn đến “khao khát” muốn được đồng hành cùng doanh nghiệp. Đây cũng có thể được xem là một phần quan trọng trong công thức thu hút và chiêu mộ nhân tài.

2. Tại sao Employer Branding lại quan trọng với một doanh nghiệp?

Cách hiệu quả để thu hút các ứng viên

Employer Branding sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá những giá trị cốt lõi, tách biệt hoàn toàn với đối thủ cạnh tranh, giúp thu hút những tài năng tham gia ứng tuyển. Ngoài ra, để việc xây dựng trở nên hiệu quả cũng chính là cách để doanh nghiệp có thể chủ động tuyển dụng những nhân tài phù hợp với văn hóa công ty.

Hơn hết, quá trình tuyển dụng sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn khi nhà tuyển dụng đã tìm được các ứng viên phù hợp với văn hóa thương hiệu bằng việc phỏng vấn online, nhờ đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian tuyển dụng cũng như giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên.

Bạn nên nhớ rằng, thể hiện được môi trường văn hóa, hay chiến lược tầm nhìn của công ty là rất quan trọng. Employer Branding còn giúp gắn kết các nhân viên lại với nhau bởi họ đã hiểu rõ của công ty của mình, cũng như biết được mục tiêu mà cả nhóm đang muốn hướng đến.

employer branding là gì
Tìm hiểu khái niệm employer branding là gì

Một trong những phương thức PR thương hiệu

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên nhưng xây dựng Employer Branding hiệu quả chính là phương thức PR “có một không hai” cho các doanh nghiệp.

Một hình ảnh nhà tuyển dụng thành công sẽ được phản ánh qua mức độ hài lòng công việc của các ứng viên khi đảm nhận công việc từ đó việc sẵn sàng quảng bá hình ảnh thương hiệu đó là điều tất nhiên họ sẽ làm. Những đánh giá của nhân viên là nguồn thông tin có giá trị nhất cho sự thành công của các chiến lược tuyển dụng nói riêng và hình ảnh thương hiệu nói chung.

Để tạo được hình ảnh tuyển dụng thành công, khi và chỉ khỉ doanh nghiệp mang đến được môi trường làm việc thoải mái, chuyên nghiệp cho nhân viên. Đây chính là cách PR vô cùng tuyệt vời, giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ.

Góp phần củng cố văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng chiến lược Employer Branding phải luôn đi cùng với xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bằng cách xây dựng một môi trường văn hóa tích cực, doanh nghiệp đã tạo ra nhận thức cho các ứng viên về thương hiệu của nhà tuyển dụng.

Những quyền lợi như khen thưởng khi họ có thành tích tốt hay cố gắng trong công việc, tạo dựng những chương trình phúc lợi linh hoạt hoặc giúp họ cân bằng trong cuộc sống và công việc là những ý tưởng tốt để bạn xây dựng một Employer Branding hiệu quả.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu một nhân viên nhận được sự hỗ trợ của công ty thì sẽ gắn kết và có mức hài lòng cao hơn với doanh nghiệp, dẫn đến hiệu suất làm việc tốt hơn.

Ngoài ra, văn phòng mở hiện đại, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, cơ sở vật chất giải trí đều là những yếu tố giúp ứng cử viên tăng nhận thức về văn hóa của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp tiết kiệm thời gian và công sức của cả hai bên trong quá trình tuyển dụng.

employer branding là làm gì
Chiến lược thương hiệu nhà tuyển dụng giúp củng cố văn hóa cho doanh nghiệp

3. Bật mí công việc Employer Branding là làm gì?

Vậy công việc Employer Branding là làm gì? Để xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước thực hiện sau:

Đánh giá nhận diện thương hiệu hiện tại

Việc đầu tiên mà bạn nên làm đó chính là nhận định chỗ đứng về thương hiệu của doanh nghiệp mình trong nhân viên cũng như trong công chúng.

Một bản khảo sát nhỏ đến nhân viên cũng như khách hàng với những câu hỏi liên quan là đã có thể giúp bạn tìm hiểu được mức độ hài lòng của công chúng với thương hiệu doanh nghiệp của bạn như thế nào. Dựa trên mức độ khảo sát để tìm ra những phương án giúp nâng tầm thương hiệu.

Song song với đó, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của hai bộ phận quan trọng là HR và L&D, để đưa ra mục tiêu cho chiến lược Employer Branding cụ thể. Một số mục tiêu mà bạn nên quan tâm đó là:

  • Nâng cao vị thế của doanh nghiệp
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh hoàn hảo so với đối thủ
  • Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong thời gian dài
xây dựng employer branding
Đánh giá nhận diện thương hiệu là bước đầu tiên

Xây dựng hoặc tái cấu trúc EVP

EVP là gì? Tên đầy đủ Employee Value Proposition, là một thuật ngữ chỉ những đặc trưng của một tổ chức/doanh nghiệp dùng để thu hút và hấp dẫn người lao động.

EVP có thể là những thứ hữu hình như lương thưởng, chế độ đãi ngộ, các chương trình tập huấn, đào tạo, teambuilding,… hoặc cũng có thể là những thứ vô hình thuộc về giá trị của doanh nghiệp như một môi trường làm việc ổn định, sự gắn kết nội bộ,…

Dưới đây là các chỉ số EVP mà mình nghĩ bạn cần phải quan tâm khi xây dựng Employer Branding:

  • Lượt truy cập từ trang tuyển dụng công ty
  • Tỷ lệ chấp nhận công việc sau khi phỏng vấn
  • Employee satisfaction rate (mức độ hài lòng của nhân viên)
  • Applicant-to-interview ratios (tỷ lệ người nộp đơn và phỏng vấn)

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm cũng như cách xây dựng yếu tố này. Hãy tìm đọc ngay bài viết EVP là gì của mình nhé.

Lên quy trình tuyển dụng nhân lực rõ ràng

Một trong những bước để xây dựng chiến lược Employer Branding hiệu quả chính là lên một quy trình tuyển dụng nhân lực rõ ràng. Ví dụ, Unilever Việt Nam, đưa ra một quy trình phỏng vấn 5 vòng cụ thể cho các ứng viên bao gồm:

  • Vòng 1: Vòng hồ sơ, ứng viên sẽ nộp CV trực tiếp tại doanh nghiệp.
  • Vòng 2: Vòng Test áp lực, ứng viên sau khi được thông qua CV sẽ phải làm những bài test áp lực về tài chính và GMAT.
  • Vòng 3: Phỏng vấn sơ bộ, ứng viên sẽ phỏng vấn với phòng nhân sự
  • Vòng 4: Phỏng vấn chuyên môn, ứng viên sẽ được phỏng vấn bởi bộ phận chuyên môn, nơi mà phóng viên trực tiếp ứng tuyển
  • Vòng 5: Xử lý tình huống, bộ phận chuyên môn sẽ đưa ra những tình huống và yêu cầu ứng viên đưa ra giải pháp xử lý.
chiến lược employer branding
Xây dựng chiến lược rõ ràng giúp cả doanh nghiệp đánh giá ứng viên tốt nhất

Một quy trình tuyển dụng rõ ràng không chỉ có lợi cho ứng viên, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đây là phương thức giúp doanh nghiệp nắm bắt những kỹ năng cần thiết của ứng viên để thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau này.

Xây dựng trang thông tin nội bộ

Bạn cũng hiểu được rằng giao tiếp rất quan trọng đúng không nào? Để nhanh chóng trao đổi, giải đáp các thắc mắc, cũng như để nắm bắt hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân viên, mỗi công ty đều cần xây dựng một cổng thông tin nội bộ riêng.

Một số kênh hỗ trợ bạn lên kế hoạch truyền thông nội bộ, mà mình nghĩ bạn có thể áp dụng thử với doanh nghiệp đó là:

  • Intranet
  • Base HRM
  • Google Workspace
  • Project management tools

Một ví dụ về Employer Branding bạn có thể tham khảo đó là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia. Bằng các tạo ra một ứng dụng thông minh trên điện thoại thông qua hệ thống Sidekick. Các nhân viên có thể quản lý mọi khía cạnh công việc của mình từ việc truy cập danh bạ của các nhân viên khác đến thanh toán, và theo dõi thời gian làm việc…

Nâng cao trải nghiệm của ứng viên

Bạn đã sẵn sàng đưa ra thông điệp, lời kêu gọi của mình đến những ứng viên tiềm năng, thế nhưng bạn có biết sử dụng kênh thông tin nào chưa? Có vô số cách để bạn đến gần với ứng viên, thế nhưng một trong những cách quảng bá thương hiệu doanh nghiệp hiệu quả từ lúc bắt đầu đó chính là gia tăng trải nghiệm nhân sự.

Trong việc thuyết phục một ứng viên tài năng, đôi khi bạn có thể giao tiếp với họ ngoại tuyến. Cho dù đó là giao tiếp bằng điện thoại hay giao tiếp trực tiếp thì trải nghiệm mà ứng viên có được, phải phù hợp với thương hiệu tuyển dụng của bạn, nếu không đảm bảo bạn sẽ đánh mất họ vào tay vào nhà tuyển dụng khác.

Một chiến dịch Employer Branding rõ ràng, cần phải có một thông tin tuyển dụng chi tiết và dễ hiểu, cùng với một môi trường phỏng vấn thoải mái,… là những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm của các ứng viên từ khi họ bắt đầu tìm kiếm đến khi họ ứng tuyển vào vị trí.

employer branding hiệu quả
Nâng cao trải nghiệm ứng viên rất quan trọng

Xây dựng các trang tuyển dụng

Các trang mạng xã hội là kênh truyền thông được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất để xây dựng chiến lược Employer Branding để thu hút nhân tài. Những con số biết nói này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về lý do bạn nên có sự đầu tư mạnh mẽ này:

  • 1/4 ứng viên lựa chọn các trang mạng xã hội để tìm kiếm công việc
  • 7/ 10 người trong độ tuổi từ 18 – 34 cho biết họ đã tìm được công việc thông qua các trang mạng xã hội
  • 50% các nhà tuyển dụng cho biết họ đã cho thấy các ứng viên có chuyên môn cao ứng tuyển công việc.

Vậy có phải các ứng viên sẽ bị thu hút bởi các hình ảnh tốt đẹp mà nhà tuyển dụng đưa lên trên trên Facebook hay LinkedIn? Câu trả lời là có đấy. Theo khảo sát có đến 9 trên 10 ứng viên quyết định ứng tuyển vào các doanh nghiệp có hình ảnh tích cực trên các mạng xã hội.

Những doanh nghiệp này phải thường xuyên tương tác, phản hồi các thắc mắc các ứng viên. Đồng thời nên đưa ra những hình ảnh tích cực, môi trường làm việc thân thiện, văn hóa cũng như tin tuyển dụng thường xuyên trên Facebook hay LinkedIn.

Lên content tuyển dụng và xây dựng hình ảnh nhà tuyển dụng

Mục tiêu của chiến lược nội dung đó chính là thu hút ứng viên bằng cảm xúc. Các kể chuyện thông minh tinh tế, chính là cách để bạn cá nhân hóa doanh nghiệp, mang đến sự khác biệt thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn với các đối thủ cùng ngành.

Thông qua việc kể chuyện bằng hình ảnh và văn bản, hãy nói về hành trình xây dựng doanh nghiệp cũng như từng nhân viên cụ thể. Những câu chuyện như thế này, chắc chắn sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với ứng viên, để họ biết rằng công ty bạn có những con người cụ thể chứ không phải là những con người “vô danh”.

Xây dựng nội dung tuyển dụng
Mẫu sơ đồ nội dụng tuyển dụng

Khi triển khai một chiến dịch Employer Branding, bạn luôn cần phải phối hợp giữa HR và Brand team. Đồng thời cần phải luôn thống nhất cũng như luôn đi theo định hướng của doanh nghiệp. Hy vọng sau bài viết của Triangle Head, bạn đã biết Employer Branding là gì? cũng như các bước để triển khai hiệu quả.

Phân tích văn hóa công ty

Việc phân tích văn hóa công ty thật sự rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp và có tác động mạnh mẽ đến Employer Branding. Thế nên, bạn cần tập trung tối ưu văn hóa công ty không chỉ với thiết kế thu hút mà còn là những trải nghiệm bạn cung cấp cho ứng viên.

Để có được dữ liệu chính xác để phân tích văn hóa công ty, bạn cần lắng nghe từ chính nhân viên của mình. Hãy tìm hiểu về điều họ nghĩ rằng sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt và điều gì khiến họ yêu thích doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể thu thập thông tin bằng hình thức gặp trực tiếp hoặc thông qua các cuộc khảo sát ẩn danh.

Thiết lập chương trình Employee Advocacy

Employee Advocacy là chương trình, là một phương thức tuyệt vời để bạn quảng bá, nâng cao hình ảnh và sự công nhận cho thương hiệu. Chương trình này thông qua sự nuôi dưỡng, vận động nhân viên như một người phát ngôn tin cậy ủng hộ cho doanh nghiệp/thương hiệu của bạn trên các diễn đàn mạng xã hội. 

Một số nội dung thường được chia sẻ như tin tức công ty, cập nhật sản phẩm, trao thưởng,… Những chia sẻ này góp phần quan trọng trong việc tuyển dụng của doanh nghiệp.

Theo Entrepreneur, các nội dung do nhân viên chia sẻ sẽ đạt được mức độ tương tác cao, gấp 8 lần so với bài đăng trên kênh chính của thương hiệu. Vì thế, thiết lập chương trình Employee Advocacy rất cần thiết đối với công việc Employer Branding nói riêng và thương hiệu nói chung.

4. Các bước xây dựng chiến lược Employer Branding

Bước 1: Xác định EVP

EVP (Employee Value Proposition) được hiểu là những gì mà thương hiệu/tổ chức của bạn đại diện. Đó có thể là các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh hay văn hóa công ty. Những yếu tố này cần mang sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài đến với công ty của bạn.

Các chỉ số cho thấy chỉ có 61% các công ty xây dựng EVP phát triển tốt. Thế nên, khi xác định EVP, bạn cần lưu ý đến khía cạnh thực tế. Đừng vì hấp dẫn, thu hút ứng viên mà tạo một EVP xa vời, khó nắm bắt.

Hãy biến tổ chức của bạn trở thành một nơi làm việc tốt nhất để có thể thu hút nhân tài tốt hơn. Điều này cũng làm rõ cho câu nói phổ biến về Employer Branding là “Thương hiệu nhà tuyển dụng bắt đầu từ bên trong”.

Bước 2: Hiểu những thách thức của TA và nhu cầu trong tương lai

Trong xây dựng Employer Branding, một điều bạn cần lưu tâm nhiều là thách thức của việc tuyển dụng hiện tại. Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ nhu cầu tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp để có kế hoạch tuyển dụng phù hợp nhất.

Ví dụ như hiện tại thương hiệu tập trung vào Digital nhưng định hướng tương lai dịch chuyển qua Brand. Điều này nói cho bạn biết cần lên kế hoạch tuyển dụng ở một số vị trí tương ứng như Brand Executive, Brand Manager,…

Bước 3: Xác định mục tiêu chiến lược Employer Branding

Xác định mục tiêu rõ ràng cho chiến lược Employer Branding là một phần không thể thiếu. Việc này giúp quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng được thuận lợi hơn và đo lường sự tác động của Employer Branding một cách tốt nhất.

Các mục tiêu phổ biến khi xây dựng Employer Branding mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:

  • Giúp tăng traffic (lưu lượng truy cập) vào các trang web nghề nghiệp
  • Hỗ trợ tăng số lượng ứng viên, chất lượng cao
  • Tăng số lượng giới thiệu việc làm
  • Tăng xếp hạng của Glassdoor
  • Tăng sự tương tác của nhân viên đối với những sáng kiến xây dựng thương hiệu cho quá trình tuyển dụng
  • Những bài đăng liên quan đến Employer Branding được tăng mức độ tương tác
  • Cải thiện tỷ lệ chấp nhận phiếu mua hàng nhiều hơn
  • Cải thiện trải nghiệm của NPS (Net Promoter Score) và của ứng viên
  • Giảm tỷ lệ bỏ ứng dụng
  • Giảm tối thiểu thời gian cùng chi phí cho việc outsource

Bước 4: Xác định tính cách ứng viên

Tính cách ứng viên sẽ là đại diện cho những công việc hoàn hảo mà bạn sẽ giao phó cho họ. Vì thế, hãy xác định tính cách ứng viên dựa trên nhân viên của bạn là cách hiệu quả nhất. 

Bạn nên tự trả lời những câu hỏi sau để có được chân dung ứng viên với tính cách mà bạn mong muốn hướng đến:

  • Ứng viên thuộc thế hệ nào? 
  • Điều quan trọng họ mong muốn đạt được cho sự nghiệp của mình là gì? Sự thăng tiến, tiền lương, môi trường làm việc, văn hóa công ty,… hay một điều gì khác?
  • Nơi mà ứng viên tìm kiếm cơ hội làm việc?
  • Loại nội dung tuyển dụng mà họ thấy có giá trị?
  • Tần suất ứng viên dành thời gian cho mạng xã hội hay không?
  • Ứng viên bạn mong muốn là người chủ động hay thụ động?

Khi có đầy đủ các câu trả lời, bạn sẽ thấy việc chọn nội dung cho Employer Branding và quảng bá chúng trở nên khá dễ dàng.

Bước 5: Tối ưu hóa các kênh Employer Branding

Hiện nay, có nhiều kênh thực hiện tốt việc quảng bá Employer Branding, thu hút sự chú ý của các ứng viên. Theo nghiên cứu của LinkedIn, 3 kênh mà các tổ chức thường dùng trong Employer Branding gồm: trang web chính của công ty (chiếm 69%), mạng nghề nghiệp trực tuyến (chiếm 61%) và các phương tiện truyền thông xã hội (chiếm 47%).

Vì thế, các tổ chức thương hiệu cần xác định cụ thể và thực hiện tối ưu hóa những kênh mà mình đã chọn để quảng bá Employer Branding.

Bước 6: Thu hút nhân viên của bạn

Có nhiều cách để thu hút ứng viên, nhưng cách hiệu quả và tốt nhất vẫn là giới thiệu những nhân viên hiện tại đang đồng hành cùng doanh nghiệp. 

Theo LinkedIn thì lượt xem của các tin tuyển dụng tăng cao khi nhân viên chia sẻ thông tin lên mạng xã hội của công ty. Một số kênh mà bạn nên khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ như Facebook, video trên Youtube, trang web nghề nghiệp,…

Có thể nói, nhân viên là một trong những quyền năng mạnh mẽ, giúp thương hiệu của bạn đạt được sự tin cậy. Và cũng từ điều này mà hỗ trợ đắc lực cho chiến dịch Employer Branding.

Bước 7: Tham gia C-Suite

Employer Branding được xây dựng cần sự tương tác ở các vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp, thường được gọi tắt là C-Suite. Họ nên là những người tiên phong ủng hộ các sáng kiến trong chiến lược Employer Branding và là hình mẫu cho nhân viên và ứng viên.

Một ví dụ điển hình như 75% người được khảo sát tại Hoa Kỳ cho rằng việc CEO (giám đốc điều hành) hay các C-Suite truyền thông về sứ mệnh, văn hóa làm việc, những điều tích cực trên mạng xã hội sẽ rất đáng tin cậy (theo Glassdoor).

Bước 8: Đảm bảo trải nghiệm ứng viên một cách tích cực

Employer Branding sẽ không dừng lại khi có ứng viên nộp đơn mà sẽ còn kéo dài trong việc xem xét kinh nghiệm của họ trong quá trình tuyển chọn.

Theo Talent Adore khảo sát có đến 78% trải nghiệm tổng thể ứng viên đối với doanh nghiệp chính là đánh giá cao con người. 

Nếu thương hiệu mang đến trải nghiệm tiêu cực cho ứng viên thì có khả năng bạn sẽ mất đi nhiều nhân tài cũng như khách hàng tiềm năng. Bởi các ứng viên này sẽ chia sẻ trải nghiệm của họ đến với bạn bè, những trang mạng xã hội,… những điều họ cảm thấy, những việc họ trải qua với doanh nghiệp của bạn.

Thế nên, hãy đảm bảo rằng mang lại trải nghiệm tốt nhất và tích cực nhất đối với ứng viên ứng tuyển vào công ty của mình nhé bạn.

Bước 9: Đo lường sự thành công và tối ưu hóa dựa trên thông tin chi tiết

Dựa trên những gì bạn đã vạch ra ở các bước trên, bạn xem xét và đo lường mức độ thành công của nó như thế nào. Để từ đó, bạn cải thiện thêm (nếu có) nhằm hoàn thiện chiến lược Employer Branding của mình.

Dưới đây là một số yếu tố bạn cần kiểm tra trong quá trình đo lường sự thành công của chiến dịch Employer Branding:

  • Phản hồi và xếp hạng: Thường xuyên kiểm tra các phản hồi, xếp hạng của ứng viên và nhân viên trên trang Fanpage của doanh nghiệp. Đối với những phản hồi tiêu cực, doanh nghiệp có thể chọn lọc và cải thiện tốt hơn.
  • Tỷ lệ giữ chân nhân tài: Đo lường xem doanh nghiệp có tỷ lệ giữ chân nhân tài thấp hay cao. Từ đó, lên phương án tối ưu nhằm giúp doanh nghiệp phát triển.
  • Nguồn tuyển dụng: Theo dõi các ứng viên tiếp cận doanh nghiệp từ nguồn tuyển dụng nào nhiều nhất. Điều này hỗ trợ bạn biết cách đặt sự nỗ lực của mình trong Employer Branding ở đâu thì hiệu quả.
  • Sự hài lòng của nhân viên: Sử dụng khảo sát ẩn danh để đo lường trải nghiệm của nhân viên tại doanh nghiệp.

Sau khi đã có kế hoạch đầy đủ, bước tiếp theo là bạn thực hiện tối ưu hóa các thông tin chi tiết. Theo dõi hiệu quả chiến lược Employer Branding của bạn để thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với doanh nghiệp và hoàn cảnh hiện tại.

5. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của Triangle Head mình về công việc, cũng như tổng quan cho bạn các bước xây dựng chiến lược Employer Branding. Với cá nhân mình thì đây là một ngành vừa mới cũng vừa khá hot, phù hợp với các bạn Junior / Newbie Marketer có thể thử sức quá.

Bên cạnh bạn đang mong muốn tìm hiểu khái quát về kiến thức Branding, cũng như những nền tảng cơ bản nhất thì đừng bỏ qua bài viết Branding là gì? của Triangle Head mình nhé.

Tài liệu tham khảo cho bài viết này:

https://builtin.com/employer-branding

https://www.robertwalters.be/insights/hiring-advice/blog/is-employer-branding-a-marketing-or-hr-function.html

https://resources.workable.com/hr-terms/what-is-employer-branding

Personal branding là gì? 4 bước giúp Junior và Newbie xây dựng thương hiệu cá nhân từ con số 0

Khi Internet chưa phát triển, Personal Branding được nhắc đến ở đây chính là tấm danh thiếp. Tuy nhiên, trừ khi bạn nổi tiếng, nếu không thật sự sẽ không ai biết đến bạn. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, mọi hành động nhỏ đều có thể được mang […]

Khi Internet chưa phát triển, Personal Branding được nhắc đến ở đây chính là tấm danh thiếp. Tuy nhiên, trừ khi bạn nổi tiếng, nếu không thật sự sẽ không ai biết đến bạn. Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, mọi hành động nhỏ đều có thể được mang ra thảo luận. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân

Trong bài viết dưới đây, Triangle Head sẽ bắt đầu bằng việc khái quát Personal Branding là gì? – và các bước để giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh.

personal branding là gì
Tìm hiểu khái niệm personal branding và cách thực hiện

1. Tìm hiểu Personal Branding là gì

Định nghĩa thương hiệu cá nhân

Personal Branding là gì? mình đoán rằng khi nói tới đây bạn sẽ nghĩ đến những thương hiệu lớn như Apple, hay Amazon,… Thực tế thì nó đã từng đúng cách đây 20 năm về trước đấy. Nhưng ở hiện tại, định nghĩa về thuật ngữ này ngày càng được mở rộng và nó có thể bất kỳ nhân vật nào hoặc bất kỳ ai.

Có thể nói Personal Branding (thương hiệu cá nhân) là việc xây dựng quảng bá hình ảnh bản thân bạn là ai. Bằng việc kết hợp giữa các kỹ năng, kinh nghiệm, phong cách sống,.. đại diện cho bản thân. Một thương hiệu cá nhân hiệu quả sẽ giúp bạn tạo nên sự nổi bật, khác biệt hóa và trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể.

Bằng việc trả lời những câu hỏi về định hướng, ý nghĩa bản thân bạn hướng đến, sẽ phần nào giúp bạn làm rõ hơn góc nhìn hình ảnh bản thân của chính bạn:

  • Hình ảnh bạn muốn trở thành là gì? Điều gì làm mọi người nhớ đến bạn?
  • Bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào với thế giới xung quanh?
  • Cách xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?
Personal Branding là gì
Tìm hiểu định nghĩa Personal Branding là gì

Vai trò của thương hiệu cá nhân

Nếu có thể xây dựng được một thương hiệu cá nhân vững mạnh, thì bạn có thể dễ dàng tạo được kết nối với khách hàng. Vậy cụ thể những lợi ích của Personal Branding là gì?

Giúp mọi người tìm đến bạn

Dù bạn có là ai, là một cô/cậu tuổi mười tám đôi mươi đang cố găng xây dựng thương hiệu sinh viên cho bản thân, hoặc cũng có thể là một gã tay mơ, hay một nhân vật quyền lực, một gã lão làng trong ngành, thì mọi doanh nghiệp cũng sẽ không bỏ qua bước tìm hiểu bạn bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế việc xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ trở nên rất hữu ích để có giúp mọi người tiếp cận đến bạn nhanh nhất, nếu bạn có chút tiếng tăm trong ngành, chúng sẽ giúp ích rất nhiều trong sự nghiệp và quá trình thăng tiến của bạn.

Cùng với sự phát triển của công cụ tìm kiếm như Google, Facebook, hoặc các trang ứng tuyển trực tuyến,.. gần như mọi hoạt động tìm kiếm thông tin cá nhân đều được thực hiện trên mạng xã hội. Tin mình đi, một hồ sơ cá nhân chi tiết trên Social có thể giúp bạn tiếp cận được nhiều nhà tuyển dụng hoặc khách hàng hơn bạn nghĩ đấy.

Một khảo sát chứng minh tầm quan trọng Personal Branding: 70% nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để sàng lọc ứng viên trong quá trình tuyển dụng và khoảng 43% nhà tuyển dụng sử dụng mạng xã hội để kiểm tra nhân viên hiện tại.

– Trích từ CareerBuilder Survey 2018

Xây dựng lòng tin với mọi người

Đầu tiên bạn nên biết rằng, Personal Branding chính là phương pháp tốt nhất để bạn phát triển và mở rộng các mối quan hệ của mình trong tương lai. Hãy nghĩ xem bạn sẽ có thêm bao nhiêu mối quan hệ tốt, khi bạn đã xây dựng được cho mình một bảng “lý lịch” hoàn hảo nào.

Việc thể hiện rõ về mô tả bản thân, chia sẻ kinh nghiệm về công việc, cuộc sống, góc nhìn của bạn với một vấn đề, là những yếu tố mà mọi đối tượng khách hàng, nhà tuyển dụng hoặc các nhà đầu tư mong muốn tìm kiếm thông tin từ bạn.

thương hiệu cá nhân
Những lợi ích Personal Branding mang lại

2. Hướng dẫn xây dựng Personal Branding step by step

Bước 1: Định vị thương hiệu cá nhân

Để tạo dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh, điều cần làm đầu tiên đó là bạn nên xác định được thế mạnh riêng của bản thân. Đó có thể là kỹ năng, tính cách, những mối quan hệ, kiến thức xã hội, hay những chủ đề bạn quan tâm,… Để khi mọi người tìm kiếm về bạn, họ sẽ để lại những lời khen tốt đẹp.

Muốn định vị thương hiệu cá nhân mình là ai? Trước hết, bạn phải xây dựng hình ảnh cá nhân của mình qua các yếu tố như:

  • Lý do họ sẽ tìm đến bạn là gì?
  • Điều gì giúp bạn trở nên khác biệt?
  • Kỹ năng và thành tựu bạn đã đạt được là gì?
  • Ý nghĩa cuộc sống bạn đang theo đuổi là gì?
  • Hình mẫu của bạn trong mắt mọi người là gì?
  • Những đặc điểm nào đang nói lên con người bạn?
xây dựng thương hiệu cá nhân
Định vị bản thân là điều bạn nên làm đầu tiên

Một khi bạn đã xây thương hiệu cho mình đủ lâu, bạn đã tự tin “khoe” mình cho cả thế giới. Thì công việc tiếp theo để giúp bạn phát triển thương hiệu cá nhân đó chính là xây dựng riêng cho mình một “phương tiện” giao lưu với mọi người. Đó có thể là một trang Web / blog (có nội dung bạn sáng tạo nổi bật và đặc sắc); được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm. Hãy nhớ, luôn duy trì chất lượng nội dung của các bài đăng trên Web / blog nói trên nhé.

Bước 2: Ai là người bạn muốn tiếp cận

Bước tiếp theo để xây dựng Personal Branding cho bản thân, chính là việc xác định những đối tượng mà bạn muốn ảnh hưởng đến. Bạn nên liệt kê những giá trị, những kiến thức mà mình mang lại thuộc phạm vi nào, sau đó xem xét đến những đối tượng nào cần đến nó. Một số đặc điểm nhân khẩu học mà bạn nên quan tâm như:

  • Giới tính
  • Độ tuổi
  • Sở thích
  • Định hướng tương lai
  • Công việc

Tiếp đến, bạn nên nghĩ xem những kiến thức bạn có sẽ giúp ích gì cho họ, và cách mà bạn chia sẻ như thế nào thì mới khiến họ bị cuốn vào những thông tin mà bạn mang đến. Hãy khai thác tất cả các khía cạnh mà đối tượng bạn muốn tiếp cận cần, đó là cách giúp bạn tiếp cận “đối tượng mục tiêu” sáng suốt nhất.

cách xây dựng thương hiệu cá nhân
Xác định đối tượng mà bạn muốn hướng đến thông qua phân tích

Bước 3: Xây dựng những nền tảng nhận diện cơ bản

Hình ảnh bạn xuất hiện

Hình ảnh khi bạn xuất hiện vô cùng ảnh hưởng đến kết quả tạo thương hiệu cá nhân. Hãy nghĩ về ngày bạn ăn mặc đẹp nhất và nhận được những lời khen ngợi, bàn tán của những người xung quanh. Đó chính là hình ảnh bạn phải xây dựng cho thương hiệu cá nhân của bạn.

Mọi hình ảnh của bạn phải được chuẩn hóa và nhất quán trên mọi nền tảng. Hình ảnh phải hấp dẫn, và phải là đại diện cho kiểu người mang lại sức ảnh hưởng mà bạn đang hướng đến.

Nếu bạn muốn trở thành một người được công nhận về cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm, bạn nên tránh những chủ đề không liên quan, hoặc những chủ đề nhạy cảm so với chiến lược Personal Branding mà bạn đã đặt ra trước đó.

Thông điệp bạn mang lại

Thông điệp là cái giúp thương hiệu cá nhân của bạn truyền tải một cách mạnh mẽ nhất. Nó không nhất thiết phải là những kiến thức mà bạn đang chia sẻ, mà nó có thể là những câu nói truyền cảm hứng, động viên hoặc những mong muốn của bạn đối với cuộc sống này và thế giới này.

Cũng giống như hình ảnh, khi xây dựng Personal Branding bằng thông điệp, bạn cũng phải đồng nhất chúng. Hãy cân nhắc về những thông điệp có thể hướng đến nhiều đối tượng trong xã hội, hoặc có thể áp dụng trên nhiều chủ đề khác nhau. Đây đều được xem là những thông điệp đủ mạnh giúp bạn thu hút nhiều đối tượng mục tiêu hơn.

Xác định kênh và nội dung chia sẻ

Để xây dựng Personal Branding tốt nhất, hình ảnh của bạn phải được phủ sóng rộng rãi. Bạn có thể sử dụng Web / blog (hoặc bất kỳ nền tảng nào khác) đều được, miễn là thông tin về bạn phải được hiện diện rộng rãi trên mạng Internet, để người dùng có thể tìm kiếm dễ dàng.

Để làm được điều này, yêu cầu những nội dung, thông tin mà bạn chia sẻ phải thật sự hữu ích, chuyên nghiệp và nổi bật. Một số kênh thông tin chia sẻ mà bạn có thể sử dụng trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân như:

  • Website/ blog
  • Youtube
  • Mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Linkedin
tìm hiểu khái niệm personal branding
Xác định kênh chia sẻ nội dung của bạn ngay từ đầu

Tạo những nội dung độc đáo, sáng tạo, chính là điều mà bạn luôn phải hướng đến trong các bài đăng của mình, để duy trì sợi dây kết nối của bạn với độc giả. Không những thế, bằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả, sẽ mở ra nhiều cơ hội khác nhau cho bạn như:

  • Cơ hội việc làm.
  • Trở thành mentor
  • Trở thành đối tác làm ăn
  • Buổi phỏng vấn với báo chí
  • Tham dự các buổi diễn thuyết.
  • Trao đổi nội dung với các blogger khác

Nếu bạn thật sự có tài năng, thì sao không tự mở cánh cửa cơ hội thành công cho mình ngay từ bây giờ? Bắt đầu bằng việc xây dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh cho mình, là bạn đang góp phần nâng cao giá trị bản thân của mình đấy.

Bước 4: Phát triển thương hiệu cá nhân

Vai trò của thương hiệu cá nhân rất quan trọng vì vậy muốn thành công bạn phải thật sự nỗ lực và kiên trì đến cùng. Bạn nên xem lại mình đã và đang làm được gì trong thời gian vừa qua bằng những hạng mục đánh giá cụ thể:

  • Hình ảnh: Hãy thử sử dụng các hình dạng infographic, hay những hình ảnh về một góc cuộc sống hằng ngày của bạn là những ý tưởng vô cùng tuyệt vời để xây dựng hình ảnh bản thân.
  • Video: khi bạn có lượng đọc giả ổn định. Bạn nên quay những video chia sẻ về bạn, tốt nhất bạn nên sử dụng những sản phẩm chính tay bạn quay.
  • Case study: càng nhiều case study tốt sẽ càng làm tăng độ tin tưởng cho trang thương hiệu cá nhân của bạn. Những khó khăn bạn từng gặp phải, những cách giải quyết vấn đề hay chưa bao giờ là những ý tưởng hết “hot”.
vai trò của thương hiệu cá nhân
Đánh giá và cải thiện thương hiệu cá nhân của bạn theo các hạng mục cụ thể

Không nhất thiết là bạn phải làm theo cả 3 hạng mục trên, nhưng ít nhất là bạn phải biết mình thiếu điều gì, và biết cách tận dụng chúng. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp các yếu tố trên để tạo thành một câu chuyện cho bản thân, phần nào tạo điểm nhấn và tăng sức hút truyền tải thông điệp bạn.

3. Các yếu tố quan trọng khi tạo dựng thương hiệu cá nhân

Bạn đã hiểu thương hiệu cá nhân là gì? Vậy bạn có biết những yếu tố nào là quan trọng nhất khi xây dựng thương hiệu cá nhân không? Để mình bật mí cho các bạn nhé:.

  • Thiết lập mục tiêu cá nhân là “gia vị bí mật” để thu hút mọi người: bạn đại diện cho điều gì và làm thế nào bạn có được vị trí của ngày hôm nay. Hành trình của bạn từ con số không đến sự vĩ đại. Tin mình đi, những câu chuyện như thế này thật sự rất thu hút độc giả đấy.
  • Chau chút thông điệp bạn mang lại: thông điệp mà bạn mang lại không cần quá dài, nhưng nên hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận với đối tượng mục tiêu nhanh hơn đấy.
  • Nhất quán trong mọi hành động: Tại mọi thời điểm bạn phải luôn nhất quán thương hiệu cá nhân của mình. Nhất quán ở đây không chỉ trong hành động của bạn mà phải còn ở trong hình ảnh. Chúng phải đồng nhất với nhau mọi nơi kể cả trên mạng xã hội, hay trên danh thiếp của bạn, thể hiện được kiểu người có sức ảnh hưởng mà bạn muốn trở thành.
  • Hãy chia sẻ hết mình: Bạn sẽ cho độc giả của mình điều gì để đổi lấy thời gian và sự chú ý của họ? Bạn cần phải có khả năng truyền đạt thông tin, những kiến thức, hay kinh nghiệm của mình đến cho khán giả của mình một cách rõ ràng và thu hút. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bạn khi xây dựng thương hiệu cá nhân.

Liệt kê ra được các yếu tố Personal Branding trên đã là một việc rất khó nhưng khi đến giai đoạn tổng hợp lại càng khó hơn nữa, vì thế bạn hãy kiên trì viết ra câu chuyện của mình và mình tin chắc rằng bạn sẽ sửa đi sửa lại nhiều lần đấy, nhưng mỗi khi làm vậy thì câu chuyện của bạn sẽ càng có chiều sâu và có định hướng hơn.

tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân
Một số yếu tố quan trọng khi phát triển Personal Branding

4. Tổng kết

Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân ngày nay rất lớn, để xây dựng thương hiệu cá nhân của mình vững chắc nhất, đừng quên làm theo những hướng dẫn của mình nhé.

Không nhất thiết là bạn phải làm theo cả 4 bước như trên, nhưng ít nhất hãy xác định được lợi thế, điểm mạnh của bản thân, đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển sau này của bạn đấy.

Hy vọng sau bài viết của Triangle Head bạn đã hiểu được Personal Branding là gì, cũng như các bước xây dựng thương hiệu cá nhân tốt nhất. Ngoài ra, nếu bạn đang muốn tìm hiểu về kiến thức khái quát, cơ bản về ngành Brand Marketing thì đừng bỏ qua bài viết Branding là gì? của Triangle Head mình nhé

Bài viết được tham khảo từ:

https://www.digitalmarketing.org/blog/what-is-personal-branding

https://brandyourself.com/definitive-guide-to-personal-branding

https://www.is-assoc.co.jp/brandinglab/personal-branding-step